Trong Lĩnh Vực Xây Dựng Và Thực Hiện Kế Hoạch Xử Lý Nợ

xử lý đối với những tổn thất về tài sản; được sử dụng các tài sản và quyền tài sản thuộc quyền định đoạt của mình làm đảm bảo cho giao dịch dân sự, kinh tế; được thanh lý, chuyển nhượng, cơ cấu lại những tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu về kỹ thuật hoặc sử dụng không hiệu quả. Đối với những tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán, công ty chỉ được bán khi

được sự chấp thuận của ngân hàng mẹ.


Công ty có quyền hình thành, trích lập, phân bổ và sử dụng các quỹ. Tỷ lệ trích lập quỹ và nội dung sử dụng quỹ theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ của công ty.


Bên cạnh đó, trong lĩnh vực tài chính công ty quản lý nợ có những nghĩa vụ cơ bản như:

Lập sổ sách kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác theo quy định của pháp luật kế toán thống kê;


Kế toán thống kê là nghiệp vụ rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, giúp công ty hạch toán được chính xác, giúp Nhà nước thực hiện sự kiểm tra, theo dõi, giám sát hoạt động tài chính của công ty. Do vậy, công ty phải thực hiện việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán, kiểm kê đánh giá, quyết toán và lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán, thống kê. Trong trường hợp cần thiết, công ty có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu có liên quan cho ngân hàng hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Nộp th uế, lệ phí là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp. Loại thuế và số tiền thuế phải nộp phụ thuộc vào từng hoạt động cụ thể của công ty. Ngoài ra, công ty phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật như đóng góp vào quỹ an ninh trật nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 8


Hiện nay, các quy định về thuế gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí chuyển quyền sở hữu … áp dụng cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng cũng các doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực thu hồi nợ không có ưu đãi hay khác biệt nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác.

2.3.2 Trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý nợ

Trên cơ sở mục tiêu do ngân hàng giao và các nguồn lực hiện có, công ty quản lý nợ được chủ động đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch xử lý nợ tổng thể, phương án đối với từng khoản nợ, nhóm nợ; được quyết định và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động xử lý nợ như Điều lệ công ty quy

định. Công ty có quyền lựa chọn phương án xử lý nợ tối ưu nhất. Trong quan hệ kinh tế, ngân hàng thương mại chỉ giữ vai trò một khách hàng độc lập, có lợi ích riêng. Trong quan hệ sở hữu, ngân hàng thương mại đóng vai trò là người hoạch định chính sách, mục tiêu phát triển, nhiệm vụ chung của công ty. Do vậy, ngân hàng thương mại không thể lập kế hoạch thay hay can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty quản lý nợ. Ngược lại, công ty quản lý nợ phải phát huy tinh thần chủ động thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được ngân hàng thương mại giao, không phải việc gì cũng

đợi chờ và xin ý kiến từ ngân hàng thương mại.

2.3.3 Trong lĩnh vực khác

Chịu sự quản lý, kiểm tra của ngân hàng thương mại về tổ chức, nhân sự, nội dung và phạm vi hoạt động; chịu sự thanh tra, kiểm tra của NHNN Việt nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về công ty và tình hình tài chính của công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo thì phải hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Thực hiện những nội dung hoạt động khác; các quyền và nghĩa vụ khác theo quy

định của ngân hàng thương mại tại Điều lệ Công ty;


Như vậy, về cơ bản các công ty quản lý nợ hiện nay không được giao bất cứ một quyền hạn gì hơn so với những quyền mà ngân hàng chuyển giao nợ được hưởng (như quyền yêu cầu trả nợ, quyền phát mại tài sản công khai tài sản hoặc chuyển qua Trung tâm bán đấu giá của nhà nước nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, khởi kiện khách hàng ra toà để đòi nợ, yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện bản án có hiệu lực đối với bên vay), không được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế, tài chính so với các ngân hàng. Trường hợp gặp khó khăn, các công ty quản lý nợ không thể làm

gì hơn là chờ đợi ý kiến chỉ đạo của ngân hàng mẹ hoặc của NHNN Việt nam hoặc của Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngân hàng hoặc từ Chính phủ. Vì thế, các nguyên nhân gây chậm trễ tiến hành trình thu hồi nợ không được giải quyết triệt để.


Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các ngân hàng, công ty quản lý nợ trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy những vướng mắc nhiều nhất các ngân hàng, công ty này gặp phải là: các thủ tục pháp lý rườm rà, phức tạp cho việc phát mại, xử lý tài sản đảm bảo, nhất là đối với nhà, xưởng, văn phòng, trụ sở và quyền sử dụng đất; sự khác biệt giữa giá toà án tuyên giao, giá trị nợ trên sổ sách và giá trị thực tế đạt được khi phát mại tài sản.


Tóm tại, với những quyền hạn hiện có, các công ty quản lý nợ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn để hoàn thành được những nhiệm vụ mà ngân hàng đã giao.

2.5 Thủ tục giải thể công ty quản lý nợ


Công ty quản lý nợ được xem xét giải thể trong các trường hợp sau:


Sau khi đã hoàn thành việc quản lý và khai thác tài sản đảm bảo nợ vay của ngân hàng thương mại và không có nhu cầu hoạt động tiếp;

Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải thể;


Có nhu cầu giải thể và được NHNN Việt nam chấp thuận;


Kết thúc hoạt động mà không có quyết định gia hạn của NHNN Việt nam. (1)


Về thủ tục giải thể, Điều lệ mẫu quy định mang tính nguyên tắc “khi giải thể, công ty phải tiến hành thanh lý theo quy định của pháp luật” (2). Do vậy, trình tự thủ tục giải thể công ty quản lý nợ từ việc Giám đốc công ty ra quyết định giải thể; gửi quyết định giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong Công ty; việc đăng báo quyết

định giải thể đến việc thanh lý tài sản, xoá tên công ty khỏi sổ đăng ký kinh doanh

được tiến hành theo các quy định tại Điều 112 Luật doanh nghiệp.


Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét là liệu các trường hợp giải thể công ty quản lý nợ được quy định tại Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1390/2001/QĐ-

NHNN ngày 07/11/2001 có mâu thuẫn với các trường hợp giải thể nêu tại Điều 111 Luật doanh nghiệp hay không.


Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:


1. Kết thúc thời hạn hoat động ghi trong điều lệ mà không có quyết định gia hạn;


2. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội

đồng thành viên, chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội cổ



(1) Điều 17 Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001

(2) Điều 18 Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001


đông đối với công ty cổ phần;


3. Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 6 tháng liên tục;


4. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.


Luật doanh nghiệp đã thể hiện quan điểm, việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp là việc riêng của chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân); của Hội

đồng thành viên, chủ sở hữu (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) và của các cổ

đông (đối với công ty cổ phần), Nhà nước sẽ không can thiệp và không dùng quyền lực để buộc các doanh nghiệp phải "đóng cửa", trừ khi những hoạt động của doanh nghiệp vi phạm pháp luật và bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về cơ bản những trường hợp giải thể công ty quản lý nợ

được quy định tại Điều 17 Điều lệ mẫu là phù hợp với Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp "Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải thể" cần

được pháp luật giải thích cụ thể hơn. Bởi lẽ, công ty quản lý nợ là công cụ để giúp các ngân hàng xử lý nhanh chóng nợ quá hạn tồn đọng và chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Nếu công ty quản lý hoạt động không hiệu quả, nợ quá hạn tiếp tục phát sinh, Nhà nước buộc phải yêu cầu công ty quản lý nợ giải thể cho dù ngân hàng thành lập không mong muốn. Trường hợp ngược lại, công ty quản lý nợ không những xử lý xong nợ quá hạn tồn đọng do ngân hàng mẹ chuyển giao mà tiếp tục mua nợ của các ngân hàng, công ty quản lý nợ khác để xử lý và "thời gian hoạt động của công ty không vượt quá thời gian hoạt động còn lại của ngân

hàng thương mại" (Điều 4), Nhà nước không có lý do gì để yêu cầu công ty quản lý nợ giải thể. Nếu không làm rõ, quy định này sẽ là tiền lệ để các cơ quan nhà nước can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của các công ty quản lý nợ.


Tóm lại, việc chấm dứt hoạt động của công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng có đặc thù khác với doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác. Nét khác biệt này đã được pháp luật quy định, nhưng chưa rõ ràng cụ thể. Nếu pháp luật không sớm làm rõ, các ngân hàng, công ty quản lý nợ và cơ quan quản lý nhà nước gặp khó khăn khi áp dụng.


chương III . Đánh giá chung và khuyến nghị


Sau hơn một năm, kể từ khi Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại và cho phép thành lập các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng, thật là quá sớm để chúng ta có những nhận xét toàn diện, đầy đủ về hành lang pháp lý đối với mô hình đặc thù này. Tuy vậy, trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật, căn cứ vào kết quả hoạt động xử lý nợ tồn đọng và những vướng mắc của các công ty quản lý nợ, chúng ta có thể rút ra một số đánh giá như sau:

Các văn bản hiện hành về công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại là sự quán triệt, thể chế hoá kịp thời quan điểm, đường lối của Đảng trong việc cải cách hệ thống tài chính Việt nam, từng bước góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật tài chính ngân hàng nói riêng. Đồng thời, các quy định này thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc giúp các ngân hàng xử lý nợ.

Các văn bản hiện hành về công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại là sự cụ thể hoá về mặt pháp lý cho sự ra đời của một loại hình doanh nghiệp mới, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hoạt động trong lĩnh vực đặc thù (chuyên xử lý các khoản nợ quá hạn, chuyển tài sản từ trạng thái vật chất sang hình thái giá trị). Luật doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2000, đã góp phần bảo

đảm quyền bình đẳng, tự do kinh doanh trước pháp luật của các doanh nghiệp Việt nam, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, Luật doanh

nghiệp chỉ quy định những vấn đề chung nhất, cơ bản nhất về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Do vậy, các văn bản hiện hành về công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại là sự cụ thể hoá cần thiết.

Các văn bản hiện hành về công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại tạo cơ sở pháp lý để các ngân hàng, công ty quản lý nợ chủ động trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn tồn đọng, đa dạng phương thức làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các ngân hàng.

Các quy định hiện hành về công ty quản lý nợ mang nặng tính tổ chức, thủ tục; một số quy định còn mâu thuẫn với các văn bản luật khác; thiếu những nội dung quan trọng như quy định về mục tiêu thành lập công ty quản lý nợ, quyền hạn, cơ chế hoạt động, việc định giá tài sản, quy trình bán tài sản riêng... Ngoài ra, một số quy định liên quan về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; giao, bán khoán doanh nghiệp Nhà nước; tài sản bảo đảm tiền vay; phá sản doanh nghiệp... chưa phù hợp với thực tiễn. Do vậy, các công ty quản lý nợ gặp nhiều vướng mắc khi tiến hành các nghiệp vụ xử lý nợ, đặc biệt là hoạt động cơ cấu lại nợ của khách hàng thông qua hình thức tiếp tục cho vay tái đầu tư, chuyển nợ thành vốn góp chưa thể thực hiện ngay.


Bởi những thực tế đó, các quy định liên quan đến tổ chức, hoạt động của công ty quản lý nợ cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.


Bằng thực tiễn trong công tác xử lý nợ quá hạn tồn đọng và tham khảo kinh nghiệm của mô hình công ty quản lý nợ ở một số quốc gia, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một vài kiến nghị nhằm từng bước tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để các công ty quản lý nợ hoạt động có hiệu quả.


Trong tương lai gần, Bộ Tài chính cùng NHNN Việt nam sẽ hoàn chỉnh đề án và trình Chính phủ phê chuẩn cho thành lập công ty quản lý nợ của Nhà nước. Khi

đó, Việt nam có thể tồn tại hai mô hình công ty quản lý nợ của các ngân hàng và của Nhà nước. Cho dù khác nhau về quy mô, cách thức tổ chức và quản lý, nhưng những nhân tố chung để các công ty quản lý nợ hoạt động hiệu quả đều giống nhau. Bởi vậy, những khuyến nghị mà chúng tôi đưa ra không phải để áp dụng riêng cho công ty quản lý nợ của Chính phủ hay cho các công ty quản lý nợ của các ngân hàng mà

áp dụng cho công ty quản lý nợ nói chung.

3.1. Về xác định mục tiêu cho công ty quản lý nợ


Việc xác định mục tiêu cho công ty quản lý nợ có thể coi là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sự thành công của mô hình này. Nói cách khác, để công ty quản lý nợ hoạt động hiệu quả cần phải xác định rõ ràng những mục tiêu mà công ty cần đạt được trong quá trình hoạt động. Đây là cơ sở để thiết lập địa vị pháp lý, cơ cấu quản lý, quyền lực hành chính và pháp lý đặc biệt, sự bảo đảm cho các nhân viên …và quyết định tới phần lớn các hoạt động sau đó. Do vậy, ngay từ khi xây dựng phương án, Chính phủ và các ngân hàng phải xác định được các mục tiêu chung cho công ty quản lý nợ. Ngoài những mục tiêu theo định hướng chung, các ngân hàng có thể xác định những mục tiêu cụ thể cho riêng mình.


Các công ty quản lý nợ Việt nam có thể lựa chọn một hoặc một số mục tiêu

sau:


Là một công cụ tích cực giúp đỡ Chính phủ trong việc cơ cấu lại các ngành kinh tế khác của Việt nam hay chỉ đơn giản là công cụ trợ giúp cho khu vực tài chính;

Cơ cấu lại các khoản nợ quá hạn và sau đó chuyển trả chúng lại cho các ngân hàng hay công ty quản lý nợ sẽ mua lại toàn bộ;

Tối đa hoá giá trị thu hồi hay thu hồi nợ sớm;


Chuyển giao các tài sản để cải thiện tỷ lệ nợ quá hạn trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng hay chỉ để cải thiện việc quản lý các tài sản đảm bảo;

Tạo điều kiện áp dụng các kỹ năng đặc biệt hoặc thực hiện chuyên môn hoá trong việc giải quyết nợ quá hạn.


Ngoài các mục tiêu về kinh tế nêu trên, việc quản lý tài sản còn bao hàm cả mục tiêu mang tính xã hội như quản lý những diện tích đất sử dụng không hiệu quả,

đầu tư xây dựng trên đó những căn hộ tập thể để ưu tiên bán cho những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, việc công ty quản lý nợ tiến hành đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau hoặc những mục tiêu đặt ra mâu thuẫn nhau chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt, bởi lẽ chúng có thể làm ảnh hưởng đến sự thành công của công ty quản lý nợ.

Tóm lại, mục tiêu của các công ty quản lý nợ có thể khác nhau, nhưng những hoạt động của chúng cần phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận hoặc giảm tối thiểu các tổn thất có thể xảy ra. Các mục tiêu này phải được làm rõ và quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, công ty quản lý nợ có mục tiêu được xác định rõ ràng, tập trung, phù hợp sẽ chắc chắn thành công hơn.

3.2. Về cơ chế chuyển giao nợ quá hạn tồn đọng

3.2.1 Điều kiện đối với nợ quá hạn tồn đọng được chuyển giao


Pháp luật cần xác định rõ những điều kiện về giá trị, tài sản đảm bảo (có hay không có tài sản đảm bảo) đối với những khoản nợ quá hạn được chuyển giao; tỷ lệ

% (phần trăm) hay giá trị tuyệt đối nợ quá hạn mà ngân hàng tối đa được phép chuyển giao cho công ty quản lý nợ.


Theo pháp luật Việt nam hiện nay, các ngân hàng không rõ mình được chuyển giao những nhóm nợ nào và những nhóm nợ bắt buộc phải chuyển giao để công ty quản lý nợ xử lý. Tâm lý chung, các ngân hàng chỉ muốn chuyển giao những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi và không muốn chuyển giao những khoản vay còn khả năng trả nợ hoặc có tài sản để phát mại.


Theo kinh nghiệm một số quốc gia, sau khi đã xác định xong mục tiêu, vấn đề mấu chốt tiếp theo là xác định loại tài sản nào, những khoản nợ quá hạn nào của ngân hàng sẽ được chuyển giao cho công ty quản lý nợ. Thay vì chuyển giao tất cả, danh mục các tài sản chuyển giao nên được phân loại theo những tiêu chí nhất định như:

Danh mục tài sản chuyển giao thuộc một nhóm ngành kinh tế cụ thể (nông nghiệp, cơ khí, năng lượng, dịch vụ công cộng, dịch vụ giải trí, bất động sản, xây dựng…). Do chưa có kinh nghiệm và những hạn chế về tài chính nên Nhà nước cần hạn chế việc cơ cấu lại tất cả ngành kinh tế cùng một lúc, nói cách khác Nhà nước cần định hướng sử dụng các công ty quản lý nợ vào giải quyết các khoản nợ quá hạn phát sinh do các điều kiện không bình thường và để lại một bộ phận nợ quá hạn có khả năng thu hồi cho hệ thống ngân hàng tự giải quyết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2024