Chế Độ Pháp Lý Về Quản Trị Công Ty Cổ Phần Trong Luật Công Ty.


của quốc gia và ngược lại, bản thân các quan hệ kinh tế cũng đòi hỏi trở lại pháp luật phải tôn trọng những yêu cầu, quy luật phát triển của chúng, đó là:

Trước hết, đó là yêu cầu đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của công ty. Đây là một yêu cầu xuất phát từ quyền Hiến định của công dân và là nguyên tắc phát triển của kinh tế thị trường – nguyên tắc tự do kinh doanh. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật không can thiệp quá sâu và quá chi tiết vào các quan hệ nội bộ của công ty. Pháp luật chỉ nên quy định ràng buộc những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc, xác lập khung pháp lý cho việc quản lý tổ chức công ty, bởi nếu pháp luật can thiệp quá sâu vào các quan hệ này có thể sẽ biến các quy định trở nên cứng nhắc, kém linh hoạt trong việc áp dụng vào thực tiễn. Về mặt lý luận, nguyên tắc cơ bản của việc thiết lập khung pháp lý quản trị công ty là hướng tới hình thành một môi trường quản trị công ty tương ứng với các giá trị xã hội, đó là môi trường cho phép các công ty có thể linh hoạt phản ứng với những biến đổi nhanh chóng của các lực lượng thị trường mà vẫn đảm bảo được các chuẩn mực xã hội và truyền thống văn hoá kinh doanh. Hơn nữa, có thể thấy rằng không có một cơ cấu quản trị nào thích ứng tuyệt đối đối với tất cả các hình thức liên kết hay tất cả cơ cấu sở hữu. Do vậy, mức độ ràng buộc của pháp luật đối với việc tổ chức quản lý công ty cũng phải có sự khác nhau giữa các loại hình công ty, phù hợp với cấu trúc vốn và cơ cấu thành viên của công ty. Có nghĩa là chế định quản trị công ty cần phải đảm bảo tính thích nghi của cơ cấu quản trị công ty với điều kiện tồn tại và phát triển của chúng.

Ở yêu cầu thứ hai, đòi hỏi các quy định quản trị công ty cần phải ghi nhận, bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực thi các quyền của chủ đầu tư, bởi suy cho cùng thì sự ra đời và tồn tại của chế định quản trị công ty gắn kiền với nhu cầu huy động vốn, giảm thiểu chi phí và rủi ro cho nhà đầu tư. Vì


vậy, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư là một yêu cầu không thể thiếu trong sự điều chỉnh của pháp luật quản trị công ty.

Để giảm thiểu các rủi ro và chi phí quản lý cho nhà đầu tư, đòi hỏi pháp luật về quản trị công ty phải quy đinh rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của các chủ thể quản lý trong cơ cấu quản trị công ty, trong đó đặc biệy chú trọng đến vai trò giám sát của chủ đầu tư và những chủ thể thực hiện chức năng giám sát độc lập khác. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng hoạt động giám sát của nhà đầu tư chỉ trở nên hiệu quả khi nhà đầu tư nắm bắt được đầy đủ các thông tin liên quan một cách kịp thời và chính xác. Do vậy, để bảo vệ hữu hiệu quyền lợi của nhà đầu tư, pháp luật không thể không đảm bảo sự minh bạch hoá thông tin cho nhà đầu tư bằng các quy định mang tính ràng buộc.

Bên cạnh đó, khi bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, pháp luật quản trị công ty cũng cần nhấn mạnh đến tính công bằng giữa họ với nhau, bởi ít nhiều giữa các nhà đầu tư sẽ xảy ra xung đột lợi ích, vì các nhà đầu tư khác nhau sẽ có những vị thế, lợi ích, mục tiêu, và định hướng đầu tư không hoàn toàn giống nhau. Chỉ có đảm bảo được tính công bằng, pháp luật quản trị công ty mới thực sự trở thành hành lang pháp lý an toàn để thu hút hiệu quả vốn đầu tư.

Bên cạnh việc quan tâm và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, chế định quản trị công ty cũng cần phải tôn trọng và đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể có quyền lợi liên quan. Như chúng ta đã biết, về cơ bản sự thành công của công ty gắn liền với khả năng điều hoà lợi ích giữa giám đốc, thành viên hoạt Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý cao cấp khác và người lao động với lợi ích của chủ đầu tư, thù lao dựa trên hiệu quả lao động được coi là công cụ hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Ở khía cạnh này, chế định quản


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

trị công ty cần tạo ra một khuôn khổ mang tính hợp đồng để khuyến khích nỗ lực của các nhân lực chủ chốt trong công ty. Các quy định này vì thế không nên hạn chế sự mềm dẻo trong việc điều hoà lợi ích giữa chủ đầu tư và những nhà quản lý cấp cao và người thụ hưởng khác. Sự hạn chế quá mức có thể làm xói mòn tinh thần kinh doanh và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cần hạn chế sự lạm dụng thái quá quyền khởi kiện của chủ đầu tư ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý công ty. Vì vậy, pháp luật quản trị công ty cần bảo đảm hài hoà lợi ích của các chủ thể liên quan bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Tóm lại, chế định quản trị công ty có một vị trí rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế, nó được coi như một công cụ hỗ trợ, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư, của xã hội; cung cấp các công cụ quản lý nền tảng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chung của công ty, tạo đòn bẩy kích thích sử dụng nguồn lực hiệu quả cho mục tiêu phát triển.

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 4

1.2.3 Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần trong luật công ty.


Về mặt lý luận, Luật công ty (Luật doanh nghiệp) là luật mang tính tổ chức. Trong hệ thống pháp luật của nhiều nước cho thấy, luật công ty chủ yếu là quy định về tổ chức công ty. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật về công ty là hệ thống pháp luật Anh-Mỹ và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Tuy nhiên “bất luật thuộc hệ thống pháp luật nào, luật công ty đều là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trực tiếp trong quá trình thành lập, tổ chức hoạt động, phát triển và kết thúc hoạt động của công ty”[75,tr.14]. “Luật về công ty thường quan tâm đến sự ra đời, cơ chế đại diện, tổ chức quản lý, các quyền, nghĩa vụ và giải thể các tổ chức này” [53,tr.250][40,tr.1].


Ở giác độ quản trị công ty, khi nghiên cứu về vấn đề này tác giả Henry Hansmann & Reinier Kraakman cho rằng: “ Luật về công ty kinh doanh về cơ bản được soạn thảo để tạo thuận lợi cho việc tổ chức các công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Luật công ty kinh doanh mọi nơi đều quy định việc phân bổ quyền kiểm soát công ty và quyền được hưởng thu nhập của các nhà đâù tư như một nguyên tắc tuỳ nghi” [40,tr.4]. Hay theo Giáo sư Chisistoph Van Der Elts, Đại học Ghent Vương quốc Bỉ “Luật công ty chủ yếu quy định những vấn đề nội bộ công ty”. Tương tự như vậy, theo TS Nguyễn Lan Hương – Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội “Luật công ty ở các nước thường đề cập tới quản trị công ty dưới góc độ xây dựng hệ thống quản trị nội bộ có hiệu quả để thực hiện mục đích tối cao là tăng cường lợi ích của cổ đông” [47,tr.11]. Như vậy, có thể nói, trong giới hạn của luật công ty, chế định pháp lý về quản trị công ty nhằm mục đích trước hết là đảm bảo cho việc khai thác công ty một cách có hiệu quả phục vụ quyền lợi cho nhà đầu tư mà trong đó mối liên hệ bên trong của công ty (giữa Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cá nhân điều hành, cơ chế giám sát của cổ đông, thể thức ra quyết định…) giữ vai trò quan trọng nhất.

Nếu như xem xét khái niệm quản trị công ty với nghĩa rộng như đã trình bày thì chế độ pháp lý về quản trị công ty không chỉ đơn thuần được ghi nhận trong Luật công ty mà còn được ghi nhận ở nhiều văn bản pháp luật khác như Luật phá sản; Luật tín dụng, Luật hợp đồng; Luật chứng khoán. Tuy nhiên khi xem xét khái niệm “quản trị công ty” theo nghĩa hẹp thì: “chế độ pháp lý về quản trị công ty là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tổ chức quản lý nội bộ của công ty được giới hạn trong Luật công ty (hay Luật doanh nghiệp)”. Đây cũng chính là quan hệ cơ bản của quản trị công ty nói chung và của công ty cổ phần nói riêng; làm cho Luật công ty trở thành


luật cơ bản về quản trị công ty. đồng thời đây cũng chính là giới hạn nghiên cứu của đề tài.

Với vai trò là chế định quan trọng về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty cổ phần nói riêng, Luật công ty bao gồm những nội dung sau:

- Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của công ty


- Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó‌

- Quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp

- Cơ chế giám sát các hành vi của người quản lý nhằm hạn chế sự lạm dụng quyền lực đối với nguồn lực của công ty vì mục đích tư lợi

- Quy trình và thể thức ra quyết định của công ty.


1.3 Những nền tảng pháp lý về quản trị công ty cổ phần


1.3.1 Cổ đông – chủ sở hữu trong công ty cổ phần


Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để các công ty có thể tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Song không phải nguồn tài sản của công ty (đặc biệt là những công ty có tư cách pháp nhân) tự có, tự hình thành mà nguồn tài sản này bao giờ cũng có nguồn gốc từ hành vi góp vốn của các cổ đông. Chính vì vậy có thể nói, sự ra đời của công ty cổ phần luôn gắn liền với hành vi góp vốn của các cổ đông, đổi lại với hành vi góp vốn của mình các cổ đông được hưởng quyền từ công ty. Sau khi góp vốn thì cổ đông không còn sở hữu trực tiếp đối với tài sản đã góp vào công ty mà chính công ty cổ phần- với tư cách là một pháp nhân mới là chủ thể có quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản được góp vốn đó. Hay nói cách khác quyền sở hữu đối với tài sản của cổ đông đã biến đổi thành quyền sở hữu cổ phần, cổ đông không


được quyền định đoạt đối với những tài sản thực tế mình đã góp mà chỉ có thể dựa vào các quy định của pháp luật về công ty, điều lệ và với tư cách là cổ đông để đề xuất những yêu cầu về quản lý. Đối tượng tài sản mà cổ đông có quyền chi phối đã chuyển thành dạng giá trị tài sản. Tuy nhiên, sự sở hữu tài sản trực tiếp của pháp nhân –Công ty cổ phần cũng chỉ mang tính tương đối, không làm mất đi vai trò trọng yếu của cổ đông trong quan hệ quản trị công ty bởi sở hữu của pháp nhân là loại sở hữu “phái sinh” trực tiếp từ sự sở hữu tài sản của cổ đông được hình thành thông qua hành vi góp vốn cổ phần. Hành vi chuyển giao tài sản (góp vốn) của cổ đông vào pháp nhân công ty là sự tiếp chuyển từ hình thức sở hữu “vật quyền” sang hình thức sở hữu “giá trị” hay sở hữu “phần vốn góp” “Phần vốn góp là kết quả của sự phân thân về giá trị của tài sản góp vốn vào công ty. Phần vốn góp là tài sản của người góp vốn , tài sản đem góp vốn lại thuộc sản nghiệp của công ty”[8], hay một số học giả còn gọi đó là sự “dịch quyền” hay “sự tách lớp quyền tài sản” [53,tr.147]. Chính vì vậy, cổ đông vẫn đóng vai trò là chủ sở hữu đối với giá trị vốn góp hay chủ sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với phần vốn góp đó.

Với tư cách là chủ sở hữu công ty, cổ đông vẫn có những quyền quan trọng của chủ sở hữu trong việc quyết định vấn đề quan trọng của công ty trong đó có cả vấn đề tổ chức quản lý và quyết định liên quan đến sự sống còn của công ty. Còn công ty vẫn phải hành xử trong phạm vi điều lệ và chịu sự giám sát của cổ đông thông qua cơ cấu quyền lực trong công ty. Điều này dễ dàng nhận thấy vai trò quyết định của Đại hội đồng cổ đông- cơ quan đại diện cho cổ đông. Đây được coi là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Chính vì vậy, cổ đông – chủ sở hữu của công ty được coi là là cội nguồn cho quyền lực trong công ty cổ phần hiện đại.


Bên cạnh đó, mục đích chế định quản trị công ty cổ phần là nhằm đảm bảo quyền kiểm soát công ty của cổ đông (chủ sở hữu) thông qua cơ chế giám sát hoạt động quản lý, điều hành. Do vậy, việc xây dựng một mô hình quản trị là nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền giám sát của cổ đông. Tuy nhiên, không có một mô hình quản trị phù hợp với các công ty cổ phần mà điều đó còn tuỳ thuộc vào cơ cấu sở hữu trong công ty cổ phần đó

Theo Tiến sỹ Rolf E.Breuer, phát ngôn viên một Ngân hàng của Đức thì: một trong những yếu tố căn bản quyết định cấu trúc quản trị công ty chính là cơ cấu quyền sở hữu [18]. Tuỳ theo những đặc điểm của cơ cấu sở hữu sẽ tồn tại những mô hình quản trị khác nhau, tuy nhiên không có một cơ cấu liên kết sở hữu nào thích hợp một cách tuyệt đối với các loại hình công ty trong những điều kiện kinh doanh khác nhau. Đối với những công ty cổ phần phát hành chứng khoán để huy động vốn từ công chúng (công ty niêm yết) thì số lượng cổ đông thường là rất đông và thường không quen biết nhau. Đối với cổ đông trong các công ty này, dường như họ quan tâm đến sự gia tăng có thể có của cổ tức hay cổ phiếu của công ty lên giá hơn là bỏ thời gian tham gia vào công việc quản lý. Chính vì vậy, các cổ đông đã trao toàn quyền quản lý công ty cho Hội đồng quản trị do mình bầu ra để thực hiện việc quản lý công ty, còn mình chỉ thực hiện quyền thông qua việc bầu thành viên Hội đồng quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty. Việc này đã dẫn đến nguy cơ các nhà quản lý lạm dụng quyền quản lý để gây thiệt hại cho cổ đông của công ty. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, cần có một cơ chế giám sát nhà quản lý, cơ chế cung cấp thông tin cho cổ đông. Nếu không các cổ đông trong công ty có thể “bỏ phiếu bằng cả hai chân” tức là họ bán cổ phiếu của mình đi khi mà công ty hoạt động không như mong đợi. Điều này hoàn toàn có thể chứng minh bởi thực tiễn ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển thì chính những thông tin thị trường, giá cổ phiếu, hoạt động


giao dịch mua bán chứng khoán sẽ gây sức ép mạnh mẽ tới hoạt động quản trị công ty. Chính vì vậy, ở những công ty này nhu cầu về minh bạch thông tin cao hơn các loại hình công ty khác, đồng thời cơ cấu quản trị công ty cũng đòi hỏi phải chặt chẽ, chuyên môn hoá cao hơn nhằm đảm bảo sao cho cổ đông có thể kiểm soát được hoạt động của cơ quan quản lý công ty, lựa chọn được thành viên Hội đồng quản trị có đủ độc lập tương đối để giám sát hiệu quả hoạt động của Ban giám đốc.

Ngược lại, ở những công ty cổ phần không phát hành (hay cơ cấu sở hữu khép kín-điển hình của các DNNN được cổ phần hoá, hay các công ty cổ phần tư nhân ở Việt Nam hiện nay) số lượng cổ đông thường không nhiều, thông thường trong đó có một số cổ đông kiểm soát nắm giữ số lượng lớn cổ phần của công ty và tham gia vào Hội đồng quản trị hoặc thành viên điều hành của công ty. Đối với công ty này cơ cấu quản trị không chặt chẽ như công ty niêm yết nêu trên và các quy định và nguyên tắc về quản trị công ty sẽ khác đi. Trong trường hợp này trọng tâm của quản trị công ty là ngăn chặn tình trạng cổ đông kiểm soát được hưởng lợi ích quá mức từ thu nhập của doanh nghiệp nhờ những giao dịch mang tính lạm dụng và sự “phớt lờ” quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Như vậy, quản trị công ty trong trường hợp này hướng tới bảo vệ cổ đông thiểu số trước sự lấn át về quyền lợi do nhóm cổ đông này thường có ít động lực để giám sát hoạt động của công ty.


Tóm lại: Cổ đông-chủ sở hữu của công ty cổ phần là một trong những nhân tố quan trọng chi phối nội dung của chế định quản trị công ty cổ phần


1.3.2 Sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí