Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Rtsh Của Công Ty Cp Môi Trường Và Dịch Vụ Đô Thị Việt Trì Trên Địa Bàn Thành Phố Việt Trì,


trình “năm không” trong đó có việc “không làm tổn hại đến cảnh quan, môi trường”...; vận động nhân dân không đổ rác, phế thải ra đường, nơi công cộng; thành lập tổ thu gom rác tại cụm dân cư, thực hiện tốt công tác tổng vệ sinh môi trường bảo đảm không để rác tồn đọng ở các khu vực công cộng.

- Được sự quan tâm của UBND Thành phố và các xã, phường đối với công tác quản lý RTSH thông qua việc đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, quy định về quản lý RTSH, quan tâm tăng chi phí đầu tư cho công tác quản lý rác thải, tạo điều kiện cho công tác được thực hiện tốt.

3.2.4.2. Về hạn chế, nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và tại công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì vẫn còn những hạn chế, nhược điểm nhất định:

Vẫn còn khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu những loại phương tiện chuyên dụng gây khó khăn cho các công nhân. Người dân vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, nhiều hộ dân không muốn đóng tiền phí vệ sinh, ý thức còn thấp bởi các công tác tuyên truyền còn một số hạn chế.

Nguồn kinh phí cho bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng và các doanh nghiệp. Công tác thu gom, vận chuyển RTSH sử dụng kết hợp cả thủ công và cơ giới. Thiết bị thu gom vận chuyển còn lạc hậu. Công tác phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện do chưa có sự đồng bộ về đầu tư trang thiết bị từ khâu phân loại tại nguồn đến khâu vận chuyển và xử lý. Công tác giám sát, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường làm chưa kiên quyết, kịp thời, mức độ xử lý còn nhẹ chưa đủ sức răn đe. Cụ thể:

Thứ nhất, không chỉ riêng tại thành phố Việt Trì mà hầu hết các đô thị khác trong cả nước, việc ý thức phân loại rác tại nguồn còn rất hạn chế khi


mà các điều kiện không cho phép. Điều này làm tăng khó khăn trong quá trình xử lý rác thải cuối nguồn.

Thứ hai, về thời gian thu gom: mặc dù theo ý kiến đóng góp của người dân thì thời gian thu gom nhìn chung là hợp lý nhưng đối với điều kiện hiện tại của công ty thì chưa hợp lý. Ví dụ như, công nhân sau mỗi ngày thu gom chưa có điểm tập kết xe rõ ràng, hầu hết là tập trung tại các điểm quen thuộc sau đó khóa lại. Nhưng việc mất xe đã từng xảy ra, gây tâm lý bất an cho công nhân của công ty.

Tuy đã khảo sát khá kỹ các tuyến phố mới ra quyết định thời gian thu gom nhưng vẫn không tránh khỏi hiện tượng một số gia đình không thể đổ rác đúng giờ do đặc thù công việc của họ. Điều này cũng làm giảm năng suất thu gom RTSH.

Thứ ba, về việc bố trí lịch trình thu gom và điểm trung chuyển: Trước đây, khi những con đường mới chưa được xây dựng thì một lịch trình thu gom và các điểm trung chuyển hợp lý đã được thành lập. Khi đó, việc thu gom diễn ra trôi chảy và không gặp vấn đề khó khăn nào. Tuy nhiên, vài năm gần đây, do tốc độ phát triển cao của đô thị, nhiều tuyến đường mới đã được tạo nên. Việc bố trí lịch trình thu gom và điểm trung chuyển không được tổ chức lại một cách đồng bộ nên gây hiện tượng chồng chéo trong quá trình thu gom. Các điểm trung chuyển giờ lại gây hiện tượng ô nhiễm do quá gần các khu dân cư mới mọc lên.

Thứ tư, việc thu phí vệ sinh tại các hộ gia đình: việc thu phí vệ sinh là do mỗi công nhân phụ trách khu phố hay tuyến đường đó phụ trách. Nhưng có trường hợp, công nhân phải đi lại thu phí tới hai, ba lần mới thu được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý của công ty.

Thứ năm, qua khảo tại thành phố Việt Trì còn 7% số hộ gia đình điều tra cho rằng công tác quản lý RTSH chưa tốt, 6% số hộ cho rằng môi trường ở địa phương ô nhiễm khó chịu. Nguyên nhân là do rác thải tại các điểm tập kết,


nơi các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, chợ tạm rác thải không được thu gom triệt để và do người dân có ý thức chưa cao. Các điểm tập kết rác còn xen kẽ với chợ, nhà ở của hộ dân và ở lề đường, chưa phù hợp với mỹ quan đô thị, khoảng cách các trạm trung chuyển rác không đều nên không thích hợp cho người dân. Mặt khác, ở những nơi tập kết xe rác chưa có các biện pháp xử lý mùi, gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống xung quanh.

Thứ sáu, về mặt cơ chế, chính sách: Tại thành phố Việt Trì hiện nay vẫn chưa có một cơ chế, chính sách đồng bộ về vấn đề quản lý rác thải, đặc biệt là RTSH. Mặt khác, hiện nay công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì là đơn vị duy nhất cung cấp dịch vụ công ích cho chính quyền, được quy định bởi luật, nghị định và quyết định ở các cấp.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ‌

3.3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng đến 2020 về công tác nâng cao chất lượng xử lý rác thải của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ‌

3.3.1.1. Quan điểm

- Công tác quản lý và thu gom xử lý RTSH là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom xử lý RTSH, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý RTSH.

- Quản lý RTSH được thực hiện khắp trên địa bàn các xã, phường đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững về bảo vệ môi trường gắn liền với công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.


- Quản lý RTSH là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, góp phần kiểm soát ô nhiễm, tạo cơ sở để địa phương hướng tới môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

- Quản lý RTSH phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm giải quyết ô nhiễm” các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng kinh phí, khắc phục bồi thường thiệt hại theo đúng luật định.

- Quản lý RTSH phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải chôn lấp hợp vệ sinh.

3.3.1.2. Mục tiêu

- Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết an sinh xã hội;

- Xây dựng hệ thống quản lý RTSH từ thị xã đến các phường, xã theo các nguyên tắc: Nguồn rác được thu gom và được phân loại tại nguồn, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hạn chế tối đã lượng rác thải bị chôn lấp nhằm tiết kiệm quỹ đất, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom và xử lý rác thải, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải trên địa bàn thị xã, tạo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.

3.3.1.3. Định hướng đến 2020

Thời gian tới, Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ công tác vệ sinh môi trường đô thị của thành phố; từng bước mở rộng địa bàn, phạm vi phục vụ theo hướng nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong công tác quản lý, giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị,


cải tiến nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, thay thế sử dụng cơ giới tới mức cao nhất trong quy trình phục vụ vệ sinh môi trường đô thị.

Cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ thu gom rác thải thành phố đạt trên 90%; trong đó: Đô thị đạt tỷ lệ trên 95%; Nông thôn đạt trên 85%. Với dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như sau:

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là sự tăng lên của thu nhập, mức tăng này sẽ làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Khi đó, lượng rác thải ra môi trường sẽ tăng lên. Đồng thời, hiện nay tại thành phố Việt Trì mới chỉ sử dụng chủ yếu hình thức xử lý RTSH đó là hình thức chôn lấp tổng hợp. Hơn nữa, việc phân loại rác tại nguồn trong dân cư chưa được thực hiện nên làm cho quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn trong khi quỹ đất thì có hạn.

Bảng 3.16: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn TP. Việt Trì‌


Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

2015

2016

2017

Tổng dân số

Người

195.082

238.009

275.017

Đô thị

Người

95.387

103.372

113.994

Ngoại ô

Người

46.898

75.359

95.387

Nông thôn

Người

52.797

59.279

65.635

Khối lượng RTSHSH phát sinh tính/đầu người

Đô thị

Kg/ng/ngày

0,78

0,849

0,884

Ngoại ô

Kg/ng/ngày

0,5

0,531

0,552

Nông thôn

Kg/ng/ngày

0,3

0,318

0,331

Tổng khối lượng RTSHSH phát sinh

Đô thị

Tấn/năm

74.402,08

87.762,57

100.771,02

Ngoại ô

Tấn/năm

23.448,82

40.015,37

52.653,78

Nông thôn

Tấn/năm

15.839,18

18.850,63

21.725,20

Tổng

Tấn/năm

113.690,08

146.628,57

175.149,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì - 13

(Nguồn: Số liệu tác giả tổng hợp năm 2014)


3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ‌

Qua quá trình tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì và công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì cho thấy, công tác quản lý và xử lý RTSH tại thành phố khá tốt. Các dịch vụ được cung cấp (quét đường, thu gom rác thải, vận chuyển và xử lý rác) cho toàn bộ thành phố (trong phạm vi cũ) dưới hình thức hợp đồng. Mặc dù là hình thức hợp đồng và thu phí theo tháng nhưng thực chất, phí vệ sinh đã được Nhà nước bao cấp gần như toàn bộ, vì vậy phí dịch vụ mà các hộ gia đình phải đóng là rất nhỏ. Hiện trạng môi trường ở thành phố là khá tốt, cảnh quan môi trường trong thành phố sạch đẹp. Không khí trong lành ở các khu vực công cộng.

Tuy nhiên, vào giờ cao điểm thì vẫn còn tồn đọng một lượng rác thải nhất định mà không được thu gom ở gần nơi có chợ và khu vực buôn bán, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Một số hộ gia đình vẫn chưa thực sự hợp tác với các công nhân công ty môi trường, còn thực hiện sai giờ giấc thu gom và chậm trễ trong việc nộp phí vệ sinh. Mặt khác, hai bãi rác hiện nay đang trong tình trạng quá tải, cần có sự thay thế bởi một bãi rác mới hoặc một khu xử lý tập trung.

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến chất lượng quản lý RTSH là cơ chế quản lý của chính quyền địa phương, năng lực của công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì và ý thức của người dân. Để nâng cao chất lượng quản lý RTSH và duy trì môi trường tại thành phố Việt Trì trong tương lai được bền vững và trong sạch hơn, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

3.3.2.1. Nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở các cấp, các ngành, các địa phương; tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã,


phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải

Hiện nay, công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì là doanh nghiệp CPdo Nhà nước chi phối và nắm giữ 79,67% vốn điều lệ, các cổ đông nắm giữ 20,33% vốn điều lệ. Vì vậy, mô hình quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì của công ty hoạt động theo hình thức công ích với cơ chế tài chính do UBND tỉnh Phú Thọ quy định. Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay mô hình hóa xã hội đã và đang hình thành, phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tới lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế rác thải, nhưng tại Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng lại chưa có được khung pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Do đó, để nâng cao chất lượng quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì và công ty CP Môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì, cần nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và thu gom rác thải ở các cấp, các ngành, các địa phương; tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải thông qua việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH tại thành phố Việt Trì như sau:

- Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn. Đồng thời, cần xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn. Giải pháp về chính sách giúp cho việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải, phế thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng thêm hiệu quả, nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính sách đòi hỏi bao quát nhiều vấn đề từ khâu phân loại rác, đến khâu thu gom RTSH, phế


thải nông nghiệp đến khâu vận chuyển đến nơi xử lý sản phẩm sau xử lý thì tiêu thụ sản phẩm. Cuối cùng là duy trì việc xử lý rác thải, phế thải, xử lý thích hợp, bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các văn bản chi tiết hoá nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” để đảm bảo khắc phục, xử lý ô nhiễm phát sinh một cách triệt để. RTSH phải được phân loại từ các nguồn xả thải nhằm tăng hiệu quả việc tái chế, tái sử dụng rác. Để thực hiện việc phân loại và tái chế rác hiệu quả thì các cơ quan quản lý cũng cần có những biện pháp hỗ trợ, các chính sách quản lý, xử phạt hành chính mang tính thống nhất, đồng bộ giúp cho người dân có thói quen phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định

- Xây dựng chính sách huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom - cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến phố nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì tốt công tác thu gom theo giờ.

- Xây dựng các chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển RTSH. Mặt khác, cần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách của trung ương, nguồn tài trợ nước ngoài bằng cách nghiên cứu và thực hiện các dự án có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường ở địa phương. Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào công tác quản lý RTSH.

- Tổ chức thành lập các tổ, đội, xí nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thu gom xử lý rác thải tại các xã, phường, trung tâm đô thị theo hướng chuyên nghiệp đủ năng lực để hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom rác thải.

- Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các khối, xóm, khu vực dân cư cùng nhau xây dựng các mô hình xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Có các chính sách hỗ trợ tài chính cho việc mở các lớp đào tạo người dân làm công việc xử lý môi trường. Hỗ trợ tài chính trong việc thực hiện

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 29/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí