Nguyên Nhân Của Tình Tình Nợ Quá Hạn Tồn Đọng

đó có thể đánh giá rằng không những toàn bộ số vốn điều lệ của các ngân hàng cổ phần hiện đang bị chiếm dụng, lừa đảo mà còn thâm thủng cả vào tiền huy động của dân chúng cũng như của các tổ chức kinh tế xã hội.


Theo số liệu tổng kiểm kê tính đến 0 giờ ngày 01/01/2000, tổng số nợ quá hạn các doanh nghiệp Nhà nước phải trả lên tới 10.717 tỷ đồng, ngoài ra còn có 33,4 tỷ đồng nợ khó đòi đã được loại trừ khi thực hiện chuyển đổi sở hữu 700 doanh nghiệp và một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một biểu hiện không lành mạnh về tài chính và gây trở ngại lớn tới tiến trình sắp xếp và thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước.


Tính đến hết năm 2001, chỉ tính riêng hệ thống các ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh, dư nợ cho vay thế chấp quyền sử dụng đất là 724,5 tỷ đồng, hết quý I năm 2002 đạt 820 tỷ đồng. Các khoản vay thế chấp bất động sản khác, dư nợ

đến hết năm 2001 là 4.705 tỷ đồng. Các khoản vay cho xây dựng nhà ở, dư nợ đến hết năm 2001 là 423,3 tỷ đồng và hết quý I năm 2002 là 543,5 tỷ

đồng. Với các khoản vay xây dựng cao ốc, nhà xưởng cho thuê, dư nợ hết 2001 là 305,9 tỷ đồng còn đến hết quý II năm 2002 là 383,7 tỷ đồng. Đến hết năm 2001, giá trị quyền sử dụng đất đã xiết nợ và có quyết định của toà án giao cho các tổ chức tín dụng tại TP. Hồ Chí Minh nhưng chưa xử lý là 726,8 tỷ đồng và đến hết quý I năm 2002 là 688,7 tỷ đồng. Còn giá trị bất động sản

đã xiết nợ và có quyết định của toà án nhưng chưa xử lý là 1.319 tỷ đồng vào hết năm 2001 và đến hết quý I năm nay là 1.194,5 tỷ đồng.(1)

Tình hình nợ quá hạn trên đã ảnh rất lớn tới lợi nhuận của các ngân hàng, dẫn

đến làm chậm việc tiến độ thực hiện đổi mới và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Bởi lẽ, thu nhập từ hoạt động tín dụng và đầu tư chiếm tới 90% tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt nam. Đồng thời, cho đến thời điểm hiện nay, ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu thực hiện huy động vốn và cho vay phát triển nền kinh tế, tình hình nợ quá hạn lớn cùng với khối tài sản đảm bảo “khổng lồ” không được khai thác hiệu quả làm cho vốn không luân chuyển được, khả năng huy động vốn và cho vay, đầu tư bị thu hẹp; ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp công nghiệp hiện đại hoá, kìm hãm tốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ngoài ra, nợ quá hạn cũng làm giảm sức cạnh tranh của các ngân hàng và gây nhiều khó khăn trong việc đưa hệ thống ngân hàng hoà nhập với khu vực và quốc tế. Nếu không sớm được xử lý dứt điểm, đây sẽ là nguy cơ

trực tiếp gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng, làm mất ổn định đời sống kinh tế xã hội.

Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 5

1.4 Nguyên nhân của tình tình nợ quá hạn tồn đọng


Xét về tổng quan gây ra tình trạng nợ quá hạn tồn đọng ở Việt nam có thể

được tìm thấy từ chính môi trường kinh tế xã hội phức tạp, thiếu ổn định và những bất cập của hệ thống ngân hàng. Các giải pháp vĩ mô và vi mô mang tính tình thế

được nhấn mạnh và kéo dài quá lâu. Các ngân hàng rất khó tìm ra sự bảo đảm an toàn cho việc vận dụng cơ chế, công cụ của kinh tế thị trường trong môi trường đang

được chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường.


Ngoài ra, các nguyên nhân cụ thể cũng được Chính phủ và ngành ngân hàng tổng kết như sau:


Thứ nhất, việc cho vay chính sách, cho vay theo chỉ thị lẫn trong các hoạt

động cho vay thương mại đã phần nào tạo ra gánh nặng ngày nay cho các ngân hàng. Các thống kê của NHNN Việt nam cho thấy các khoản cho vay theo chương trình kinh tế hoặc cho vay bắt buộc thường có tỷ lệ quá hạn cao hơn. Ví dụ, nợ

(1) Nguyễn Anh Thi: Ngân hàng sau cơ sốt nhà đất, Thời báo kinh tế số 83, ngày 12/7/2002, tr.5

quá hạn trong chương trình giúp dân tôn nền, làm sàn nhà trên cọc có tỷ lệ quá hạn là 23% cho vay theo chương trình mía đường là 13% hoặc nhập khẩu phân bón là 46%, chương trình đánh cá xa bờ, chương trình hỗ trợ trồng cà phê và nhiều chương trình khác cũng trong tình trạng tương tự…(1) Ngoài ra, với cơ chế song trùng lãnh

đạo như hiện nay khó tránh khỏi việc tách bạch giữa cho vay chính sách với cho vay thương mại. Bởi, giám đốc các chi nhánh ngân hàng quốc doanh không chỉ chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ ngân hàng mẹ mà còn bị chi phối bởi các quyết định của chính quyền địa phương. Do vậy, nhiều trường hợp hoạt động tín dụng của ngân hàng không khỏi bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương.


Thứ hai, cơ chế chính sách, pháp luật không ổn định, còn nhiều lỗ hổng, “khoảng trống” chưa được lấp đầy, khả năng đảm bảo thực hiện trong thực tế rất kém là đất cho những khoản nợ xấu nảy sinh và việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp ách tắc. Có thể dẫn ra đây một số ví dụ điển hình:

ë nhiều nước kinh tế thị trường phát triển, việc cho vay có tài sản đảm bảo là hình thức quá cổ, chỉ được sử dụng ở phạm vi hẹp. Trong khi cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là những biện pháp bảo đảm được các ngân hàng Việt nam thường xuyên sử dụng. Một thời gian dài, “có tài sản bảo đảm” là một nguyên tắc bắt buộc khi cho vay. Vậy mà, cơ sở pháp lý và môi trường kinh tế xã hội lại khiến cho việc vận dụng các công cụ này gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, Hiến pháp 1992, Luật đất đai

đã quy định việc thế chấp quyền sử đất để vay vốn ngân hàng; Bộ Luật dân sự (trước

đó là Pháp lệnh hợp đồng dân sự) đã quy định việc sử dụng tài sản là động sản và bất

động sản để bảo đảm khi vay vốn của ngân hàng …phần nào không đủ hiệu lực để bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng. Bên có nghĩa vụ (bên vay, bên bảo lãnh) trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm trả nợ, người chủ sở hữu tài sản không làm đúng nghĩa vụ chuyển giao quyền sử hữu cho ngân hàng, không hợp tác với ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản. Khi tiến hành phát mại tài sản là quyền sử dụng đất, ngân hàng buộc phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính như xin phép Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. (Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng). Hồ sơ xin phép phát


(1) Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 2001

mại tài sản phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sở hữu đất ở. Trong khi, một thực trạng là trước năm 2001

đa số tài sản là quyền sử dụng đất và nhà ở được đảm bảo tại ngân hàng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.


Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Thông tư liên tịch số 03/2001//NHNN-BTP-BCA-BTC- TCĐC ngày 23/4/2001 cho phép ngân hàng có quyền khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo trong thời gian tài sản đảm bảo chưa được xử lý thu hồi nợ. Tuy nhiên, nhiều cơ quan nhà nước, nhiều địa phương áp dụng không giống nhau gây cho ngân hàng nhiều khó khăn khi khai thác, sử dụng dụng tào sản đảm bảo để thu hồi nợ.


Một ví dụ khác, Bộ luật dân sự quy định việc công chứng hay chứng thực hợp

đồng cầm cố, thế chấp do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi tiến hành xét xử, cách vận dụng của các toà án cũng không giống nhau. Cùng một sự việc hợp đồng cầm cố, thế chấp không công chứng, nhưng toà cấp sơ

thẩm tuyên bố cam kết bảo lãnh vẫn có hiệu lực, bên cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Nếu không, ngân hàng có quyền phát mại tài sản để thu hồi nợ. Toà cấp phúc thẩm căn cứ vào dấu hiệu không có công chứng, chứng thực để quyết định cam kết bảo lãnh không có hiệu lực, bên bảo lãnh không trách nhiệm trả nợ thay, ngân hàng không có quyền phát mại tài sản. Thậm chí, pháp luật đã quy định trong trường hợp hợp đồng vô hiệu về hình thức thì toà án hướng dẫn các bên thực hiện các thủ tục cần thiết, trước khi tuyên bố thoả thuận đó vô hiệu và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Thực tế, bên vay thường cố tình không thực hiện những hướng dẫn của toà án về việc công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp để các khoản vay trở thành không có đảm bảo nhưng toà án không xem xét đến lỗi của bên vay để buộc họ phải bồi thường cho ngân hàng.


Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, Nghị định 69-CP ngày 18/10/93 quy

định thủ tục thi hành án dân sự quy định việc kê biên nhà chỉ được tiến hành khi những tài sản khác không đủ để thi hành án. Như vậy, cơ quan thi hành án có thể kê biên quyền sử dụng đất trước khi kê biên nhà ở của bên phải thi hành án. Nhưng sau khi kê biên lại không phát mại được để thu hồi nợ, bởi vẫn còn tài sản là nhà ở gắn liền với đất không được kê biên, phát mại. Việc cơ quan thi hành án kê biên cả nhà và quyền sử dụng đất một lúc lại không được pháp luật cho phép. Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự về thứ tự thanh toán tiền bán tài sản quy định số tiền bán tài sản sau khi trừ chi phí và một số trường hợp ưu tiên phải thanh toán cho “các khoản phải trả Nhà nước” sau đó mới thanh toán “các khoản phải trả khác”. Thực tế có trường hợp, cơ quan thi hành án sau khi hỏi ý kiến Cục Thi hành án Bộ Tư Pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã giải thích ngân hàng quốc doanh thuộc sở hữu nhà nước, do

đó các khoản vay của ngân hàng quốc doanh được ưu tiên thanh toán trước. Khi tài sản đảm bảo không đủ thanh toán cho tất cả các khoản nợ thì việc vận dụng này không chính xác, thể hiện sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.


Việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản cũng rất bất cập. Nhiều tài sản đã

được bán, nhưng không làm thủ tục sang tên đổi chủ. Nhiều tài sản dùng chung trong gia đình không có căn cứ xác định quyền sở hữu khiến cơ quan thi hành án gặp rất nhiều khó khăn khi xác minh tài sản của bên phải thi hành án.


Nhiều khách hàng “có dấu hiệu vi phạm hình sự” như cố ý sử dụng tài sản

không thuộc sở hữu của mình để thế chấp, cầm cố vay tiền của ngân hàng, tẩu tán tài

sản khi bị ngân hàng kiện đòi nợ … không được pháp luật xử lý nghiêm minh, nhiều bản án được công bố với nghi thức trang trọng nhất song không có cơ sở để thi hành

… Theo thống kê, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà nội số lượng bản án chưa có điều kiện thi hành án chiếm 25% tổng số án thụ lý nhưng giá trị chiếm tới 55% tổng số tiền phải thu.(1) Đây cũng là những hạn chế khiến các khách hàng mắc nợ coi thường pháp luật, chây ỳ không chịu trả nợ cho ngân hàng.


Thứ ba, khi chuyển sang hoạt động thương mại, nhiều ngân hàng quốc doanh còn chứa đựng những yếu kém, bất cập trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay trong hoạt động tín dụng. Tính khả thi của dự án và hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của nhiều ngân hàng.


Thứ tư, do trình độ, năng lực quản lý hạn chế của các doanh nghiệp, của


(1) Nguyễn Tuấn: Thi hành án dân sự tại Hà nội, nhiều vướng mắc từ phía pháp luật, Báo an ninh thủ đô, số 904, ngày 23/11/2002, tr.5

ngân hàng và của các khách hàng vay vốn làm kinh tế, kèm theo đó là việc thiếu kiểm tra, kiểm soát sau cho vay đối với khoản cho vay.


Các ngân hàng quốc doanh gắn liền với doanh nghiệp Nhà nước, các ngân hàng cổ phần gắn liền với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho đến ngày hôm nay, phần lớn các nhóm doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu rất nhỏ. Theo tổng kết, tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu ở các doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm khoảng 70/30, cá biệt có nơi là 90/10. Hoạt động kinh doanh dựa vào vốn vay ngân hàng là chủ yếu. Đối với các doanh nghiệp này, nhu cầu vay vốn ngân hàng gần như là vô hạn. Nhưng do trình độ quản lý yếu kém, đăng ký nhiều chức năng, kinh doanh quá nhiều ngành nghề, vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh vượt tầm kiểm soát, phương án kinh doanh mạo hiểm thiếu tính thực tế dẫn tình trạng kinh doanh đã thua lỗ, vốn thất thoát, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động chưa tuyên bố phá sản (vì cơ chế, vì pháp luật, vì bản thân doanh nghiệp…) nên kéo theo nợ quá hạn không thể trả được cho ngân hàng.


Các ngân hàng cũng bị đẩy vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” nếu không cho vay thì không thu được nợ, mặt khác công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều yếu kém

không ngăn chặn, phát hiện kịp thời các hành vi kinh doanh trái pháp luật của một số doanh nghiệp làm tình trạng nợ quá hạn càng tăng.


Thứ năm, do biến động phức tạp của thị trường trong nước và thế giới; tình trạng thiên tai diễn ra liên tục; nợ nước ngoài mà chủ yếu là các khoản nợ bảo lãnh,

điển hình là thư tín dụng (L/C) trả chậm, cho khách trong nước làm giảm sút uy tín và tăng thêm khó khăn về tài chính cho các ngân hàng trong nước.


Việc nhập khẩu hàng hoá dưới hình thức L/C trả chậm là một trong những kênh huy động vốn nước ngoài, song tình trạng mở L/C trả chậm tràn lan những năm 1995-1996 đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng, đẩy tình trạng nợ quá hạn thêm trầm trọng.


Thứ sáu, do sự câu kết của một bộ phận cán bộ ngân hàng và giám đốc các doanh nghiệp hoặc một số cá nhân trong xã hội nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.


Từ đầu năm 1998, Chính phủ đã chỉ đạo NHNN Việt nam, Bộ Tài Chính và các cơ quan hữu quan cùng phối hợp thực hiện cải cách lại hệ thống ngân hàng. Tháng 4/1998, Uỷ ban tái cơ cấu ngân hàng được thành lập để thực hiện các biện pháp cải thiện khuôn khổ pháp lý, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, đánh giá lại tình hình chính (bao gồm xác định nợ xấu) của 4 ngân hàng quốc doanh và hơn 50 ngân hàng cổ phần, đưa ra chiến lược cơ cấu lại khối ngân hàng cổ phần.


Chính phủ chủ trương áp dụng các biện pháp tạo ra động lực để giải phóng tài sản thế chấp đang bị phong toả và làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của các ngân hàng. Nhiều giải pháp vĩ mô được Chính phủ đưa ra nhằm giải quyết trọn gói,

đưa tài sản và các khoản nợ vào thị trường để mua bán, chuyển nhượng…Ngoài ra, Chính phủ cũng xây dựng những giải pháp hỗ trợ như sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, gắn xử lý nợ với việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp, giãn nợ trong nước…


Tuy nhiên, do những khó khăn, phức tạp của việc xử lý nợ và thiếu một môi trường pháp lý hỗ trợ hữu hiệu nên trong khoảng thời gian từ năm 1998 - 2000, tiến trình củng cố các ngân hàng thương mại diễn ra vô cùng chậm chạm, nợ quá hạn không hề giảm.

Từ năm 2001 trở lại đây, vấn đề cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nói chung và việc xử lý nợ xấu nói riêng được Chính phủ quan tâm hơn trước. Vào tháng 3/2001 “Đề án tổng thể cơ cấu lại ngân hàng thương mại nhà nước” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc “xử lý nợ tồn đọng trên cơ sở phân loại và đánh giá chính xác khối lượng nợ, tách việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động thông thường của các ngân hàng thương mại Nhà nước, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần”(1) đã được Chính phủ xác định là “yêu cầu cấp bách”(2). Chính phủ, NHNN Việt nam, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với các ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đã chỉ đạo các ngân hàng áp dụng nhiều biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ, giảm bớt nợ xấu, giãn nợ, khoanh nợ … Một sự kiện quan trọng khác đánh dấu sự chuyển động đáng kể của chương trình cải cách khối ngân hàng quốc doanh là việc ngày 05/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết

định số 149/2001/QĐ-Ttg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng này. Ngoài ra, nhiều chính sách, văn bản pháp luật cũng được Nhà nước ban hành nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh về



(1)&(2) Báo cáo của Thủ Tướng Phan Văn Khải tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá X


tài chính. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tự cứu mình bằng cách đẩy mạnh những phương pháp truyền thống như cơ cấu lại nợ, khởi kiện ra toà đòi nợ theo thủ tục tranh chấp dân sự hoặc kinh tế, yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và cuối cùng là đề nghị các cơ quan tư pháp khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với những trường hợp có dấu hiệu hình sự. Bằng những hoạt động tích cực đó, nhìn chung hệ thống ngân hàng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận “tỷ lệ nợ quá hạn ở thời điểm cuối năm 2001 giảm gần 2% so với đầu năm” (1). Nhưng xét tổng thể, những gì đã đạt được không tương xứng với những mục tiêu đã đặt ra ban đầu.


Chúng ta có thể chỉ ra một số nguyên nhân chính lý giải việc chậm trễ này:


Thứ nhất: Xử lý nợ quá hạn tồn đọng là một vấn đề phức tạp mà cả NHNN Việt nam và các ngân hàng đều không được ý thức đầy đủ, không có kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các phương án cải cách, phải đáp ứng quá nhiều mục tiêu cùng một lúc như giảm thiểu thiệt hại cho Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, tránh xáo trộn hoạt động của ngành ngân hàng nhưng lại phải đẩy

nhanh tiến độ thu hồi nợ. Vì, xử lý nợ quá hạn tồn đọng là một trong những điều kiện để Chính Phủ xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng quốc doanh và là tiêu chí quan trọng để làm lành mạnh hoá hoạt động ngân hàng, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt nam.


Thời gian qua các chỉ đạo của NHNN Việt nam trong công tác thu hồi nợ mới dừng ở định hướng chung, thiếu cụ thể và phần nhiều để các ngân hàng tự xoay sở. Ngược lại, các ngân hàng chưa thực sự chủ động, còn trông chờ, ỷ lại vào ý kiến chỉ

đạo của Nhà nước trong các hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động xử lý nợ.


Thứ hai: Nguồn tài chính cho việc xử lý nợ rất hạn chế. Sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước không đáng kể, ngoại trừ việc cho phép xoá nợ, khoanh nợ … Trong khi, các ngân hàng, trước năm 1999, chỉ được trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận để lại theo tỷ lệ 10% (nguồn này không nhiều), mà không căn vào mức độ rủi ro tiềm tàng. Bởi vậy, các ngân hàng hầu như gặp nhiều khó khăn về tài chính trong việc tự cải thiện tình trạng nợ xấu của mình. Chỉ từ năm 1999,

(1)TS. Lê Xuân Nghĩa-Vụ Trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng: Thử thách vẫn còn ở phía trước, Thời Báo Ngân hàng số xuân năm 2002, tr.6


sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 488/1999/QĐ- NHNN5 ngày 08/2/1999 về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng mới áp dụng cơ chế dự phòng rủi ro tính vào chi phí tuỳ theo mức độ rủi ro của các khoản sử dụng vốn. Nhưng với hơn 03 năm dự phòng cho cả một quá trình rủi ro lịch sử thì không thể bù đắp nổi tổn thất đã xảy ra

đặt nhiều ngân hàng vào tình trạng khó tồn tại. Nếu Nhà nước để các ngân hàng tự xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, thì hệ thống ngân hàng Việt nam sẽ cần tới vài năm mới có được sự lành mạnh cần thiết.


Thứ ba, Thiếu sự chỉ đạo kiên quyết và hợp tình hợp lý của các cấp chính quyền địa phương, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và việc chậm trễ thi hành các quyết định, chỉ thị của Chính phủ, của Thủ tướng trong công tác thu hồi nợ.


Về nguyên tắc, việc cho vay, thu hồi nợ là quan hệ giữa bên cho vay là ngân hàng với các khách hàng. Nhưng khi nợ quá hạn quá lớn, các ngân hàng đã không thể tự kiểm soát tình hình; những quy tắc, quy định dân sự, kinh tế thông thường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/01/2024