nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn tồn đọng. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các công ty quản lý nợ phải huy động vốn với chi phí cao khiến cho phần lớn các khoản đầu tư mới cho khách hàng không khả thi hoặc công ty quản lý nợ gặp khó khăn khi thuyết phục các ngân hàng, tổ chức tài chính hỗ trợ vốn vay và như vậy, các khách hàng vẫn thiếu vốn, gây rủi ro cho toàn bộ khoản tái cơ cấu. Chỉ khi tìm kiếm
được nguồn vốn với chi phí thấp, các công ty quản lý nợ mới có thể hỗ trợ cho khách hàng với lãi suất hợp lý. Từ đó, khách hàng có điều kiện phục hồi, phát triển và sẽ
đưa lại các khoản thu nhập cao hơn cho người cho vay về mặt lâu dài. Để đạt được
điều này, chúng tôi đề nghị Nhà nước nên quy định cho phép các công ty quản lý nợ
được sử dụng những nguồn vốn quỹ ưu đãi, kể cả các nguồn vay của các tổ chức tài chính quốc tế, hoặc được bảo lãnh để vay vốn từ những định chế tài chính khác.
Về thuế và lệ phí đối với công ty quản lý nợ, Nhà nước mới có văn bản hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ của các ngân hàng, theo đó công ty quản lý nợ khi mua tài sản bảo đảm tiền vay trực tiếp từ ngân hàng hoặc khi bán tài sản bảo đảm tiền vay cho tổ chức, cá nhân khác theo sự uỷ quyền của ngân hàng sẽ không chịu thuế giá trị gia tăng. Như vậy, những hoạt động thu hồi nợ khác như cho vay để tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp; kinh doanh, khai thác, góp vốn, liên doanh bằng tài sản đảm bảo vẫn chịu thuế giá trị gia tăng, thuế chuyển quyền sử dụng đất (trường hợp hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất), thuế thu nhập doanh nghiệp như những hoạt động kinh doanh bình thường.
Qua thực tế, các chuyên gia nghiên cứu đều khẳng định khi tiếp nhận những khoản nợ tồn đọng với những tài sản đảm bảo giá trị không đáng kể hoặc có giá trị bằng không hoặc tài sản không đủ giấy tờ pháp lý phải chi phí thêm nhằm tối ưu hoá giá trị để bán thu hồi lại vốn, công ty quản lý nợ là doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Nó rất khó và phần nhiều không tạo ra lợi nhuận. Bởi vậy, một cơ chế tài chính phù hợp có khả năng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ là không chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu khi công ty quản lý nợ bán, cho thuê tài sản được uỷ quyền, chuyển giao từ các ngân hàng. Do các công ty quản lý nợ không kinh doanh bất động sản mà chỉ chịu trách nhiệm quản lý để bán thu hồi nợ cho các ngân hàng nên trong thời gian quản lý bất động sản và chưa bán được, các tài sản này không phải chịu tiền thuê đất cũng như bất kỳ khoản lệ phí nào khác.
Đối với các khoản chi phí khác: Để quản lý và khai thác hiệu quả những tài sản được chuyển giao, các công ty quản lý nợ phải tự mình hoặc thuê các chuyên gia tư vấn phân loại, kiểm định, đánh giá, định giá, quản lý tài sản; quảng cáo, môi giới
Có thể bạn quan tâm!
- Các Thủ Tục Về Thành Lập, Đăng Ký Kinh Doanh, Mở Văn Phòng Giao Dịch, Chi Nhánh Của Công Ty Quản Lý Nợ
- Trong Lĩnh Vực Xây Dựng Và Thực Hiện Kế Hoạch Xử Lý Nợ
- Vấn Đề Chia Sẻ Lợi Nhuận Và Tổn Thất Đối Với Những Khoản Nợ Quá Hạn Tồn Đọng Được Chuyển Giao
- Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
để bán, cho thuê tài sản. Các hoạt động này của công ty quản lý nợ về cơ bản đã
được pháp luật liệt kê, thậm chí quy định rất chi tiết tại Thông tư 72/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại. Ví dụ: Đối với chi môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay còn phải bảo đảm các quy định sau:
Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho trường hợp bên môi giới là cán bộ, nhân viên của công ty và cũng không áp dụng cho trường hợp có tổ chức bán đấu giá.
Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng và giấy xác nhận giữa công ty và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng, nội dung chi, mức chi, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc, trách nhiệm của các bên.
Mức chi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sản đó theo thời gian thực tế cho thuê, nhưng đồng thời không vượt quá 50 triệu
đồng mỗi năm.
Mức chi môi giới để bán được một tài sản tối đa không vượt quá 3% giá bán tài sản đó, đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng.
Trong khi, thông tư này cũng quy định:“ Đối với những tài sản đảm bảo nợ vay được phép bán, công ty phải bán theo giá thị trường thông qua một trong các hình thức sau:
Công ty tự bán công khai trên thị trường;
Công ty bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;
Công ty bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước. (Điều 5)
Như vậy, việc áp dụng các quy định trên khi chi phí môi giới để bán tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế hoạt động xử lý nợ cho thấy, chi phí liên quan việc bán, cho thuê tài sản nhiều về số lượng và lớn về giá trị, có những khoản có chứng từ hợp
lệ và nhiều khoản không có chứng từ. Ngân hàng phải chấp nhận, tự tìm cách hạch toán và giải trình với các cơ quan Nhà nước, miễn sao bán, cho thuê được tài sản để thu hồi nợ. Do vậy, Nhà nước nên xây dựng một cơ chế tài chính cho phép công ty quản lý nợ được chủ động hơn trong việc đầu tư, nâng cấp tài sản được chuyển giao theo hướng có lợi nhất, chủ động tìm nguồn vốn hoạt động và đặc biệt đối với việc chi hoa hồng thu hồi nợ, bán, khai thác tài sản đảm bảo theo hướng “mềm dẻo”, thông thoáng hơn mà vẫn bảo đảm nguyên tắc “đúng mục đích, có hiệu quả và được bồi hoàn”.
3.6. Về quyền hạn của công ty quản lý nợ
Như đã đề cập ở những phần trước, công ty quản lý nợ được giao khá nhiều nhiệm vụ nhưng quyền hạn thì hạn chế. Thực tế hoạt động thu hồi nợ cho thấy, bản thân các ngân hàng với đầy đủ các quyền của một chủ nợ về mặt pháp lý và sức mạnh về khả năng tài chính còn không giải quyết được những khoản nợ quá hạn tồn
đọng “khổng lồ” kéo dài dai dẳng nhiều năm liền. Huống hồ, các công ty quản lý nợ
hiện chỉ là những công ty “con” trực thuộc các ngân hàng. Với những quyền hạn
đang có, công ty quản lý nợ không thể tự giải quyết được các vấn đề tài sản tồn
đọng. Nếu cứ mỗi lần gặp khó khăn trong việc mua bán tài sản hay xử lý nợ lại kiến nghị ngân hàng “báo cáo NHNN Việt nam để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét đề nghị Thủ Tướng yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền giải quyết”(1) sẽ mất nhiều thời gian và làm cho vấn đề trở nên phức tạp, trong khi tài sản ngày càng có nguy cơ thất thoát, giảm giá trị.
Sở dĩ, hoạt động thu hồi nợ trong những năm gần đây diễn ra chậm chạp và diễn biến phức tạp là do những rào cản “vô hình” từ phía bên vay (tìm mọi chống đối quyết liệt), hệ thống pháp luật hiện hành (không đầy đủ, thiếu đồng bộ), hệ thống công quyền (quan liêu, chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế xin cho) và những tiêu cực xã hội khác (mặt trái của kinh tế thị trường).
Điều này không chỉ có ở Việt nam mà là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia trong quá trình xử lý vấn đề nợ tồn đọng. Chúng tôi tán thành với quan điểm: “Không nên coi mục đích cuối cùng đơn thuần chỉ là cho ra đời công ty quản lý nợ có tư cách pháp nhân riêng và hạch toán độc lập mà phải hướng tới việc xây
(1) Tiết 3.1 c Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 1 Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001
dựng công ty quản lý nợ thành một định chế đủ mạnh để nó có thể thực hiện được các mục tiêu là giải phóng nhanh tài sản tồn đọng, sớm thu hồi vốn cho ngân hàng. Muốn vậy, Nhà nước cần phải sớm xem xét và trao cho công ty quản lý nợ những ưu tiên và chức năng đặc biệt phù hợp với một công việc nặng nề mà nó sẽ phải thực hiện”(1). Vì vậy, để đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ, các công ty quản lý nợ cần những quyền hạn mạnh mẽ hơn, đầy đủ hơn để hoạt động độc lập, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào ý kiến chỉ đạo của ngân hàng mẹ, NHNN Việt nam hay từ Chính phủ. Cụ thể:
Thứ nhất, phần lớn tài sản mà công ty quản lý nợ tiếp nhận và các ngân hàng
đang nắm giữ là bất động sản (nhà và quyền sử dụng đất) không có giấy tờ sở hữu hợp pháp (Giấy chứng nhận quyền sử đất do Sở Địa Chính hay Sở Địa Chính-Nhà đất cấp), hồ sơ pháp lý không đầy đủ và thậm chí còn đang có tranh chấp. Để hoàn thiện thủ tục pháp lý đối với những tài sản này sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian mà không hoàn thiện thì không thể chuyển nhượng.
Do vậy, theo chúng tôi, pháp luật nên xây dựng quy trình ưu tiên cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở và chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty quản lý nợ hoặc khách hàng mua tài sản từ công ty quản lý nợ nếu như tài sản đó không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch chung. Cụ thể:
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (đối với bất động sản là nhà xưởng, văn phòng) và quyền sử dụng (đối với quyền sử dụng đất) là Sở Địa Chính hoặc Sở Địa Chính-Nhà đất, không uỷ quyền cho cơ quan địa chính cấp quận, huyện.
Thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận:
+Đối với công ty quản lý nợ: xuất trình được hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng bảo đảm có hoặc không có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng do chủ sở hữu ký.
(1) Hữu Kiên: AMC cần đủ mạnh để thực hiện việc thu hồi nợ nhanh, Thời Báo ngân hàng, số 90, ngày 10/11/2001, tr.3.
+Đối với khách hàng mua tài sản: xuất trình được hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo
đảm có hoặc không có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng do chủ sở hữu ký, hợp đồng mua bán nợ hoặc hợp đồng uỷ thác bán
tài sản, hợp đồng mua tài sản ký với công ty quản lý nợ.
Đối với những tài sản có tranh chấp và được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, công ty quản lý nợ kết hợp với NHNN Việt nam trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét đề nghị Thủ Tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo quy định hoặc tập trung chuyển giao cho công ty mua bán nợ của Nhà nước. Công ty mua bán nợ của Nhà nước có quyền cấp giấy chứng nhận mỗi khi bán tài sản cho người mua. Giấy chứng nhận này có giá trị tương đương “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do các Sở Địa Chính hay Sở Địa Chính-Nhà đất cấp, là bằng chứng quyết định việc chuyển giao hợp pháp các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho chủ sở hữu mới. Giấy chứng nhận này có thể
được các Sở Địa Chính hay Sở Địa Chính-Nhà đất đổi lại theo mẫu chung khi có điều kiện để đảm bảo thống nhất.
Khi có giấy chứng nhận này, công ty quản lý nợ hoặc khách hàng mua tài sản từ công ty quản lý nợ có thể sử dụng để đăng ký quyền sở hữu tài sản mà không gặp trở ngại gì. Đồng thời, công ty mua bán nợ của Nhà nước và khách hàng mua tài sản
được miễn trừ không bị toà án, cơ quan điều tra “làm phiền” nếu họ tuân thủ đúng
quy trình bán tài sản mà pháp luật quy định cho công ty quản lý nợ.
Thứ hai, pháp luật cần tăng cường quyền hạn cho công ty quản lý nợ với tư cách là một chủ nợ như quyền mua bán khoản nợ, tài sản đảm bảo mà không cần sự
đồng ý của bên vay; nếu công ty quản lý nợ xuất trình được Hợp đồng tín dụng, Hợp
đồng bảo đảm có hay không có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng xác định đúng là chữ ký của bên vay thì được tiếp nhận, quản lý tài sản hoặc chỉ định người quản lý tài sản mà không cần quyết định của toà án … Một hệ thống pháp luật phù hợp phải xác định rõ quyền lợi của chủ sở hữu cũng như trách nhiệm pháp lý giữa bên vay và bên cho vay, phải bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền lợi của bên cho vay và bên vay cũng như quy định rõ cơ chế đảm bảo cho những quyền và nghĩa vụ pháp lý đó được thực hiện trong thực tế. Trong khi, chúng ta chưa thể có được một hệ thống pháp luật như vậy thì hãy mạnh dạn quy
định cho các công ty quản lý nợ những quyền hạn đặc biệt để dễ dàng tái cơ cấu và khôi phục tài sản.
Thứ ba, pháp luật nên cho phép công ty quản lý nợ có quyền tuyên bố việc khách hàng tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ khác trong trường hợp toà án chưa có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Trong quá trình xử lý nợ chắc chắn không tránh khỏi việc nhiều khách hàng mắc nợ lâm vào tình trạng phá sản và có nguy cơ phản ứng dây truyền. Với các quy định hiện hành, Luật Phá sản khó bảo vệ được khách mắc nợ khỏi bị các chủ nợ làm phiền, quấy rối. Điều này khiến các khách hàng mắc nợ không thể tập trung phục hồi sản xuất kinh doanh, lấy tiền trả nợ. Việc nhiều khách hàng mắc nợ không thể thanh toán nợ cho nhau và cho ngân hàng là rất nguy hiểm. Pháp luật cần hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực này, tạo điều kiện giúp đỡ những khách hàng còn khả năng trả nợ.
Để giảm tối đa sự can thiệp của các chủ nợ trong lúc doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo sự ổn định cần thiết để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện tái cơ cấu các khoản nợ, pháp luật nên cho phép công ty quản lý nợ có quyền tuyên bố việc khách hàng tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ khác trong trường hợp toà án chưa có quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.
Thứ tư, pháp luật cho phép công ty quản lý nợ có một quy trình, thủ tục đấu giá, đấu thầu riêng mà không phải tuân theo những quy định hiện hành trừ trường hợp đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của công ty và đầu tư xây dựng cơ bản. Miễn là, quy trình đó phản ánh được sự công khai, minh bạch và công bằng trong việc chọn được người trúng thầu.
Hiện nay, việc bán đấu giá tài sản tại các Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản của Nhà nước (do Sở Tư pháp quản lý) được thực hiện theo Nghị định 86/CP ngày 19/12/1996. Sau gần 6 năm thực hiện, văn bản này đã bộc lộ nhiều hạn chế như việc xác định giá khởi điểm được thực hiện theo quy định hiện hành của các cơ quan nhà nước chứ không phải là giá thị trường; mức đặt cọc 1% giá khởi điểm là thấp (thực tế, xuất hiện nhiều trường nhà thầu đã không mua tài sản sau khi trả giá, chấp
nhận mất số tiền đã đặt, buộc kết quả phiên đấu giá phải huỷ bỏ); thời gian bán tài sản kéo dài … chưa kể nhiều tỉnh chưa thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá, trong khi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá của Nhà nước tại các thành phố lớn như Hà nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng đang trong tình trạng quá tải. Các ngân hàng cho rằng quy trình bán tài sản để thu hồi nợ như hiện nay là “con đường đau khổ”
đối với họ, còn việc lập hội đồng để định giá tài sản được ví như “việc thoát nước lụt của thành phố qua một đường cống hẹp”(1).
Cơ chế xử lý tài sản của các quốc gia khác nhau có thể không giống nhau. Nhưng về cơ bản việc xử lý được thực hiện theo cơ chế: các khoản nợ quá hạn và các tài sản sau khi chuyển đến các công ty quản lý nợ được phân loại theo những tiêu chí nhất định. Đối với mỗi nhóm khác nhau sẽ có những phương án xử lý khác nhau như cơ cấu lại, tài trợ, bán đấu giá, tìm người quản lý… Một trong những phương pháp
được công ty quản lý nợ của các nước thường sử dụng là bán đấu giá, đấu thầu công khai.
Kinh nghiệm của Công ty quản lý nợ Hàn Quốc (KAMCO): Trước hết, KAMCO tiến hành phân loại các khoản vay không hoạt động (Non-Performing Loans) thành những khoản vay được công ty cơ cấu lại và các khoản vay được bảo
đảm thông thường. Với loại thứ nhất, các khoản vay được chia thành từng gói và được đấu thầu công khai trước sự chứng kiến của toà án. Bằng phương pháp này, từ tháng 9/1998 KAMCO đã bán các khoản nợ loại này cho các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị 1,8 nghìn tỷ Won. Tương tự, KAMCO cũng tiến hành bán đấu giá các khoản vay thông thường cho các nhà đầu tư nước ngoài. (2)
7. Về quyền miễn trừ trách nhiệm đối với nhân viên của công ty quản lý nợ
Hoạt động của các công ty quản lý nợ rất đặc biệt. Các nhân viên của công ty quản lý nợ có thể liên tục phải đối mặt với đe dọa bị kiện hoặc thanh tra, kiểm tra, truy tố, xét xử bất kỳ lúc nào vì những hành vi của mình. Bởi, hoạt động của
(1) Thanh Mai: Xử lý nợ cần các biện pháp mạnh hơn, Thời Báo Ngân hàng ngày 18/12/2001, tr.1
(2) Trần Thị Liên: Kinh nghiệm quản lý tổ chức hoạt động của Công ty quản lý tài sản ở một số nước trên thế giới, Chuyên đề NCKH năm 2000, Viện NCKH Ngân hàng, Tr.25
họ động chạm trực tiếp đến lợi ích một bộ phận những người có địa vị trong xã hội (có trường hợp phải dùng áp lực, cưỡng chế) hoặc diễn ra trong những hoàn cảnh “tế nhị” khó giải trình như để thu hết nợ gốc phải miễn, giảm lãi cho bên vay hay phải
đầu tư thêm nhưng căn cứ miễn, giảm lãi không có trong quy chế hiện hành; việc
đầu tư để nâng cấp tài sản, cho vay thêm không đủ sức giúp khách hàng mắc nợ thoát khỏi khó khăn, không bảo toàn được giá trị ban đầu, thậm chí làm phát sinh thêm những tổn thất mới. Nếu không được pháp luật bảo vệ trong những tình huống này thì những người làm công tác xử lý nợ rất dễ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý, thậm chí là trách nhiệm hình sự. Như vậy, việc xử lý nợ của các công ty quản lý nợ,
đặc biệt là công ty quản lý nợ do Chính phủ thành lập, chắc chắn sẽ bị chậm trễ.
Ngày 19/3/1996, Ngân hàng V ký hợp đồng tín dụng cho bà C vay số tiền 200.000.000 đồng, thời hạn 03 tháng, lãi suất 1,75%/tháng với mục đích bổ sung vốn kinh doanh. Tài sản đảm bảo của khoản vay là nhà và quyền sử dụng 362 m2 đất thuộc quyền sở hữu của ông Trần Văn Tiền. Hết thời hạn vay, bà C không trả được nợ vay cho ngân hàng.
Ngày 13/3/1998, ngân hàng V kiện đòi nợ bà C tại toà án H.Thanh Trì, Hà nội. Trong quá trình tố tụng, toà án phát hiện người ký cam kết bảo đảm là
ông Trần Văn Tiến, còn chủ sở hữu của tài sản là Trần Văn Tiền. Vì vậy, toà
án quyết định buộc bà C phải trả cho ngân hàng V số tiền 199.592.625 đồng (gồm cả gốc và lãi) nhưng lại bác yêu cầu của ngân hàng V về việc kê biên tài sản của ông Trần Văn Tiền để đảm bảo thi hành án. (án sơ thẩm số 25/DSST ngày 10/9/1998).
Thực tế, bà C không có tài sản, không công ăn việc làm và đã ly dị chồng, nên kể từ khi có hiệu lực năm 1998, bản án vẫn không thực hiện được.
Năm 2001, cơ quan thi hành án phát hiện có 03 thửa đất mang tên bà C và
đã tiến hành phong toả. Sau khi xác minh được biết, số tài sản này đã được bà C bán từ năm 1991 nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng nên việc phát mại không thể thực hiện được. Do “sức ép” của cơ quan thi hành án và những người đã mua tài sản, gia đình đã giúp bà C trả được hết số tiền nợ gốc, còn số tiền nợ lãi đề nghị ngân hàng V xem xét miễn, giảm.