Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Tổ Chức Và Quản Lý Công Ty Cổ Phần

không, mặc dù với quy định thành viên HĐQT có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh có lẽ nhà làm luật muốn đề cập tới các thành viên là cá nhân. Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 154 LDN 2020 lại có quy định Một cá nhân chỉ được bầu làm thành viên độc lập HĐQT của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ liên tục. Quy định này lại làm dấy lên sự hoài nghi về ý chí đích thực của nhà làm luật về việc một thành viên không phải là thành viên độc lập của HĐQT có nhất thiết phải là cá nhân hay không? Nếu so sánh với quy định về công ty TNHH hai thành viên trở lên thì tại khoản 1 Điều 55 LDN 2020 quy định rất rõ Hội đồng thành viên công ty bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Việc không quy định rõ thành viên HĐQT có bắt buộc phải là cá nhân hay không có thể gây ra cách hiểu không thống nhất trong quá trình áp dụng quy định này tại các công ty. Do đó, để có cách hiểu và áp dụng một cách thống nhất về vấn đề này, Nghị định hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định cụ thể thành viên HĐQT công ty là cá nhân.

LDN 2020 chưa quy định rõ người đại diện cho cổ đông là tổ chức có thể là thành viên HĐQT hay không. Điều 155 LDN 2020 về tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên HĐQT chưa cho phép chúng ta xác định rõ người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể là thành viên HĐQT hay không nếu điều lệ cũng không có quy định về trường hợp này. Theo chúng tôi, tổ chức là một tập thể gồm nhiều người nên không thể trực tiếp tham gia như một cá nhân vào quá trình quản lý công ty. Do đó, cổ đông là tổ chức sẽ thể hiện ý chí và thực hiện quyền cổ đông mình thông qua người đại diện theo ủy quyền. Nếu không thừa nhận tư cách ứng viên HĐQT của người này thì sẽ vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các cổ đông, xâm phạm quyền lợi chính đáng của cổ đông là tổ chức. Đặc biệt, đối với trường hợp CTCP có phần vốn góp của Nhà nước thì người đại diện cho phần vốn của Nhà nước không thể bị hạn chế quyền tham gia HĐQT. Vì vậy, LDN 2020 cần quy định rõ ràng về quyền tham gia HĐQT của người đại diện cho phần vốn của cổ đông là tổ chức theo ủy quyền để trách việc hiểu sai và thực hiện sai về vấn đề này.

Việc cho phép người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức tham gia HĐQT công ty sẽ dẫn đến một vấn đề pháp lý tiếp theo mà LDN 2020 cũng chưa có

sự dự liệu và quy định một cách cụ thể, đó là khi cổ đông là tổ chức thay người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn góp của họ thì người đã đại diện theo ủy quyền đồng thời là thành viên HĐQT có đương nhiên bị mất tư cách thành viên HĐQT hay không? Về vấn đề này, chúng tôi cho rằng, việc không còn là người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức sẽ không thể trở thành căn cứ đương nhiên làm chấm dứt tư cách thành viên HĐQT của một người. Thành viên HĐQT công ty chỉ có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bởi ĐHĐCĐ. Hơn nữa, bản thân LDN 2020 không bắt buộc thành viên HĐQT phải là cổ đông. Do vậy, khi chấm dứt vai trò đại diện phần vốn thì không đương nhiên làm mất đi vai trò thành viên HĐQT của họ, và ngược lại nếu thành viên HĐQT đó bị bãi nhiệm thì không đương nhiên mất đi vai trò đại diện theo ủy quyền của họ đối với phần vốn góp. Chính vì vậy, khi tổ chức thực hiện LDN 2020, các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020 cần quy định làm rõ vấn đề trên theo hướng này.

Về các dạng thành viên của HĐQT, LDN 2020 vẫn duy trì quy định của LDN 2014 về thành viên HĐQT thông thường và thành viên độc lập HĐQT, tùy theo cơ cấu tổ chức quản lý của CTCP. Riêng về thành viên độc lập HĐQT, LDN 2020 cũng không đưa ra định nghĩa về dạng thành viên này mà chỉ đưa ra các điều kiện và tiêu chuẩn. Ngay cả về tên gọi của dạng thành viên HĐQT này, nếu so sánh quy định của LDN 2020 với các quy định khác có liên quan cũng không có sự thống nhất. LDN 2020 gọi là thành viên độc lập HĐQT nhưng Luật Chứng khoán 2019 và Nghị định 155 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán 2019 lại gọi là thành viên HĐQT độc lập. Như vậy cần thiết phải có sự thống nhất về tên gọi và việc định nghĩa một cách chính xác về loại thành viên HĐQT này, ngoài quy định về điều kiện, tiêu chuẩn.

Về việc hạn chế một người tham gia HĐQT nhiều công ty, cũng như LDN 2014, LDN 2020 không có bất kỳ quy định nào hạn chế việc một người tham gia HĐQT tại nhiều CTCP khác nhau. Thậm chí điểm c khoản 1 Điều 155 LDN 2020 còn quy định thành viên HĐQT công ty có thể đồng thời là thành viên HĐQT của công ty khác. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP lại quy định thành viên HĐQT của một công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên HĐQT tại quá công ty khác. Việc hạn chế hay không hạn chế một người tham gia làm thành viên

HĐQT tại nhiều CTCP cần xuất phát từ mối quan hệ cạnh tranh giữa các công ty này để đảm bảo rằng thành viên HĐQT của công ty có thể thực hiện được nghĩa vụ trung thành, vì lợi ích công ty mà mình đang tham gia với tư cách là người quản lý điều hành, đảm bảo tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công ty, của cổ đông; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và phù hợp với thông lệ tốt trong QTCT được các tổ chức quốc tế khuyến nghị. Do đó, chúng tôi cho rằng nên có thêm quy định về việc một thành viên HĐQT nói riêng là người quản lý công ty nói chung không được phép là người quản lý của công ty khác trong trường hợp giữa các công ty đó có mối quan hệ cạnh tranh với nhau trên cùng một thị trường liên quan, bởi lẽ người quản trị công ty trong trường hợp này nếu hành động theo nghĩa vụ trung thành, vì lợi ích của công ty này thì sẽ đi ngược lại, vi phạm chính nghĩa vụ đó ở công ty kia.

Ban kiểm soát

Trong các CTCP, đặc biệt là các công ty đại chúng và công ty niêm yết, vai trò của BKS là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng chính là giám sát hoạt động của HĐQT, GĐ (TGĐ), nhằm ngăn chặn và phát hiện những trường hợp sai phạm, thiếu sót, bất minh, bất hợp lý, xung đột lợi ích… trong việc quản lý, điều hành công ty; BKS còn đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp, giải pháp khắc phục, cải tiến để hoạt động quản lý, điều hành công ty đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, kể từ khi loại hình CTCP được thành lập theo Luật công ty 1990 đến nay ở Việt Nam, hoạt động của BKS luôn tỏ ra mờ nhạt và thiếu hiệu quả. Nhìn tổng thể khung pháp lý về quản trị CTCP mô hình có BKS thì các quy định về thiết chế này được xem là có nhiều hạn chế nhất. Trải qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung các quy định có liên quan, tính đến thời điểm hiện nay, các quy định của LDN 2020 về BKS vẫn còn một số hạn chế như:

LDN 2020 vẫn chưa đảm bảo được sự độc lập thực sự của BKS và thành viên BKS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và giám sát. LDN 2020 mặc dù có tăng cường thêm các quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên BKS, nhưng các ràng buộc trong luật lại khá lỏng lẻo, còn nhiều kẽ hở. Theo Điều 169, kiểm soát viên phải đảm bảo điều kiện: Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) và người quản lý khác; không phải là người quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác. Đồng thời, Khoản 22 Điều 4 LDN 2020 cũng đã giải thích về khái niệm người có quan hệ gia đình bao gồm: vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chồng, em ruột của vợ, em ruột của chồng. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết với các thành viên HĐQT, TGĐ/GĐ không chỉ là các thành phần trên mà còn nhiều quan hệ khác như chú, bác, cô, dì, anh, em nhà chú bác… Tại nhiều công ty, cổ đông lớn hoặc người quản lý đã lợi dụng kẽ hở này để đưa người thân vào BKS nhằm có thêm tiếng nói ủng hộ hơn là để đảm bảo chức năng kiểm soát trong công ty. Bản thân quy định thành viên BKS không phải là người quản lý công ty cũng không có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn, bởi lẽ họ có thể là người lao động trong công ty hoặc người quản lý cấp thấp (không được xác định là người quản lý công ty theo LDN hoặc điều lệ công ty). Trong những trường hợp này, họ chịu sự chi phối, ràng buộc với người quản lý công ty về lương, thưởng, việc làm và cơ hội thăng tiến…

Như vậy, làm thế nào nào để BKS thực sự là một tổ chức độc lập, làm đúng chức năng giám sát và kiểm soát mà không bị vô hiệu hóa hoặc được dựng lên như bù nhìn để hậu thuẫn sau lưng HĐQT và TGĐ/GĐ. Chúng tôi cho rằng, LDN nên quy định các thành viên HĐQT, TGĐ/GĐ không được quyền đề cử và không được quyền bỏ phiếu bầu thành viên BKS. Quy định này nếu có là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ BKS không tham gia quản lý, điều hành công ty, không có vai trò trong việc làm cho công ty hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, mà chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động quản lý điều hành công ty của HĐQT, TGĐ/GĐ và một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng quy chế pháp lý về QTCT là hạn chế thấp nhất những xung đột lợi ích trong hoạt động quản lý, điều hành. Khi một người có quyền đề cử, ủng hộ hoặc loại

Pháp luật Việt Nam về tổ chức và quản lý công ty cổ phần - 8

bỏ một người có quyền giám sát mình thì hành vi đó được xem là có xung đột lợi ích nên khi bỏ phiếu thì thành viên có lợi ích liên quan sẽ không được quyền bỏ phiếu.

Với các quy định của LDN 2020 hiện nay, trong quá trình hoạt động của BKS, các phát hiện, đề xuất của BKS chỉ mới ở dạng kiến nghị; chưa có cơ chế buộc thực thi các kiến nghị hợp lý của BKS. Theo Khoản 8 Điều 170 LDN 2020, khi phát hiện có thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ) vi phạm trách nhiệm của người quản lý thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. BKS cũng không có quyền nhân danh công ty kiện thành viên HĐQT, người quản lý hoặc các cổ đông khác, nếu xét thấy cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích công ty, quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông công ty

Quyền cổ đông


Có thể nói, trên cơ sở sự kế thừa các quy định trước đó về bảo vệ quyền cổ đông, đặc biệt là việc cân bằng và bảo vệ lợi ích của các cổ đông nhỏ, LDN 2020 đã có nhiều quy định phù hợp, đáp ứng yêu cầu của các thông lệ tốt về QTCT mà OECD đưa ra. Tuy nhiên, LDN vẫn còn một số quy định hạn chế về nội dung này, cụ thể là:

- Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông còn yếu xét về số thông tin và loại thông tin mà cổ đông được quyền tiếp cận, hoặc có quyền yêu cầu được cung cấp. Một cổ đông bình thường có sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông (trừ trường hợp công ty cổ phần đại chúng) chỉ được cung cấp bản tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm và thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ; có quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ cổ đông và biên bản họp ĐHĐCĐ. Chỉ cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% cổ phần phổ thông mới có quyền xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của BKS; yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Không có cổ đông nào được quyền yêu cầu trực tiếp cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty, v.v....

- Không có quy định nào đề cập đến quyền của cổ đông yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc Toà án huỷ bỏ quyết định của ĐHĐCĐ hoặc HĐQT

trong trường họp khẩn cấp để bảo vệ lợi ích của công ty, của cổ đông và của các bên có liên quan khác.

Người quản lý công ty

Về trách nhiệm liên đới của người quản lý công ty, theo Khoản 2 Điều 165 LDN 2020, người quản lý công ty khi vi phạm các quy định về trách nhiệm của người quản lý, sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Đây là một quy định chung nhất ràng buộc trách nhiệm của người quản lý. Do vậy, nếu điều lệ không phân định chi tiết trách nhiệm của từng người quản lý (và thường điều lệ sẽ không quy định cụ thể như vậy), thì trong trường hợp một thành viên HĐQT vi phạm trách nhiệm của mình và gây thiệt hại cho công ty, những thành viên còn lại của HĐQT cũng có thể phải chịu trách nhiệm liên đới với thành viên vi phạm đó. Như đã phân tích và bình luận ở trên, quy định mới này của LDN 2020 có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người quản lý công ty, thậm chí có tính răn đe, tạo cơ chế hữu hiệu để loại bỏ những hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý gây thiệt hại cho công ty.

Tuy nhiên, cơ chế pháp lý này cũng có nguy cơ đẩy rủi ro cho những thành viên không vi phạm nghĩa vụ, thậm chí là những thành viên mẫn cán, trung thực, trung thành và luôn hết mình vì lợi ích công ty. Việc thiếu vắng các quy định rõ ràng hơn làm căn cứ cho việc áp dụng loại trách nhiệm này sẽ gây hoang mang không nhỏ cho những người quản trị công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ các phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể thực trạng các quy định pháp luật về tổ chức và quản lý CTCP theo LDN 2020 ở nước ta hiện nay, có thể đi đến một số kết luận sau:

- Thứ nhất, đối với mô hình CTCP LDN 2020 đã xây dựng nên một cấu trúc quản lý tương đối hoàn thiện để các công ty có thể áp dụng. Đó là một cấu trúc có sự phân quyền và chế ước giữa các thiết chế trong quản trị nội bộ một cách có hiệu quả: HĐQT và BKS đều được thành lập bởi ĐHĐCĐ (phái sinh từ ĐHĐCĐ), hoạt động chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ. BKS được trao quyền lực độc lập để có thể giám sát hoạt động quản trị của HĐQT, hoạt động điều hành của GĐ (TGĐ) nhưng vẫn đảm bảo HĐQT có đủ thẩm quyền để điều hành hoạt động của công ty, đảm bảo nguyên tắc tách bạch giữa chức năng sở hữu và điều hành trong CTCP.

- Thứ hai, với các quy định hiện có của LDN 2020, các quyền cổ đông được xác lập và đảm bảo thực hiện một cách tương đối đầy đủ, nhà làm luật đã cố gắng cân bằng mối quan hệ giữa các cổ đông (lớn, nhỏ) khác nhau và điều hòa các xung đột lợi ích có thể xảy ra, kiểm soát các giao dịch có nguy cơ dẫn đến tư lợi, nâng cao trách nhiệm của người quản lý công ty bằng các quy định về nghĩa vụ của người quản trị và các hình thức trách nhiệm pháp lý đặt ra khi có vi phạm, gây thiệt hại cho công ty.

- Thứ ba, mặc dù LDN 2020 có một số điểm mới so với LDN 2014, song về cơ bản khung pháp lý về QTCT nói chung và quản trị CTCP mô hình có BKS nói riêng vẫn kế thừa và dựa trên nền tảng các quy định đã có của LDN 2014 là chủ yếu. Do đó, có một số quy định được đánh giá là hạn chế của LDN 2014 vẫn tiếp tục tồn tại mà chưa được khắc phục triệt để bởi LDN 2020.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1. Phương hướng chung nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và quản lý công ty cổ phần

3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về tổ chức và quản lý công ty cổ phần

Mặc dù vấn đề tổ chức và quản lý CTCP là một vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng do nhận thức được ý nghĩa quan trọng của tổ chức và quản lý công ty nên trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã rất nỗ lực để ban hành được một khung pháp lý cơ bản về quản lý công ty trên cơ sở vận dụng những thông lệ quốc tế và đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Khuôn khổ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam đã được quy định trong LDN, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, khung pháp lý về tổ chức và quản lý CTCP của Việt Nam còn nhiều hạn chế khiến cho việc thực hiện các quy định về quản trị CTCP trong thực tiễn nhiều quy định chưa cụ thể, thiếu đồng bộ và mang nặng tính hình thức. Những hạn chế về khung pháp lý này đã và đang gây ra nhiều bất cập cho cả người quản lý, điều hành công ty cũng như các cổ đông và cơ quan quản lý Nhà nước.

Đối với những quy định trong LDN 2020, mặc dù đã có nhiều cải cách hoàn toàn mới so với LDN 2014 tuy nhiên có những cải cách chưa hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, và cũng có những nội dung vẫn kế thừa từ LDN 2014 vốn đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, cần phải sửa đổi hoặc bãi bỏ đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển của các DN hiện nay (tác giả sẽ phân tích cụ thể ở phần tiếp theo). Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và bổ sung các quy định mới về tổ chức và quản lý CTCP nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của DN như: cân đối việc giảm tỷ lệ tối thiểu để thông qua những quyết định của ĐHĐCĐ với giảm tỷ lệ tham dự họp ĐHĐCĐ tối thiểu; hài hòa lợi ích của cổ đông thiểu số và cổ đông đa số… Với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của nước ta, việc áp dụng LDN 2020 trong thời gian tới đang là một cơ hội cho việc sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và quy định pháp luật chuyên ngành, văn bản hướng dẫn thi hành LDN về quản trị CTCP; hướng tới áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị CTCP trong điều kiện thực tế ở Việt Nam; cải thiện lòng tin của các

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí