Nhóm Giải Pháp Trực Tiếp Nhằm Tăng Cường Quản Lý Tài Sản Tại Các Công Ty Cổ Phần Ngành Xây Dựng Niêm Yết Ở Việt Nam


thông tĩnh đạt 5 - 6% diện tích đất đô thị. Đẩy mạnh giao thông công cộng, riêng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải phấn đấu đáp ứng 50% nhu cầu đi lại.

Thực hiện chính sách tạo điều kiện. đặc biệt là ở các khu đô thị, khu công nghiệp và những nông thôn có khó khăn, khuyến khích phát triển nhà ở: bảo đảm chỉ tiêu nhà ở bình quân đến năm 2000 đạt 8m2 sàn/người, đến năm 2010 đạt l0m2 sàn/người, và đến năm 2020 đạt l0 - 12m2 sàn/người theo chương trình phát triển nhà ở của vùng nhằm cung cấp các loại nhà ở phù hợp với các đối tượng xã hội có nhu cẩu và mức thu nhập khác nhau. Xây dựng các công trình phục vụ công cộng, bảo đảm từ 3 - 5m2 đất/người, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân ở từng đô thị.

* Tăng cường vốn đầu tư xây dựng

Theo ước tính, nhu cầu vốn đầu tư cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật đô thị bình quân khoảng 2 tỷ VND đến 5 tỷ VND trên 1000dân, tuỳ theo quy mô của đô thị. Căn cứ mức độ tăng trưởng đô thị thì từ nay đến năm 2020 bình quân dân số đô thị mỗi năm tăng khoảng l triệu người. Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư hàng năm phải đạt từ 3000 tỷ VND tới 5000 tỷ VND. Do đó, trong thời gian tới chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài phải coi trọng hơn nguồn vốn thuộc khu vực tư nhân, viện trợ quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua các hình thức dự án BOT, BT, BTO, sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng v.v... Đồng thời có biện pháp sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước kể cả vốn vay nước ngoài để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu của đô thị, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn.

* Gia tăng năng lực khoa học kỹ thuật xây dựng

Tự thi công được công trình và tổ hợp công trình phức tạp, có công nghệ cao, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại. Nâng trình độ các công ty xây dựng địa phương có thể làm được các công trình phức tạp, quy mô lớn. Các doanh nghiệp xây dựng


trung ương đủ trình độ tổng thầu công trình, kể cả khâu cung cấp vật tư xây lắp, thiết bị công nghệ.

Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng ngang trình độ tiên tiến thế giới. Sản xuất và chế tạo được những vật liệu xây dựng chủ yếu cho phần thô và phần hoàn thiện công trình, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh trên thương trường và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngành cơ khí xây dựng đáp ứng được các yêu cầu trang thiết bị thi công sản xuất, phụ tùng thay thế sửa chữa.

* Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng lực lượng cán bộ quản lí, kĩ thuật, công nhân

Xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đối với các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến ngành xây dựng gồm : dịch vụ kiến trúc, dịch vụ tư vấn kĩ thuật xây dựng và tư vấn kĩ thuật xây dựng đồng bộ, dịch vụ quy hoạch và kiến trúc cảnh quan đô thị, dịch vụ xây dựng, dịch vụ mua bán và cho thuê bất động sản.

Bộ Xây dựng đang tranh thủ viện trợ ODA của một số nước như Pháp, Nhật, Hàn Quốc... để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề, đồng thời gửi cán bộ đi đào tạo đại học hay trê n đại học ở nước ngoài, hoặc tạo điều kiện cho nhiều cán bộ khoa học kĩ thuật tham gia các lớp học, các hội nghị, các diễn đàn quốc tế có liên quan.


Việc thực hiện các mục tiêu trên tạo nên nhiều cơ hội sản xuất – kinh doanh cho các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết nói riêng. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ để tăng cường quản lý tài sản tại doanh nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết cần nắm bắt cơ hội, gia tăng tỷ lệ sinh lời cho cổ đông của doanh nghiệp.


4.2 Nhóm giải pháp trực tiếp nhằm tăng cường quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

4.2.1 Đánh giá tác động của quản lý tài sản tới ROA, ROE và chỉ số Z của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

4.2.1.1 Kiểm định tác động của quản lý tài sản tới ROA của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Như đánh giá ở chương 3, hiện tại, tài sản của các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết chưa được quản lý chặt chẽ, khoa học, thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý tiền, phải thu, hàng tồn kho và TSCĐ HH. Do đó, để tăng cường quản lý tài sản tại các đơn vị này, trước hết, cần xác định mức độ tác động cụ thể của kết quả quản lý từng loại tài sản tới hệ số sinh lời tổng tài sản nói chung ROA, làm căn cứ khoa học để lập kế hoạch quản lý tài sản của công ty, cũng như sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các quyết định. Để giải quyết yêu cầu này, mô hình kiểm định được xây dựng dựa trên số liệu tài chính năm 2010 của 104 công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam, theo trình tự các bước như sau.

* Nêu giả thuyết

Được áp dụng đầu tiên vào năm 1920 bởi công ty DUPONT, đây thực chất là kỹ thuật phân tách một tỷ số tổng hợp thành chuỗi các tỷ số có quan hệ nhân quả, nhằm lý giải sự thay đổi của chỉ tiêu tổng hợp qua các chỉ tiêu thành phần. Theo đó, hệ số sinh lời tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp được phân tích thành:


Lợi nhuận sau thuế


Doanh thu

ROA =

-------------------------

x

------------------------ (4.1)


Doanh thu


Tổng tài sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 263 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản tại các công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam - 21


1

ROA = Doanh lợi doanh thu X ---------------- (4.2)

Tổng tài sản Doanh thu


Giả định, 4 loại tài sản Tiền, Phải thu, Hàng tồn kho và TSCĐ HH chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng tài sản tại doanh nghiệp, (4.3) sẽ tương đương với công thức sau:

Doanh


1

ROA = lợi

doanh

X

---------------------------------------- (4.3)

Tiền + Phải thu + Dự trữ + TSCĐ HH

thu


Doanh thu



ROA =

Doanh lợi

1

X ---------------------------------------------------------------- (4.4)

doanh

1

+

Kỳ

+

1

+

1

thu

Vòng quay tiền


thu tiền bình

quân


Vòng quay hàng

tồn kho


Vòng quay TSCĐ HH


Theo công thức trên, Vòng quay tiền, hàng tồn kho và TSCĐ HH tác động thuận chiều tới ROA, Kỳ thu tiền bình quân tác động ngược lại.

Vậy, giả thuyết của mô hình được đặt ra như sau:

ROA chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: Vòng quay tiền, Kỳ thu thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho và Hiệu suất sử dụng TSCĐ HH (là nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý từng loại tài sản của doanh nghiệp). Ngoài ra, có Doanh lợi doanh thu, được chứng minh qua mô hình DUPONT với quan hệ 1:1. Quy mô tổng tài sản cũng được bổ sung vào mô hình để kiểm tra. Về lý thuyết các công ty nhiều tài sản sẽ có lợi thế về quy mô nên ROA có thể lớn hơn các doanh nghiệp khác (lý thuyết hiệu quả kinh tế theo quy mô của Alfred Marshall (1842 – 1924)). Theo phân tích về lý thuyết, cơ cấu tài trợ là một trong các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài sản tại doanh nghiệp ngành xây dựng, đồng thời, các cán bộ tại công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết cũng xác nhận sự tác động của yếu tố này trên thực tế nên có thể đưa thêm biến độc lập là hệ số nợ.


* Xác định mô hình hồi quy

Dựa vào mô hình DUPONT (theo cách biến đổi phương trình ở chương 1), có thể suy đoán mối quan hệ giữa các nhân tố trên với ROA là tuyến tính (trừ Doanh lợi doanh thu), nên phương trình hồi quy có dạng như sau:

ROAi = β1 + β2 X2i + β3 X3i 4 X4i + β5 X5i + β6 X6i + ei (4.5)

Trong đó, các giá trị X2, X3 … X6 lần lượt là Hệ số nợ, Quy mô tổng tài sản, Khả năng thanh toán ngắn hạn (thay cho vòng quay tiền), Kỳ thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho và Hệ số sinh lời TSCĐ HH (thay thế Hiệu suất sử dụng TSCĐ HH do có ý nghĩa thống kê hơn, phù hợp với lý thuyết đã phân tích ở phần trước). Mặt khác, vì mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý tài sản tới ROA của doanh nghiệp nên hệ số nợ và quy mô tài sản được chọn là biến kiểm soát. Nếu khi bổ sung thêm các biến Khả năng thanh toán ngắn hạn, Kỳ thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho, Hệ số sinh lời TSCĐ HH, khả năng giải thích ROA tăng lên, việc nghiên cứu có ý nghĩa.

* Kiểm tra tính phân bố của biến phụ thuộc




Hình 4.1 Đồ thị phân bố giá trị của chỉ tiêu ROA năm 2010

Đồ thị Histogram cho thấy dữ liệu của biến số ROA năm 2010 đều tập trung xoay quanh giá trị trung bình mean = 4 % độ lệch chuẩn thấp 0,034. Dạng đồ thị


hình chuông, khá cân xứng nên có thể khẳng định biến phụ thuộc có phân bố dạng chuẩn, đây là một điều kiện cơ bản cần thỏa mãn trong mô hình hồi quy tương quan tuyến tính.

* Ước lượng tham số của mô hình và kiểm định giả thuyết

Phương pháp được sử dụng để ước lượng tham số là “Bình phương nhỏ nhất”. Kết hợp kiểm định T – test để kiểm định giả thuyết của mô hình (với khoảng tin cậy 95%).

Ho: βk= 0 (tương đương Xk không có quan hệ với ROA) H1: βk # 0 (tương đương Xk có quan hệ với ROA)

Vì có sự xuất hiện các biến kiểm soát trong mô hình nên thủ tục ước lượng và kiểm định được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, kiểm tra khả năng giải thích sự biến đổi của ROA qua biến kiểm soát hệ số nợ và Tổng tài sản. Giai đoạn 2, xem xét khả năng giải thích ROA sau khi bổ sung thêm các biến độc lập phản ánh kết quả quản lý từng loại tài sản.

Sử dụng phần mềm SPSS cùng bộ số liệu 104 công ty cổ phần xây dựng niêm yết năm 2010, kết quả kiểm định và ước lượng tham số trong mô hình như sau:

Bảng tổng kết mô hình

Mô hình


R


R2


R2

điều chỉnh


Sai số ước lượng

Các giá trị thống kê thay đổi

R2

thay

đổi

F

thay

đổi


df1


Df2

Sig. F thay

đổi

Phần nguyên =

0

1

.586a

.34

.33

.02497

.34

26.13

2

100

.000

2

.686b

.47

.44

.02288

.13

5.79

4

96

.000

a. Biến độc lập: (Constant), tổng tài sản, hệ số nợ

b. Biến độc lập: (Constant), tổng tài sản, hệ số nợ, Khả năng thanh toán ngắn hạn,

Kỳ thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho và Hệ số sinh lời TSCĐ HH

Hệ số tương quan R = 0,586 thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nhóm 2 biến kiểm soát Tổng tài sản và Hệ số nợ với ROA của doanh nghiệp. R2 = 0,34 chứng tỏ Tổng tài sản và Hệ số nợ cùng giải thích được 34% sự thay đổi của ROA, tuy nhiên


không rõ từng biến giải thích được bao nhiêu %. Giá trị F lớn (26,13) và có ý nghĩa thống kê (sig = 0,000).

Sau khi bổ sung các biến Khả năng thanh toán ngắn hạn, Kỳ thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho, Hệ số sinh lời TSCĐ HH, các giá trị R, R2 và R2 điều chỉnh đều tăng lên. Trong đó R2 điều chỉnh = 0,44 nghĩa là khi có thêm 4 biến nêu trên, cả mô hình đã giải thích được 44% (tăng thêm 10%) sự thay đổi của ROA. Sự thay đổi của chỉ số F có ý nghĩa (sig F thay đổi = 0,000), chứng tỏ việc đưa thêm các biến phản ánh hiệu quả quản lý tài sản vào mô hình là hợp lý và cần thiết.

Bảng giá trị ước lượng (a)

Mô hình

Giá trị ước lượng

Chưa điều chỉnh

Ước lượng đã

điều chỉnh


T


Sig.

Beta

Sai số

Beta

1

(Constant)

0,113

0.010


11.217

0,000

Hệ số nợ

-0.103

0,015

-0,577

-7,065

0,000

Tổng tài sản

-5.163E-

10

0,000

-0,056

-0,686

0,494

2

(Constant)

0,098

0,015


6,548

0,000

Hệ số nợ

-0,093

0,015

-0,519

-6,195

0,000

Tổng tài sản

-3.645E-

10

0,000

-0,040

-0,528

0,599

Khả năng thanh

toán ngắn hạn

0,010

0,005

0,171

1,950

0,054

Kỳ thu tiền

bình quân

-7.242E-5

0,000

-0,301

-3,765

0,000

Vòng quay

hàng tồn kho

0.002

0,001

0,256

3,233

0,002

Hệ số sinh lời

TSCĐ HH

8.415E-6

0,000

0,031

0,406

0,686

a. Biến phụ thuộc: ROA


Từ bảng giá trị ước lượng tham số, có thể thấy trong cả 2 mô hình (chỉ gồm biến kiểm soát và có đầy đủ biến số), chưa có đủ căn cứ để khẳng định quy mô tổng tài sản có tác động tới ROA của doanh nghiệp (do p đều lớn hơn 0,05). Ngoài ra, ước lượng tham số tương ứng với biến Hệ số sinh lời TSCĐ HH không có ý nghĩa thống kê (nếu thay thế bằng biến Hiệu suất sinh lời TSCĐ HH, kết quả vẫn tương tự). Các ước lượng tham số còn lại đều có ý nghĩa, suy ra tồn tại mối quan hệ giữa Hệ số nợ, Khả năng thanh toán ngắn hạn, Kỳ thu tiền bình quân, Vòng quay Hàng tồn kho với ROA trong thực tế hoạt động của các công ty cổ phần xây dựng niêm yết. Chiều tác động của các yếu tố này đều phù hợp với giả thuyết ban đầu.

Giá trị Tolerance trong kiểm định đều lớn hơn 0,17 chứng tỏ không có sự tự tương quan giữa các biến ảnh hưởng tới kết quả ước lượng tham số beta.

* Viết phương trình hồi quy tương quan

Dựa vào độ lớn và dấu của beta đã điều chỉnh trong bảng Giá trị ước lượng, phương trình toán học biểu diễn sự phụ thuộc của ROE được viết như sau:

ROEi = - 0,519*HSnoi + 0,171*TTNHi – 0,301*KTTieni + 0,256*VquayHTK +ei

(4.6)

Ý nghĩa của mô hình này: khi cố định các biến số còn lại, nếu một biến nào đó thay đổi 1 đơn vị, ROA sẽ thay đổi trung bình tương ứng bằng:

- Hệ số nợ tăng 1%, ROA giảm 0,519% và ngược lại.

- Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng 1% , ROA tăng 0,171% và ngược lại.

- Kỳ thu tiền tăng 1%, ROA giảm 0,301% và ngược lại.

- Vòng quay hàng tồn kho tăng 1%, ROA tăng 0,256% và ngược lại.

4.2.1.2 Kiểm định tác động của quản lý tài sản tới ROE và nguy cơ phá sản của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam

Kết quả kiểm định mô hình trên cho thấy từng loại tài sản được quản lý chặt chẽ, khoa học, đồng thời giảm tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn sẽ có tác động tích cực tới ROA của công ty cổ phần ngành xây dựng niêm yết ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cán bộ quản lý được phỏng vấn (mục 3.3.3.3) những bất cập trong chính sách tài trợ và nhận thức chưa đúng của lãnh đạo các công ty về tầm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/10/2022