Định Hướng Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Quản Lý Doanh Thu, Chi Phí Và Lợi Nhuận Trong Công Ty Cổ Phần

* Cách xác định lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trước thuế (thu nhập trước thuế) của doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng được hiểu là phần chênh lệch giữa doanh thuchi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó khi công ty chưa đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Hay nói cách khác lợi nhuận khi chưa phân phối, trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

Lợi nhuận sau thuế của CTCP phải được trích lập các quỹ đầu tư, phát triển tùy thuộc vào công ty đó là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm hay tổ chức tín dụng...

2.3.2. Đánh giá thực trạng phân phối lợi nhuận

* Theo Luật doanh nghiệp hiện hành

Trong CTCP, cổ đông được chi trả cổ tức dựa trên nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật doanh nghiệp hiện hành. Cổ đông nhận được cổ tức sau khi CTCP hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và trích lập các quỹ để lại trong công ty. Mặc dù Luật doanh nghiệp hiện hành không quy định cụ thể các quỹ phải trích lập trước khi chi trả cổ tức nhưng về nguyên tắc, ĐHĐCĐ quyết định mức chi trả dựa trên đề xuất của HĐQT mà vẫn đảm bảo an toàn vốn và cân đối lợi ích giữa công ty và cổ đông. Cổ đông được nhận cổ tức có thể bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ của công ty.

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, HĐQT trong CTCP có thẩm quyền kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty [điểm n, Khoản 2, Điều 108]. Cổ đông nhận được mức cổ tức như thế nào phụ thuộc vào nghị quyết của ĐHĐCĐ hoặc quy chế nội bộ về tỷ lệ phân bổ từ lợi nhuận sau thuế vào các quỹ cũng như nguyên tắc chi trả cổ tức của công ty.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi, cổ tức được phân chia phụ thuộc vào cam kết của công ty khi phát hành cổ phần ưu đãi. Còn đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ đông sở hữu cổ phần này có quyền biểu quyết, quyết định các vấn đề kinh doanh, phân phối lợi nhuận. Từ đó có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông khác. Cho nên Luật doanh nghiệp cần có những quy định cụ thể hóa phạm vi quyền của cổ đông có quyền ưu đãi biểu quyết. Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ đông sở hữu loại cổ phần này có đặc quyền ưu tiên đối với vốn và tài sản của công ty. Điều này được quy định rõ tại Điều 82 và Điều 83 Luật doanh nghiệp hiện hành. Cổ phần ưu đãi cổ tức được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, trong đó cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức để cổ đông có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Đối với cổ đông Nhà nước về nguyên tắc được hưởng cổ tức như các cổ đông khác. Tuy nhiên khi sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phát hành, cổ đông Nhà nước có thể thông qua người đại diện phần vốn góp có lá phiếu quyết định đến mức cổ tức chi trả. Bởi thế cần phải có biện pháp bảo đảm lợi ích cho các cổ đông khác khi cổ đông Nhà nước nắm giữ vị trí chi phối trong công ty.

* Theo Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Do công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và công ty bảo hiểm là một hình thức tồn tại của CTCP, xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nên các công ty này vừa phải tuân thủ Luật doanh nghiệp hiện hành vừa phải chịu sự điều chỉnh của luật chuyên ngành, Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính về tổ chức hoạt động cũng như quản lý tài chính.

Theo Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ tài chính quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là đối tượng phải tuân thủ các chỉ tiêu an toàn tài chính [2]. Theo đó lợi nhuận sau thuế phải được trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, trích lập quỹ dự phòng và chủ sở hữu có quyền quyết định mức trích cho phù hợp. Đối với công ty đại chúng có quyền thu hồi mọi khoản lợi nhuận do thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, người phụ trách tài chính, kế toán và người quản lý khác trong bộ máy quản lý của công ty từ việc mua hoặc bán chứng khoán của công ty trong thời hạn 06 tháng kể từ thời điểm mua hoặc bán. Theo đó, cổ đông của công ty đại chúng có quyền khởi kiện tại Tòa án để thu hồi khoản lợi nhuận từ các giao dịch trên nếu phát hiện các giao dịch không công bằng [Điều 31, 15].

Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam - 9

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tín dụng là CTCP, Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn Nhà nước tại Ngân hàng thương mại phải lấy ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Đối với tổ chức tín dụng cổ phần phải có cổ phần phổ thông và đồng thời có thể có cổ phần ưu đãi, trong đó bao gồm cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi biểu quyết [11]. So với Luật doanh nghiệp hiện hành, Luật các tổ chức tín dụng hiện hành quy định chi tiết và cụ thể, cổ tức cố định chỉ được trả khi tổ chức tín dụng làm ăn có lãi. Trường hợp tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ hoặc có lãi nhưng không đủ để chia cổ tức cố định thì cổ tức cố định trả cho cổ phần ưu đãi cổ tức được cộng dồn vào các năm tiếp theo [Khoản 3 Điều 52].

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 của Nghị định số 46/2007/NĐ- CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, về nguyên tắc sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Theo đó, quỹ dự trữ bắt buộc được trích với mức bằng 5% lợi nhuận sau thuế hằng năm, nhưng mức trích tối đa bằng 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp [7].

Tác giả đưa ra 02 ví dụ điển hình về phân phối lợi nhuận của hai CTCP thông qua báo cáo của HĐQT trình ĐHĐCĐ như sau:

Bảng 2.2: Báo cáo về phân phối lợi nhuận và chia cổ tức năm 2013 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư - thương mại SMC (Xem phụ lục 1).

Bảng 2.3: Báo cáo về phân phối lợi nhuận năm 2013 và kế hoạch cổ tức năm 2014 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm trình Đại hội đồng cổ đông (Xem phụ lục 2).

Qua bảng 1 và bảng 2, có thể thấy thực trạng phân phối lợi nhuận ở CTCP đầu tư - thương mại SMC và CTCP dược phẩm Imexpharm trình ĐHĐCĐ đều trích lập các khoản lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, các quỹ đầu tư phát triển, các quỹ khen thưởng cũng như các phương án sử dụng các quỹ đó một cách cụ thể và rõ ràng. Đồng thời công khai mức cổ tức chi trả cho cổ đông, chi phí thù lao cho HĐQT, BKS...Việc công khai này không những đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông của công ty mà còn đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong việc phân chia lợi nhuận.

2.3.3. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận

* Bảo đảm quyền lợi của người góp vốn

Trong CTCP, khi cổ đông không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành thì lợi ích của họ chỉ được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động kinh doanh và

việc kiểm soát chặt chẽ doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Vốn điều lệ CTCP được hình thành bằng đóng góp của cổ đông. Thông thường, tăng vốn điều lệ nhằm bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư, so với vay vốn ngân hàng thì tăng vốn điều lệ thường được công ty sử dụng để tiết kiệm chi phí và tạo ra lợi nhuận cho cổ đông, đặc biệt đối với công ty có lợi thế chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, đối với công ty huy động vốn bằng phát hành trái phiếu chào bán ra công chúng, thì đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu là một điều kiện bắt buộc. Ở các nước Anh, Mỹ, vốn của công ty được coi là phương tiện trả nợ [26] Quan điểm này cũng giống với ý tưởng lập pháp trong Luật doanh nghiệp nước ta là ưu tiên thanh toán các khoản nợ đến hạn khi ĐHĐCĐ quyết định chi trả cổ tức. Tuy nhiên, giao dịch vốn của chủ sở hữu có ảnh hưởng đến lợi ích của chủ nợ thì chưa được quy định cụ thể trong Luật doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều CTCP phân chia thặng dư vốn dưới hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tuy tạo lợi ích cho cổ đông nhưng lại làm giảm giá trị vốn khả dụng của công ty trên sổ sách kế toán. Ngày 10/8/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 130/2012/TT-BTC thay thế Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 có quy định tổng số cổ phiếu thưởng được phát hành theo chương trình lựa chọn trong mỗi 12 tháng không được vượt quá 5% số cổ phần đang lưu hành của công ty và mục đích phát hành cổ phiếu thưởng được chỉ định phân chia cho người lao động, trong khi phát hành cổ phiếu thưởng theo Thông tư 18 nhằm phân phối cho cổ đông hiện hữu. So với Thông tư 18, Thông tư 130 quy định không rõ về nguồn vốn được sử dụng để phát hành cổ phiếu thưởng mà chỉ quy định điều kiện là “công ty phải có đủ nguồn vốn thực hiện căn cứ báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán từ các nguồn: Thặng dư vốn, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ khác được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ”.

* Bảo đảm cân đối lợi ích giữa các chủ thể trong phân phối lợi nhuận của CTCP

Trong CTCP, việc phân phối lợi nhuận ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các chủ thể như cổ đông, chủ sở hữu, nhà đầu tư...Vì vậy việc làm thế nào để cân đối lợi ích giữa các chủ thể với nhau là hết sức cần thiết. Trong khi đó, tổng lợi nhuận của công ty được phản ánh qua báo cáo tài chính. Các chủ thể góp vốn chỉ được phân phối lợi nhuận sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật Điều lệ cũng như quy chế nội bộ của công ty. Việc đảm bảo các lợi ích này đòi hỏi các nhà quản lý, điều hành như ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lý tránh xung đột lợi ích từ phía các chủ thể.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1. Định hướng hoàn thiện

Khiếm khuyết của pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong CTCP là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. Bởi lẽ, nhà nước thực thi các chính sách thông qua việc ban hành và thực thi pháp luật. Thực tế cho thấy, mọi chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ được thực hiện khi nó được chuyển hóa thành luật. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển. Để xác định các định hướng hoàn thiện pháp luật một cách đúng đắn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, những người quyết định chính sách cần phân tích một cách cẩn trọng, chính xác các định hướng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, chủ trương chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, cần xác định đúng mục tiêu phát triển trên cơ sở một chủ thuyết phát triển đúng đắn đảm bảo tính lý luận chặt chẽ, cần hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của người dân. Việc xác định các định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây.

3.1.1. Bảo đảm công bằng giữa các chủ thể trong kinh doanh

Như đã phân tích, trong CTCP không phải cổ đông nào cũng có thể nắm bắt thông tin về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận một cách cụ thể. Bởi thực tế cho thấy phần lớn CTCP có số lượng cổ đông không giới hạn. Cho nên chủ yếu các cổ đông lớn là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của cổ đông pháp nhân thường tham gia vào bộ máy quản lý, điều hành công ty. Vì vậy, các cổ đông chỉ có thể tiếp cận thông tin về doanh thu, chi phí và

lợi nhuận cơ bản thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty hàng năm hoặc kết quả trả lời của BKS về kiểm tra, xem xét các vấn đề liên quan đến quản lý, điều hành công ty. Như vậy vô hình dung việc tiếp cận cụ thể về tài chính cũng như doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các cổ đông phụ thuộc vào những người trực tiếp quản lý, điều hành công ty như HĐQT, ban giám đốc, BKS và hệ thống kế toán. Điều này dẫn đến hệ lụy nếu như những người quản lý, điều hành này không thật sự khách quan, trung thực thì lợi ích giữa các chủ thể trong CTCP có thực sự đảm bảo tính công bằng hay không? Nhất là đối với các cổ đông thiểu số khi xảy ra tình trạng nhóm các cổ đông lớn cấu kết thâu tóm quyền hành để phục vụ lợi ích của họ. Thực tế cho thấy hàng loạt trường hợp khiếu kiện liên quan đến việc bán cổ phần cho đối tác chiến lược, cổ đông lớn, thành lập công ty con hay gian lận báo cáo tài chính trong thời gian vừa qua là những minh chứng rõ ràng. Và trong phần lớn trường hợp này, quyền lợi của các cổ đông thiểu số bị loại ra ngoài. Dường như cổ đông lớn thường tìm cách khai thác một cách triệt để lợi nhuận cho mình, bất chấp thiệt hại thuộc về ai. Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Đình Cung (2009):"Về phía các cổ đông nhỏ, không có cổ đông nào yêu cầu công ty cung cấp thông tin về giấy tờ, hồ sơ kế toán của công ty...hoặc cũng có thể họ chưa biết mình có quyền đó. Dựa vào những điểm yếu này, không ít CTCP khi muốn thay đổi nội dung trong Điều lệ hoạt động hoặc kế hoạch kinh doanh, chủ tịch HĐQT chỉ thăm dò thái độ đồng tình của các cổ đông lớn mà bỏ qua các cổ đông nhỏ" [24, tr.353]. Do đó mà việc tham gia quản lý doanh thu, chi phí của nhóm cổ đông này hầu như không diễn ra nguyên nhân do chưa hiểu hoặc ít quan tâm đến quyền lợi của mình nên đã phó thác phần vốn của mình, miễn sao được chia cổ tức hàng năm. Ngoài ra, có một số vi phạm điển hình xung quanh việc tăng vốn điều lệ và công bố thông tin ở các công ty gây thiệt hại lớn cho các cổ đông nhỏ. Chẳng hạn, ở CTCP Vận tải

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 24/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí