6/2002, ngân hàng Y đã khởi kiện tại toà án nhân dân thành phố Hà nội đòi Công ty Điện tử Y trả số tiền 3.000.000.000 đồng nợ gốc và 2.500.000.000
đồng nợ lãi. Ngày 10/7/2002, Toà án nhân dân thành phố Hà nội đã tiến hành xét xử công khai theo thủ tục sơ thẩm buộc Công ty Điện tử A phải trả ngân hàng Y số tiền 4.000.000.000 đồng, trong đó nợ gốc là 2.500.000.000
đồng và nợ lãi là 1.500.000.000 đồng. Ngày 30/7/2002, ngân hàng Y đã uỷ thác cho công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng Y tiếp tục xử lý đối với khoản nợ này. Với mục tiêu “tập trung giải quyết nhanh những khoản nợ tồn
đọng”, công ty quản lý nợ đã chấp nhận phán quyết của toà, không kháng cáo bản án sơ thẩm và làm đơn yêu cầu thi hành án ngay. Mặc dù, theo bản án số nợ Công ty Điện tử A phải trả thấp hơn 1.500.000.000 đồng.
Ngày 27/9/2002, bên phải thi hành án là Công ty Điện tử A đã trả được 2.000.000.000 đồng, số còn lại cam kết thực hiện trước 31/12/2002. Tuy nhiên, ngày 01/10/2002, Thanh tra NHNN Việt nam đã yêu cầu ngân hàng Y và công ty quản lý nợ giải trình lý do chấp nhận bản án sơ thẩm, đồng thời yêu cầu làm công văn đề nghị xem xét giám đốc thẩm với bản án đã tuyên. Như vậy, trường hợp này đã mâu thuẫn giữa mục tiêu của công ty quản lý nợ là nhanh chóng thu hồi nợ và yêu cầu của NHNN Việt nam là phải thu đúng, thu đủ, đảm bảo chính xác tuyệt đối.
Kinh nghiệm các nước cho thấy, họ có những cách tiếp cận không giống nhau trong việc xác định mục tiêu cho công ty quản lý nợ. ë một số nước, công ty quản lý nợ hoạt động với mục tiêu xử lý, sắp xếp những tài sản tiếp nhận được, sau đó
chuyển giao lại cho Nhà nước. Công ty quản lý nợ được sử dụng như những công cụ xử lý tài sản nhanh chóng để bán lại cho người có nhu cầu. Trong tất cả các trường hợp, mục tiêu chung sẽ là xử lý càng nhanh chóng càng tốt để tránh những tác động
tiêu cực làm giảm giá trị và để tối thiểu hoá các chi phí của nhà nước. ë mét sè
Có thể bạn quan tâm!
- Công Ty Quản Lý Nợ Có Thời Gian Hoạt Động Xác Định Và Tương Đối Ngắn
- Nguyên Nhân Của Tình Tình Nợ Quá Hạn Tồn Đọng
- Pháp Luật Về Công Ty Quản Lý Nợ Ở Việt Nam Hiện Nay
- Trong Lĩnh Vực Xây Dựng Và Thực Hiện Kế Hoạch Xử Lý Nợ
- Vấn Đề Chia Sẻ Lợi Nhuận Và Tổn Thất Đối Với Những Khoản Nợ Quá Hạn Tồn Đọng Được Chuyển Giao
- Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
nước, công ty quản lý nợ lại tập trung vào việc cơ cấu lại những món vay không có khả năng chuyển nhượng để làm cho chúng có thể dễ dàng chuyển nhượng hơn. ở một số nước khác, mục tiêu là đạt được sự hợp tác giữa khách hàng mắc nợ và các ngân hàng trong việc cơ cấu lại tổ chức.
Như vậy, với cách quy định như hiện nay, chúng ta chưa làm nổi bật được những nét đặc trưng của công ty quản lý nợ, chưa làm rõ được sự khác biệt với những doanh nghiệp đòi nợ thuê khác.
2.2 Các thủ tục về thành lập, đăng ký kinh doanh, mở văn phòng giao dịch, chi nhánh của công ty quản lý nợ
Các ngân hàng có thời gian hoạt động ít nhất 03 năm kể từ ngày khai trương và có nhu cầu sẽ được phép thành lập công ty quản lý nợ. Trước khi tiến hành thủ tục
đăng ký kinh doanh, ngân hàng có nhu cầu thành lập công ty quản lý nợ, phải xin ý kiến của NHNN Việt nam. Đầu mối tiếp nhận hồ sơ là Vụ Các Ngân hàng và Tổ chức Tín dụng Phi Ngân hàng. Thủ tục xin phép thành lập công ty quản lý nợ của các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần có sự khác nhau. Cụ thể, các ngân hàng quốc doanh được gửi trực tiếp hồ sơ xin phép đến NHNN Việt nam, còn các ngân hàng thương mại cổ phần phải gửi hồ sơ lấy ý kiến chi nhánh NHNN tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi ngân hàng đặt trụ sở chính. Hồ sơ xin phép thành lập công ty quản lý nợ do chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người
được chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền ký. Người có thẩm quyền cho phép thành lập công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại là Thống đốc NHNN Việt nam. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng báo công khai các thông tin chính của công ty được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Công ty quản lý nợ hiện nay được tổ chức theo mô hình Giám đốc công ty và bộ máy giúp việc gồm Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Phụ trách bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ khác. Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý nợ do Hội đồng quản trị của ngân hàng quyết định trên cơ sở tình hình thực tế của từng ngân hàng, mục tiêu và nhiệm vụ của công ty quản lý nợ.
Trong quá trình hoạt động, công ty quản lý nợ có thể cho thành lập một hoặc một số chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trên cả nước để mở rộng hoạt động và thuận tiện trong giao dịch của mình. Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, do ngân hàng mẹ quyết định mà không cần xin ý kiến của NHNN Việt nam. Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện được quy
định tại Luật doanh nghiệp và Điều 10 Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về
đăng ký kinh doanh.
Nếu phát sinh các vướng mắc trong quá trình đăng ký kinh doanh, đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng thương mại hoặc công ty quản lý nợ có quyền khiếu nại tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án hành chính cấp tỉnh nơi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
2.3 Nhiệm vụ của công ty quản lý nợ
Nếu căn cứ vào tiêu chí là tài sản đảm bảo thì các khoản nợ quá hạn được chia thành nợ không có tài sản đảm bảo và nợ có tài sản đảm bảo. Hiện nay, tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng khá đa dạng gồm bất động sản như quyền sử dụng đất, cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà ở, các công trình xây dựng dở dang… động sản và tài sản khác như hàng hoá, phương tiện giao đường bộ, đường thuỷ, máy móc, thiết bị… Việc chuyển đổi khối tài sản khổng lồ này thành tiền thật không đơn giản. Bởi lẽ, hàng hoá kém phẩm chất, quá hạn sử dụng; máy móc thiết bị lạc hậu; phần lớn bất động sản không có giấy tờ hợp pháp; giá trị tài sản khi cho vay được định giá cao hơn thị trường nhiều lần; thủ tục cầm cố thế chấp không đầy đủ. Thậm chí, nhiều tài sản được toà án tuyên giao cho ngân hàng phát mại để thu hồi nợ thì việc thực hiện bản án cũng gặp không ít khó khăn về thủ tục hành chính; thuế, lệ phí đối với tài sản…
Để giúp đỡ các ngân hàng trong việc xử lý nợ, tận thu các khoản nợ xấu, hạn chế tối đa tổn thất và rủi ro xảy ra đối với tài sản đảm bảo, công ty quản lý nợ được giao các nhiệm vụ cụ thể sau:
Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng (bao gồm nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo) và tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao) liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn;
Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản toà án giao) kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất bằng việc tự bán công khai hoặc bán thông qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
Hoàn thiện các hồ sơ có liên quan đến các khoản nợ theo quy định của pháp luật trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng của Chính phủ xem xét,
trình Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng xoá nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không có đối tượng để thu hồi);
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với những tài sản đảm bảo chưa đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh;
Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các giải pháp: giãn lịch trả nợ; miễn hoặc giảm lãi vay; đầu tư thêm vốn; chuyển giá trị khoản nợ hoặc giá trị tài sản đảm bảo thành vốn góp, vốn liên doanh;
Xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản
đảm bảo để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh
Mua, bán quyền đối với các khoản nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ khác.
Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của ngân hàng. (1)
Về cơ bản đây là những hoạt động chính bao trùm quá trình xử lý nợ tồn
đọng, đáp ứng được nguyện vọng của các ngân hàng nhiều năm nay. Theo quy định của pháp luật, tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ tại ngân hàng, nếu khách hàng không trả
được nợ thì ngân hàng có quyền quản lý, thu hồi, phát mại. Thực tế, ngân hàng chỉ
được quyền quản lý tài sản trên hồ sơ, giấy tờ mà thôi. Từ tháng 12/1999, Chính phủ
đã cho phép các ngân hàng thực hiện việc quản lý, khai thác, phát mại và thu nợ đối với tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, cho đến bây giờ việc các ngân hàng thực hiện quản lý, khai thác, phát mại tài sản đảm bảo vẫn gặp nhiều khó khăn, ách tắc. Bằng việc chuyển giao, uỷ thác việc xử lý tài sản, cơ cấu lại các khoản nợ cho công ty quản lý nợ, các ngân hàng có điều kiện tập trung hơn vào các hoạt động kinh doanh hàng ngày. Và công ty quản lý nợ có điều kiện tự chủ đàm phán với khách hàng về mua, bán và khai thác tài sản; chủ động giao dịch với bên vay trong việc gia hạn trả nợ, miễn giảm nợ lãi, cơ cấu lại nợ…giúp bên vay khôi phục lại sản xuất kinh doanh để trả nợ, nhờ đó tận dụng được các cơ hội kinh doanh, tiết kiệm được thời gian và kinh phí, sớm thu hồi nợ về cho các ngân hàng.
Thêm vào đó, công ty quản lý nợ được giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ pháp lý của khoản nợ và những tài sản có liên quan là việc làm cần thiết lúc này. Việc
hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản, tuy công ty quản lý nợ sẽ mất thời gian và chi phí nhưng giá trị tài sản khi phát mại nhờ đó gia tăng đáng kể, khả năng thu hồi nợ cũng khả quan hơn. Đối với những tài sản phức tạp chưa thể hoàn thiện ngay về mặt pháp lý, công ty quản lý nợ có điều kiện tập trung, phân loại, đánh giá, cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng của Chính phủ có phương hướng xử lý cụ thể.
Thực tế cho thấy, ngay sau khi đi vào hoạt động, các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng đã được ngân hàng mẹ chuyển giao hàng trăm hạng mục tài sản với tổng giá trị hàng ngàn tỷ đồng. Mặc dù, mới đi vào hoạt động nhưng nhiều công ty quản lý nợ đã đạt được những kết quả cụ thể. Trong đó, triển khai tích cực nhất phải kể đến Công ty quản lý nợ của Ngân hàng Ngoại Thương và Ngân hàng Công thương. Tổng số tiền Công ty quản lý nợ của Ngân hàng Công thương đã thu
(1) Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 và Điều 10 Điều lệ mẫu của Công ty quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định số 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001
được qua khai thác và bán tài sản là 500 tỷ, riêng bán 44 trên tổng số 78 tài sản được bàn giao thu 343 tỷ đồng chiếm 68,6%. 6 tháng đầu năm 2002, công ty đã khai thác và bán được 272 tỷ đồng, trong đó 90% thu được qua bán tài sản. Công ty quản lý nợ trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương đã ký được hợp đồng cho thuê 7 trên tổng số 24 tài sản được ngân hàng mẹ bàn giao uỷ thác, số tiền thu về được trên 1 tỷ. Công ty quản lý nợ trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nhận bàn giao nợ của 7 khách hàng, trị giá 36 tỷ đồng thì số nợ thu được bằng tiền là 10 tỷ đồng, thu được thông qua góp vốn liên doanh được 0,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền thu được mới chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản của các vụ án mà toà án đã tuyên giao và chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với tổng số nợ tồn đọng hiện nay của các ngân hàng.
Bên cạnh những kết quả đã được, các ngân hàng và công ty quản lý nợ cũng gặp không ít khó khăn như việc xác định điều kiện đối với các khoản nợ chuyển giao, hình thức pháp lý của việc chuyển giao, nguyên tắc xác định giá khi chuyển giao khoản nợ. Cụ thể hơn, việc chuyển giao khoản nợ sẽ được ngân hàng thực hiện dưới hình thức nào? Cấp vốn điều lệ, mua bán nợ hay uỷ thác xử lý để từ đó những hình thức pháp lý tương ứng quyết định cấp vốn, hợp đồng mua bán nợ, hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng tư vấn; gía cả khi chuyển nhượng quyền đòi nợ là giá thoả thuận hay giá trên hợp đồng hay giá thị trường. Đối với nhiệm vụ cơ cấu lại nợ tồn đọng
bằng cách miễn hoặc giảm lãi vay; đầu tư thêm vốn; chuyển giá trị khoản nợ hoặc giá trị tài sản đảm bảo thành vốn góp, vốn liên doanh, các công ty quản lý nợ cũng chưa được pháp luật hướng dẫn và quy định rõ. Các công ty quản lý nợ chỉ chủ động cơ cấu lại nợ theo cách chuyển khoản nợ thành vốn góp hay góp vốn liên doanh khi việc thu hồi được nợ có cơ sở rõ ràng, như công ty quản lý nợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã làm.
Bởi vậy, trong thời gian qua, phần lớn tài sản mà các công ty quản lý nợ đang khai thác, quản lý và mua bán chủ yếu là do ngân hàng mẹ ủy quyền xử lý. Số tài sản
đảm bảo do ngân hàng mẹ chuyển giao như một phần vốn góp chiếm tỷ lệ không
đáng kể. Số nợ do công ty quản lý nợ mua từ ngân hàng mẹ hoặc từ ngân hàng khác không có. Việc mua bán nợ giữa các công ty quản lý nợ với nhau và với các ngân hàng khác chưa thực sự diễn ra. Không ít ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến giải pháp tận thu thông qua mô hình công ty quản lý nợ mà chỉ nhấn mạnh phương pháp dùng nguồn dự phòng rủi ro đưa ra hạch toán ngoại bảng tổng kết tài sản để làm đẹp sổ sách. Họ sử dụng công ty quản lý nợ như một công cụ chuyên quản lý những tài sản chưa đủ điều kiện bán và để giải quyết những vướng mắc mà bản thân ngân hàng không thể tự tiến hành.
Tóm lại, nhiệm vụ của công ty quản lý nợ được giao rất cụ thể và nặng nề, từ việc tự xử lý các khoản nợ, hoàn thiện thủ tục pháp lý và bán các tài sản do ngân hàng mẹ chuyển giao, uỷ thác đến việc “giúp đỡ” các ngân hàng khác xử lý nợ. Nếu làm tốt các nhiệm vụ được giao, công ty quản lý nợ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, đẩy nhanh được tốc độ thu hồi nợ và đặc biệt giúp các ngân hàng xử lý cơ bản vấn đề nợ quá hạn. Tuy nhiên, cơ chế pháp lý chưa được nhà nước quy định rõ ràng là nguyên nhân khiến cho các công ty quản lý nợ gặp khó khăn khi thực thi nhiệm vụ được giao.
2.4 Quyền hạn của Công ty quản lý nợ
2.3.1 Trong lĩnh vực tài chính
Để có điều kiện cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản; mua lại quyền đối với các khoản nợ quá hạn; cơ cấu lại khoản vay… công ty quản lý nợ phải có nguồn tài chính vững mạnh.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có văn bản pháp lý quy định hay đòi hỏi phải có vốn pháp định đối với lĩnh vực khai thác và quản lý tài sản đảm bảo. Do vậy, vốn điều lệ của công ty quản lý nợ là vốn tự khai, do ngân hàng thương mại cấp khi thành lập. Về nguyên tắc, vốn cấp của ngân hàng thương mại bao gồm tiền Việt nam, ngoại tệ, vàng, tài sản, quyền đòi nợ… Theo Luật doanh nghiệp, nếu tài sản góp vốn không phải là tiền mặt, vàng thì thành viên sáng lập phải định giá những tài sản đó theo nguyên tắc đồng thuận và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với giá trị tài sản góp vốn . Đối với công ty quản lý nợ, thành viên sáng lập và là chủ sở hữu duy nhất là ngân hàng thương mại. Như vậy, việc xác định giá trị tài sản góp vốn sẽ do ngân hàng thương mại tự quyết định và chịu trách nhiệm. Vấn đề
đặt ra là, trường hợp ngân hàng thương mại góp vốn bằng quyền tài sản như quyền
đòi nợ hoặc quyền khai thác những tài sản đảm bảo thì việc xác định giá như thế nào
để đảm bảo công bằng vừa tránh trường hợp ngân hàng thương mại sử dụng cách thức này để chuyển hết những khoản nợ khó đòi (thậm chí cả những khoản nợ không thể thu hồi) nhằm làm sạch bảng tổng kết tài sản.
Vốn điều lệ ngân hàng A cấp khi thành lập công ty quản lý nợ trực thuộc là 40 tỷ đồng, trong đó 30 tỷ đồng là tiền mặt và 10 tỷ đồng được xác định là giá trị quyền đòi nợ đối với khách hàng. Các khoản nợ này có hợp đồng tín dụng, có chữ ký xác nhận khách hàng đã nhận đủ số tiền vay từ ngân hàng và có tài sản đảm bảo là nhà xưởng, quyền sử dụng đất và một số dây chuyền sản xuất
được xác định có giá trị tương đương. Mặc dù, hợp đồng đảm bảo bị toà án tuyên vô hiệu do không có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giấy tờ sở hữu đối với khối tài sản đảm bảo chưa hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật nhưng toà án vẫn giao cho ngân hàng. Ngân hàng sử dụng quyền đòi nợ có đảm bảo làm vốn góp. Để có tiền cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản khác hay tái cho vay đối với những khoản nợ khác, công ty quản lý nợ phải bán khối tài sản đó. Sau khi trừ chi phí hoàn tất thủ tục xác lập quyền sở hữu, chi phí bán tài sản (thuê định giá, thuê bảo vệ, bảo hiểm, bán đấu giá…) số tiền thực thu về chỉ còn 8 tỷ. Vậy, thực tế ngân hàng chỉ cấp cho công ty quản lý nợ số tiền là 38 tỷ đồng làm vốn điều lệ, trong khi nợ quá hạn của ngân hàng vẫn giảm được 10 tỷ đồng.
Ngoài vốn điều lệ được ngân hàng cấp, vốn hoạt động của công ty quản lý nợ còn gồm vốn điều chuyển nội bộ từ ngân hàng mẹ, vốn vay của các tổ chức tài chính,
tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, các quỹ được trích lập (quỹ đầu tư, quỹ dự
phòng…) và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Công ty quản lý nợ là công ty trách nhiệm hữu hạn nên không được quyền phát hành cổ phiếu, không được công khai huy động vốn trong công chúng như công ty cổ phần bằng cách phát hành các loại trái phiếu, cổ phiếu…
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty quản lý nợ có quyền chủ động trong việc sử dụng vốn được cấp và các nguồn lực khác được giao. Việc chi tiêu phải đảm bảo nguyên tắc đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo an toàn và có bồi hoàn từ nguồn thu do thu nợ, bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn liên doanh. Cụ thể, công ty được sử dụng nguồn vốn và các quỹ cho các nhu cầu cơ bản sau:
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, văn phòng, trụ sở; mua sắm trang thiết bị làm việc, tài sản cố định phục vụ hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ.
Chi phí cho việc xử lý tài sản đảm bảo bằng các biện pháp thích hợp như cải tạo, sửa chữa nâng cấp tài sản; thuê người trông coi, bảo vệ tài sản; mua bảo hiểm cho tài sản; quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản; thuê kiểm
định, đánh giá, định giá tài sản; nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật
đối với tài sản (tiền thuê đất, thuế đất, thuế chuyển sử dụng đất..); tự tổ chức bán đấu giá hoặc thông qua các trung tâm đấu giá bán tài sản…
Mua các khoản nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý nợ khác.
Trong trường hợp thiếu vốn để hoạt động, như mọi doanh nghiệp khác, công ty quản lý nợ có quyền lựa chọn hình thức và thời hạn huy động vốn phù hợp với
điều kiện của mình và theo quy định của pháp luật như vay vốn của ngân hàng mẹ hoặc từ các ngân hàng khác; được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động xử lý nợ, ngoại trừ việc phát hành các chứng từ có giá.
Công ty có quyền quản lý đối với nguồn vốn và tài sản của mình bằng công tác kế toán, thống kê tài sản; kiểm tra đối chiếu công nợ, kiểm kê đánh giá tài sản,