Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 11

Trước khó khăn thực sự của bà C và gia đình, việc xét miễn hoặc giảm lãi cho bà C là chấp nhận được. Tuy nhiên, ngân hàng V và cơ quan thi hành án không có cơ sở pháp lý để làm điều này. Cụ thể:

-Đối với ngân hàng V: Theo quy chế miễn, giảm lãi của NHNN (1) và của ngân hàng V, bà C không thuộc diện được miễn, giảm lãi trừ trường hợp cơ quan thi hành án có văn bản xác nhận bà C không có điều kiện thi hành án. Nếu không, quyết định giảm lãi của ngân hàng V cho bà C có thể bị Thanh tra NHNN Việt nam kết luận cố ý làm sai.


-Đối với cơ quan thi hành án: Không thể rút phong toả các tài sản của bà C (vì nghĩa vụ thi hành án của bà C chưa chấm dứt) và không thể có ý kiến bằng văn bản đề nghị ngân hàng V giảm lãi cho bà C vì tài sản của bà C vẫn còn dù không phát mại được để, đồng thời “e ngại” Viện Kiểm sát cho là có dấu hiệu “không bình thường” trong khi thi hành công việc.


Do vậy, sự việc cho dù là rất đơn giản và các bên đều mong muốn giải quyết nhưng với cơ sở pháp lý hiện hành, sự việc cứ kéo dài không thể giải quyết dứt

điểm.


Một vấn đề được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến, đó là việc hiện nay chúng ta có quá nhiều quan hệ kinh tế bị “hình sự hoá”. Một khoản vay không thu hồi được nợ thì cán bộ cho vay phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng Điều 285 Bộ Luật Hình sự được ví như chiếc vòng “kim cô” lúc nào cũng có thể chụp xuống đầu những người làm công tác cho vay, thu hồi nợ. Ranh giới giữa “sự năng động, sáng tạo” và “tội cố ý làm” rất mong manh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Do đó, những người trực tiếp phải ra quyết định liên quan đến xử lý nợ và những người thi hành các quyết định đó rất cần được sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp họ thực hiện chức trách một cách trung thực. Nói cách khác, pháp luật quy định cho phép những nhân viên của công ty quản lý nợ không bị truy tố hoặc xét xử tại bất kỳ toà án nào vì những tổn thất hoặc mất mát do hành vi phải thi hành hoặc không thi hành của mình nếu họ đã thực hiện với sự trung thực và làm


Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 11

(1) Điều 23 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước


đúng pháp luật.


8. Về kiểm soát sự lạm quyền của công ty quản lý nợ


Trong quá trình hoạt động, thật khó đảm bảo chắc chắn rằng công ty quản lý nợ hoặc một bộ phận nhân viên của nó sẽ không lợi dụng những quyền hạn đặc biệt mà pháp luật giao cho để phục vụ cho mục đích cá nhân. Việc vi phạm là điều không thể tránh khỏi và có thể dự đoán trước. Những hạn chế này sẽ ảnh hưởng nhất định tới tính nghiêm minh của pháp luật.


Tuy nhiên, như đã đặt vấn đề ban đầu, việc xử lý nợ chỉ được thực hiện trong một thời gian xác định và do vậy, chúng ta cần chấp nhận tổn thất, chấp nhận rủi ro

để thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ tồn đọng. Đồng thời, để hạn chế tối đa sự lạm quyền, cũng như những tổn thất có thể xảy ra đối với tài sản quốc gia, bên cạnh việc giao cho công ty quản lý nợ những quyền hạn đặc biệt, chúng tôi đề nghị pháp luật cần quy định một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ; quy định trách nhiệm giải trình cụ thể của công ty quản lý nợ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quy định trách nhiệm báo cáo thường kỳ những hoạt động của công ty quản lý nợ trong việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra (các báo cáo này nên được thiết kế theo các chuẩn mực kế toán quốc tế); quy định công khai các thông tin tài chính chi tiết; quy định chế độ kiểm toán nội bộ và quy chế kiểm toán thường xuyên bởi các công ty kiểm toán độc lập do Chính phủ chỉ định nhằm bảo đảm các thông tin trong các bản báo cáo là chính xác, nội dung các bản giải trình về giá trị tài sản là hợp lý. Ngoài ra, một phương thức để hạn chế việc độc đoán, chuyên quyền là pháp luật quy định cơ chế tập thể, quyết định theo đa số thay vì là một cá nhân như hiện nay.


Tất nhiên, vấn đề kiểm soát được chúng tôi đặt ra trong trường hợp nhà nước quy định thêm những quyền hạn đặc biệt, mạnh mẽ hơn cho công ty quản lý nợ. Còn trong điều kiện hiện nay, việc tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát như đối với các ngân hàng là không cần thiết.

kết luận


Việc xử lý và thu hồi nợ quá hạn tồn đọng là một trong những hoạt động khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mỗi quốc gia. Công ty quản lý nợ với mô hình phù hợp, chiến lược hoạt động hợp lý là công cụ không thể thiếu giúp các quốc gia giải quyết nhanh chóng những khoản nợ quá hạn tồn đọng khỏi các ngân hàng yếu kém, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng sớm khôi phục lại hoạt động kinh doanh, kiểm soát tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế.


Trong bối cảnh Việt nam hiện nay, việc cho ra đời công ty quản lý nợ có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập là rất cần thiết. Công ty quản lý nợ trực thuộc các ngân hàng với những ưu điểm nhất định sẽ là những hạt nhân tích cực trong quá trình xử lý nợ tại Việt nam. Tuy nhiên, với những nhiệm vụ và quyền hạn được giao với khả năng tài chính hạn chế, các công ty quản lý nợ khó có thể đẩy nhanh được tiến độ thu hồi nợ, hiệu quả xử lý nợ không được cải thiện là bao. Do vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện và cho thành lập công ty quản lý nợ thuộc Chính phủ. Việc chậm xử lý nợ quá hạn ngày nào, nền kinh tế thiệt hại ngày đó.


Nhà nước có thể bị mất một số tiền đáng kể để công ty quản lý nợ thuộc Chính phủ sớm giải quyết dứt điểm tình trạng nợ quá hạn tồn đọng. Đây là việc cần thiết mà Nhà nước nên làm. Nếu Nhà nước không làm gì hoặc làm không dứt khoát thì nỗi đau về tổn thất sẽ còn lớn hơn nhiều. Đánh giá một cách công bằng, một phần nợ quá hạn tồn đọng hiện nay phát sinh là do những chủ trương, chính sách chưa phù hợp của Nhà nước, do đó Nhà nước có trách nhiệm xử lý nó. Ngoài ra, nếu Nhà nước không can thiệp sớm, không giúp đỡ các ngân hàng thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không thể tự xử lý. Khi đó, hậu quả không thể lường trước được. Như Thống

đốc NHNN Việt nam đã từng nói, đây là cái giá của quốc gia phải trả, không phải để cứu giúp một cá nhân hay một ngân hàng cụ thể nào đó mà vì sự an toàn cho hệ thống ngân hàng, vì sự ổn định cho phát triển của nền kinh tế.


Song song với đó, Nhà nước cần tạo ra một môi trường pháp lý phù hợp và những quyền hạn đủ mạnh cho công ty quản lý nợ hoạt động. Cụ thể:


1. Nhà nước phải xác định rõ ràng mục tiêu hoạt động cho công ty quản lý nợ trong các văn bản pháp lý;

2. Nhà nước phải thể chế hoá, cụ thể hoá cơ chế chuyển giao các khoản nợ và tài sản từ ngân hàng cho các công ty quản lý nợ nói chung và công ty quản lý nợ của ngân hàng nói riêng; cơ chế cho vay để tái đầu tư; chuyển nợ thành vốn góp… trong các văn bản pháp lý;


3. Nhà nước cần ban hành những quy định pháp lý nhằm đảm bảo cho các cán bộ, nhân viên của công ty quản lý nợ tránh khỏi tác động tiêu cực từ bên ngoài (có thể làm triệt tiêu tính công khai, minh bạch khi xử lý nợ) hoặc bảo vệ họ khỏi những trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là trách nhiệm hình sự nếu như họ đã làm đúng các chuẩn mực nghề nghiệp được quy định. Bên cạnh đó, Nhà nước phải xây dựng một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế sự lạm quyền có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty quản lý nợ;


4. Nhà nước nên hình thành một cơ chế tài chính thông thoáng với những ưu đãi nhất

định về thuế, về nguồn vốn đối với hoạt động xử lý nợ của công ty quản lý nợ;


5. Nhà nước nên mạnh dạn giao cho công ty quản lý nợ những quyền hạn mạnh mẽ hơn như có quy chế xử lý tài sản riêng, không cần có sự chấp thuận của bên vay khi xử lý tài sản hoặc chuyển nhượng khoản vay, chủ động xử lý tài sản mà không cần quyết định của toà án…


Tóm lại, việc làm rõ và thể chế hoá những vấn đề trên đây là cơ sở quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của công ty quản lý nợ, thông qua đó sớm giải quyết dứt điểm nợ quá hạn tồn đọng, đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng Việt nam chủ động, tự tin đối phó với những thách thức khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, hoà nhập vào quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên bình diện quốc tế.


Tài liệu tham khảo


1. Bộ Luật dân sự Việt nam năm 1996

2. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997

3. Luật Đất đai 1993;

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai tháng 10/1999;

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai tháng 6/2001;

6. Luật doanh nghiệp năm 2000

7. Luật Phá sản doanh nghiệp

8. Luật hình sự năm 2000

9. Pháp lệnh thi hành án dân sự

10. Nghị định 69-CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ quy định thủ tục thi hành án dân sự

11. Nghị định 86-CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản

12. Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

13. Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng;

14. Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 về đăng ký kinh doanh.

15. Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại

16. Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị

định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền bảo đảm tiền vay;

17. Quyết định 149/2001/QĐ-Ttg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại

18. Quyết định 150/2001/QĐ-Ttg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại

19. Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19/4/1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế mua bán nợ của các tổ chức tín dụng

20. Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN ngày 25/8/1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng

21. Quyết định148/2000/QĐ-TCCB1 ngày 18/02/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về việc thành lập Ban trù bị xây dựng đề án thành lập công ty mua bán nợ

22. Quyết định 305/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp trực thuộc ngân hàng thương mại

23. Quyết định 306/2000/QĐ-NHNN5 ngày 15/9/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời mẫu Điều lệ công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp trực thuộc ngân hàng thương mại

24. Quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định việc trích lập dự phòng rủi ro và tài sản có

25. Quyết định 492/2000/QĐ-NHNN5 ngày 28/11/2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy định việc góp vốn mua cổ phần

26. Quyết định1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại

27. Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại

28. Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng cho khách hàng

29. Thông tư 06/2000/TT-NHNN ngày 04/4/2000 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền bảo đảm tiền vay;

30. Thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BTC-BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng

31. Thông tư 02/2002/TTLT/NHNN-BTP ngày 05/02/2002 hướng dẫn thực hiện Quyết định 149/2001/QĐ-Ttg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục bán tài sản đảm bảo, công chứng, chứng thực văn bản bán tài sản và giao tài sản cho ngân hàng thương mại theo bản án, quyết định của toà án.

32. Thông tư 27/2002/TT-BTC ngày 22/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại

33. Thông tư 62/2002/TT-BTC ngày 18/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng

34. Khoa Luật: Giáo trình Luật Kinh tế Việt nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia hà nội, 1997

35. Trần Thị Liên: Kinh nghiệm quản lý tổ chức hoạt động của Công ty quản lý tài sản ở một số nước trên thế giới, Chuyên đề NCKH năm 2000, Viện NCKH Ngân hàng

36. Tài liệu tham khảo về cơ chế xử lý nợ và tài sản tồn đọng trong hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, 2001

37. Tài liệu của Công ty Kiểm toán Pricewaterhouse tại cuộc hội thảo ngày 12-13/11/2001

38. Các khuyến nghị về cơ cấu lại các ngân hàng thương mại nhà nước do đoàn cán bộ Vụ Tiền tệ và Ngoại hối, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng, năm 2001

39. Tạp chí ngân hàng các số từ tháng 12/1998-tháng 10/2002

40. TS.Phạm Thanh Bình: Nợ xấu tồn đọng và vấn đề xử lý tại các ngân hàng thương mại Việt nam, bài phát biểu tại cuộc hội thảo ngày 12-13/11/2001

41. TS. Lê Xuân Nghĩa-Vụ Trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng: Thử thách vẫn còn ở phía trước, Thời Báo Ngân hàng số xuân năm 2002

42. Quyết Thắng: Nợ tồn đọng ngân hàng-chưa có cách giải quyết hữu hiệu, Báo Quốc tế, ngày 23/8/2001

43. Vũ Minh Quang: Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Tạp chí chứng khoán số 11 tháng11/2002

44. Thục Đoan: Trái tim cần được giải phẫu, Thời báo kinh tế Sài gòn số 47-2001 ngày 15/11/2001

45. Hữu Kiên: AMC cần đủ mạnh để thực hiện việc thu hồi nợ nhanh, Thời Báo ngân hàng, số 90, ngày 10/11/2001

46. Thanh Mai: Xử lý nợ cần các biện pháp mạnh hơn, Thời Báo Ngân hàng ngày 18/12/2001

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 20/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí