Pháp Luật Về Công Ty Quản Lý Nợ Ở Việt Nam Hiện Nay

không còn hiệu quả thì buộc nhà nước phải can thiệp. Lúc này, việc xử lý, thu hồi nợ nói chung và đòi nợ nói riêng, đặc biệt trong những vụ việc phức tạp còn liên quan

đến rất nhiều cơ quan khác nhau từ Chính Phủ đến NHNN Việt nam, Bộ Tài chính, Bộ Công An, Viện Kiểm sát, Toà án Nhân dân, Bộ Tư pháp, Tổng Cục địa chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương …


Một bộ phận các cơ quan nhà nước vẫn bị ảnh hưởng của cơ chế “xin cho”, thường thoái thác đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Việc đòi nợ thông qua con đường tố tụng mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Thực tế cho thấy, thời gian trung bình từ lúc gửi đơn khởi kiện đến lúc bản án có hiệu lực khoảng 6-8 tháng. Đến khi bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực thì việc thi hành nó cũng không đơn giản khiến cho tài sản đảm bảo không thể xử lý được, gây tổn thất cho ngân hàng, lãng phí cho xã hội.


Như vụ EPCO-Minh Phụng là một ví dụ điển hình. Liên quan đến vụ án này có 8 ngân hàng có trụ sở trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Ngân hàng Công thương chi nhánh Hồ Chí Minh, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Hồ Chí Minh, Eximbank, Sài gòn công thương, Gia định, Tân Việt…) với khối lượng dư nợ khổng lồ hàng ngàn tỷ đồng. Với bản án hình sự phúc thẩm, Toà Phúc Thẩm Toà án Nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh đã khép lại vụ án sau hơn 4 năm tiến hành điều tra, truy tố và xét xử. Theo quyết định của bản án, Ngân hàng Công thương Việt nam được giao khối tài sản trên 1.739 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được giao 87 hạng mục tài sản. Cho đến nay, hơn 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực, Ngân hàng Công thương Việt nam mới chỉ được nhận 92/210 hạng mục tài sản chiếm tỷ lệ 43,8%, với tổng giá trị tài sản là 1.176,5 tỷ đồng chiếm 67,7% tổng giá trị tài sản

được toà án tuyên giao; Ngân hàng Ngoại thương Việt nam mới chỉ tiếp nhận 79 hạng mục tài sản, chiếm tỷ lệ 91% tổng giá trị tài sản tiếp nhận. Trong số tài sản để

đảm bảo thi hành án đó, chủ yếu là bất động sản ở Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà rịa-Vũng tàu và nhiều dây truyền máy móc, thiết bị. Việc thi hành bản án gặp khá nhiều vướng mắc, phần nhiều do thủ tục giấy tờ xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng (đối với đất đai), cộng với việc quy hoạch chưa đầy đủ … gây khó khăn cho công tác xử lý tài sản đảm bảo. Chẳng hạn khu đất tại Chí Linh - thành phố Vũng Tàu gồm 59 hạng mục tài sản tương đương với 146 lô đất có tổng diện tích sử dụng trên 1,3 triệu m2. Khu đất này đang diễn biến khá tạp trước tình trạng lấn chiếm và chưa giải quyết xong phần đền bù giải toả. Vì vậy, cơ quan thi hành án

phải đo đạc, khôi phục lại mốc giới để ngăn chặn lấn chiếm. Một thực tế đáng lo ngại hơn là hầu hết những tài sản là quyền sử dụng đất có cột mốc đã bị xê dịch so với giấy tờ hiện hữu, xuất hiện sự thiếu hụt diện tích quyền sử dụng đất so với bản án toà giao. Với 26 tài sản của Ngân hàng Công thương Việt nam khi đo vẽ lại phát hiện 20 tài sản thiếu diện tích là 1.045,4 m2. Không những thế, còn có 53 hạng mục tài sản với tổng giá trị là 175 tỷ đồng đã được cơ quan thi hành bản án xác minh, nhưng chưa bàn giao ngay được do phải chờ Sở Địa chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đo vẽ, cắm mốc và một số tài sản bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa xác định được ranh giới. (1)

Thứ tư, hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật ngân hàng nói riêng chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, thiếu sót.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Như đã dẫn chứng ở phần trên, hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật ngân hàng nói riêng của Việt nam về khách quan và chủ quan vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót. Trong khi, việc xử lý nợ quá hạn tồn đọng đụng chạm đến các vấn đề pháp lý như quy định về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; quy định về

Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 6



(1) Nguồn: Tổng kết của Vụ Các Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt nam


định giá tài sản đảm bảo; quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng cầm cố thế chấp; quy định về lãi suất và cách tính lãi tiền vay; quy định về xử lý tài sản, khởi kiện đòi nợ nếu bên vay không trả được nợ … Để giải quyết các vấn đề này, các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào rất nhiều văn bản luật khác nhau như Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Đất đai, Luật Phá sản doanh nghiệp, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thi hành án …và hàng loạt các văn bản hướng dẫn khác. Trong khi, văn bản luật và bộ luật chỉ quy định những vấn

đề chung, mang tính nguyên tắc. Nhiều văn bản luật trong thời gian dài không được hướng dẫn thi hành, ví dụ Luật đất đai ban hành năm 1993 nhưng mãi đến 6 năm sau, năm 1999 Chính phủ mới ban hành Nghị định số 17/CP quy định về thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp. Nội dung hướng dẫn của các văn bản dưới luật nhiều khi không thống nhất với nhau, cá biệt có trường hợp mâu thuẫn với chính những luật mà nó hướng dẫn, cách giải thích và vận dụng giữa các cơ quan nhà nước cũng không giống nhau, đồng thời không có

cơ chế đảm bảo thi hành hữu hiệu các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như trường hợp cách vận dụng tính lãi của toà án khác vói ngân hàng, cách định giá của toà án khác với cách định giá của cơ quan thi hành án hay hay như trường hợp cơ quan thi hành án hướng dẫn sai quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự để trả nợ cho các ngân hàng quốc doanh trước sau đó mới thanh toán cho các khoản nợ của ngân hàng cổ phần… Đây là những hiện tượng thường gặp trong hoạt

động đòi nợ, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình xử lý nợ của hệ thống ngân hàng.


Thứ năm, do yếu tố khách quan đưa lại như quyền sở hữu đối với nhà, quyền sử dụng đối với đất, những khó khăn khi thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước…


Trong một thời gian rất dài, người dân Việt nam không mấy quan tâm đến các giấy tờ, tài liệu xác nhận quyền sở hữu đối với nhà, quyền sử dụng đối với đất. Chiến tranh kéo dài làm cho việc lưu trữ hồ sơ tại các cơ quan nhà nước bị thất lạc nhiều. Trong vài năm trở lại đây, bất động sản, quyền sử dụng đất lại trở thành những tài sản rất có giá trị nên tranh chấp cũng xảy ra nhiều, việc xác định chính xác danh giới, giấy tờ đầy đủ chiếm tỷ rất nhỏ. Thêm vào đó, Luật đất đai còn quy định chung chung; sự chồng chéo của hàng trăm văn bản hướng dẫn; quy trình thủ tục cấp, chuyển đổi, chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phức tạp, tiến độ cấp, chuyển đổi, chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở diễn ra chậm chạm… gây nhiều trở ngại cho việc xử lý tài

sản đảm bảo.


Việc xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp Nhà nước cũng vô cùng khó khăn vì nhiều khoản nợ là tín chấp, nếu có tài sản cũng không bán được để trả nợ. Bởi khi xử lý tài sản sẽ làm cho doanh nghiệp Nhà nước không thể hoạt động, hàng triệu lao động sẽ mất việc làm, do vậy sẽ không đảm bảo được cuộc sống của người lao động.


Thứ sáu, ngân hàng là pháp nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động có liên quan như góp vốn, mua cổ phần, kinh doanh vàng bạc...được quy định từ Điều 69 đến Điều 76 Luật Các Tổ chức tín dụng. Trong khi việc xử lý nợ xấu đòi hỏi nhiều hoạt động tác nghiệp khác mà các ngân hàng không được phép hoặc không có khả năng thực hiện. Ví dụ như trường hợp toà án giao cho ngân hàng toàn bộ nhà xưởng, dây truyền lắp ráp tivi màu hay một khách sạn thay cho khoản

nợ. Trong lúc chưa tìm được chủ đầu tư mới, ngân hàng phải trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực này. Đây là việc làm cần thiết và tất yếu. Song, căn cứ vào Luật Các Tổ chức Tín dụng hoạt động trong lĩnh vực điện tử, dịch vụ khách sạn không phải là hoạt động liên quan đến kinh doanh tiền tệ nên ngân hàng không được làm.


Trước tình hình này, việc cho thành lập ngay công ty quản lý nợ như một giải pháp tình thế nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý nợ quá hạn tồn đọng là một yêu cầu tất yếu.


2. Pháp luật về Công ty quản lý nợ ở Việt nam hiện nay


Từ năm 1998, NHNN Việt nam đã cho thành lập “Ban trù bị xây dựng đề án thành lập Công ty mua bán nợ” để nghiên cứu xây dựng đề án thành lập công ty mua bán nợ. Một mô hình công ty quản lý nợ tập trung, trực thuộc Chính phủ đã được phác thảo với những đặc điểm chính là “có vốn lớn, chuyên mua bán các tài sản tồn

đọng, tạo điều kiện để các ngân hàng thu hồi vốn, tiếp tục kinh doanh. Sau khi mua lại tài sản này, công ty quản lý nợ sẽ khai thác, làm gia tăng giá trị,

bán lại chúng, thu hồi vốn, thu mua tiếp các khoản nợ xấu khác”.(1)


Trong khi vấn đề còn đang được nghiên cứu, ngày 15/9/2000, Thống đốc NHNN Việt nam ban hành Quyết định số 305/QĐ-NHNN5 về việc cho phép các ngân hàng thành lập công ty quản lý nợ và Quyết định số 306/QĐ-NHNN5 về ban hành quy định tạm thời mẫu Điều lệ công ty quản lý nợ. Hai văn bản này mới đề cập

đến thủ tục thành lập và tổ chức quản lý các công ty quản lý nợ, những hoạt động khác như nguồn vốn, tài chính, thuế… vẫn “bỏ ngỏ”, khiến các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Duy nhất chỉ có Ngân hàng Ngoại thương Việt nam và Ngân hàng Công thương Việt nam tuyên bố đã cho thành lập công ty chuyên quản lý và khai thác những tài sản đảm bảo thu được từ những khách hàng nợ lớn như EPCO-Minh Phụng, TAMEXCO. Sau này, một bộ phận được tách ra để thành lập công ty cho thuê tài chính riêng.


Cho đến đầu năm 2001, việc thành lập công ty quản lý nợ còn nhiều nội dung vẫn chưa được Chính phủ và các Bộ thống nhất như Chính phủ đứng ra thành lập hay cho phép các ngân hàng tự thành lập; Chính phủ, NHNN Việt nam Bộ Tài chính hay

cơ quan nào quản lý; tên gọi của mô hình này; cơ chế hoạt động; nguốn vốn hoạt

động; số lượng các công ty quản lý nợ và đặc biệt sẽ có xung đột pháp luật khi trao

cho công ty quản lý nợ những quyền hạn đặc biệt…


Cuối cùng, một phương án tình thế được Chính phủ xem xét, lụa chọn là cho các ngân hàng được phép thành lập công ty quản lý nợ với nhiệm vụ chủ yếu thu hồi, quản lý, khai thác triệt để tài sản do ngân hàng nắm giữ để xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng

đến ngày 31/12/2000, đồng thời tiếp tục nghiên cứu mô hình công ty quản lý nợ của Nhà nước. Điều này được đánh dấu bằng sự kiện ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 150/QĐ-TTg về việc cho phép các ngân hàng thành lập công ty quản lý nợ, đồng thời giao trách nhiệm cho Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính, NHNN Việt nam ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và các quy định pháp luật có liên quan. Như vậy, sau gần 03 năm kể từ khi ý tưởng thành lập công ty được đề xuất, lần đầu tiên Chính phủ ban hành một văn bản pháp lý quan trọng làm tiền đề xây dựng hành lang pháp lý đối của công ty quản lý nợ.


(1) Quyết Thắng: Nợ tồn đọng ngân hàng-chưa có cách giải quyết hữu hiệu, Báo Quốc tế, ngày 23/8/2001, tr.3


Việc chưa cho ra đời một công ty quản lý nợ tập trung của Nhà nước có thể

được giải thích bởi một số nguyên nhân sau:


Thứ nhất, các xung đột pháp luật vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết. Theo thống kê của Ban trù bị thành lập công ty mua bán nợ có khoảng 20 vấn đề lớn xung

đột với Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Hàng Hải, Luật Hàng không… Muốn giải quyết chúng, Quốc hội nhất thiết phải ban hành một luật sửa đổi, bổ sung các văn bản luật khác; Chính phủ phải ban hành một nghị định sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật khác và chưa thống nhất được cơ quan nào sẽ ra quyết định thành lập công ty này.


Thứ hai, để có ngay một số vốn lớn cho công ty quản lý nợ hoạt động là không cân đối được. Các nguồn vốn chính là ngân sách và phát hành trái phiếu đều ít khả thi. Ngay như việc “sử dụng khoảng 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ để cấp vốn điều lệ bổ sung cho các ngân hàng thương mại Nhà nước”(1)

được quyết định từ tháng 10/2001, nhưng mãi đến tháng 11/2002 về cơ bản mới thực hiện xong.

Thứ ba, vướng mắc trong việc xác định rõ cơ chế cho công ty quản lý nợ hoạt

động như công ty quản lý nợ bị thua lỗ thì ngân sách có bù lỗ không, điều kiện đối với các khoản nợ được mua như thế nào, liệu nợ của các ngân hàng sau chuyển sang công ty quản lý nợ có chuyển cho Nhà nước hay không. Và cuối cùng, phương án cho thành lập công ty quản lý nợ trực thuộc các ngân hàng được lựa chọn không phải bởi phương án này hoàn hảo hay có thể đẩy nhanh được tốc độ xử lý nợ. Đơn giản, vì phương án này dễ dàng thực hiện hơn cả.


Ngày 07/11/2001, Thống đốc NHNN Việt nam ban hành quyết định số 1389/QĐ-NHNN về việc thành lập các công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại và 1390/QĐ-NHNN5 ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại. Ngày 22/3/2002, Bộ Tài chính ban hành thông tư số 27/2002/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ. Đến đây, hành lang pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các công ty quản lý nợ đã cơ bản được hình thành.


(1 ) Quyết định 149/2001/QĐ-Ttg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại


Cho đến thời điểm hiện nay, 6 ngân hàng thương mại là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam, Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đã thành lập các Công ty quản lý nợ trực thuộc với số vốn điều lệ được cấp từ 10-30 tỷ

đồng Việt nam. Công ty quản lý nợ của các Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam, Ngân hàng Công thương Việt nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín đã chính thức khai trương đi vào hoạt động. Công ty quản lý nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội sẽ được khai trương trong thời gian tới.

2.1 Đặc trưng của công ty quản lý nợ ở Việt nam


Điều 1 Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Cho phép các ngân hàng thương mại được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có. Chủ tịch Hội Quản

trị ngân hàng thương mai quyết định thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”.


Điều 1 Quy định về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN ngày 07/11/2001 quy định: “Ngân hàng thương mại được thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có”.


Như vậy, theo các quy định này, công ty quản lý nợ hiện nay có một số đặc trưng sau:

Thứ nhất, công ty quản lý nợ là một doanh nghiệp do từng ngân hàng thương mại thành lập và đầu tư vốn. Do vậy, công ty quản lý nợ là công ty con trực thuộc ngân hàng.

Thứ hai, công ty quản lý nợ là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Do vậy, công ty quản lý nợ chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty đối với các khoản nợ, ngân hàng mẹ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi với số vốn điều lệ đã góp.

Thứ ba, công ty quản lý nợ được các ngân hàng thành lập nhằm mục đích quản lý, kinh doanh, khai thác các tài sản đảm bảo; giảm tối đa tổn thất xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Tìm kiếm lợi nhuận không phải là mục đích chính khi thành lập công ty quản lý nợ.

Thứ tư, công ty quản lý nợ là một pháp nhân kinh tế, hạch toán độc lập. Công ty quản lý nợ có đủ điều kiện để trở thành chủ thể đầy đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, thương mại, có khả năng hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ độc lập khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Công ty quản lý nợ có quyền chủ động trong hoạt động tổ chức, điều hành và kinh doanh, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình, tự bảo tồn và phát phiển. Ngân hàng thành lập ra công ty quản lý nợ với tư cách là chủ sở hữu không thể can thiệp vào hoạt động hàng ngày của công ty mà chỉ có thể thực hiện các quyền của mình thông qua việc quyết định phương hướng phát triển; quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức, các chức danh quản lý quan trọng; tổ chức giảm sát, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động của công ty và một số quyền quan trọng

khác được quy định tại Điều 47 Luật doanh nghiệp. Việc sử dụng cụm từ “công ty quản lý nợ trực thuộc ngân hàng thương mại” có thể để phân biệt với mô hình công ty quản lý nợ của Nhà nước. Tuy nhiên, cụm từ này dễ gây sự hiểu nhầm trong mối quan hệ giữa ngân hàng mẹ và công ty quản lý nợ. Điều 96 Bộ Luật dân sự đã quy

định rõ các đặc điểm của pháp nhân. Theo đó, để trở thành pháp nhân, công ty quản lý nợ phải có tài sản riêng, tách bạch với khối tài sản của ngân hàng thành lập và có quyền quản lý, sử dụng, chi phối độc lập đối với các tài sản đó mà không bị phụ thuộc vào ngân hàng “mẹ”. Sự độc lập này chỉ có thể thực hiện khi công ty quản lý nợ thực hiện việc hạch toán độc lập.


Thêm vào đó, vốn của công ty quản lý nợ trong quá trình hoạt động gồm “vốn

điều lệ, các quỹ công ty được phép trích lập, vốn vay, các nguồn vốn khác theo quy

định của pháp luật”(1). Nghĩa là, nguồn vốn rất đa dạng chứ không đơn thuần là “vốn tự có”. Quy định nêu tại Điều 1 Điều lệ mẫu của công ty quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1390/2001/NHNN ngày 07/11/2001 vừa thừa, vừa thiếu và không chính xác dễ gây nhầm lẫn.


(1) Điều 1 mục A phần II Thông tư 27/2002/TT-BTC ngày 22/3/2002 của Bộ Tài chính

Ngoài ra, các quy định trên chưa phản ánh rõ mục tiêu của các công ty quản lý nợ trong tương lai là gì. Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch

định chính sách trong các hội thảo khoa học hay qua báo chí, có nhắc tới mục tiêu của việc thành lập công ty quản lý nợ. Họ cho rằng mục tiêu của các công ty quản lý nợ là nhằm tập trung giải quyết nhanh những khoản nợ tồn đọng và khai thác tài sản

đảm bảo để kịp thời đưa các tài sản thành tiền mặt. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp lý nội dung này chưa được đề cập. Thực tế đã chứng minh việc không xác định rõ mục tiêu đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ.


Năm 1996, Công ty Điện tử A ký 05 hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng Y số tiền là 7.500.000.000 đồng, trong số đó 03 hợp đồng tín dụng có tài sản

đảm bảo là một dây chuyền lắp ráp tivi màu, một số máy ép vỏ ti vi và lô hàng gồm 200 chiếc tivi. Trong quá trình vay, Công ty Điện tử A đã không trả nợ cho ngân hàng Y số tiền đã vay. Không những vậy, Công ty này còn tự dỡ niêm phong và bán 200 chiếc tivi đã cầm cố tại ngân hàng Y. Đến tháng

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 20/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí