Mô hình này có một số ưu điểm sau:
Tiềm lực kinh tế mạnh để có thể xử lý được nợ với quy mô lớn.
Hoạt động như một công cụ hữu hiệu đưa các khoản nợ quá hạn ra khỏi những ngân hàng gặp khó khăn dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất.
Thông qua mô hình này, Chính phủ có thể đưa ra những điều kiện khi mua lại nợ quá hạn tồn đọng của ngân hàng và tập trung được các nguồn lực để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tài sản đảm bảo được tập trung, công ty quản lý nợ quản lý có điều kiện quản lý tài sản hiệu quả, cho phép khách hàng dễ dàng xử lý tài sản đã cầm cố, thế chấp cho khoản vay.
Cho phép sử dụng những quyền lực đặc biệt để cơ cấu lại khoản nợ, nhờ đó đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế sau:
Bộ máy tổ chức cồng kềnh, hạn chế khả năng phản ứng nhanh nhạy trong các giao dịch mua bán, do vậy sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình hoạt động.
Thường chịu những sức ép nhất định về chính trị.
Tài sản đảm bảo được tập trung với số lượng lớn, trong một thời gian dài, việc chuyển đổi các tài sản này thành tiền thường gặp khó khăn. Nếu các tài sản hay các khoản cho vay để tái cơ cấu không được quản lý tốt sẽ làm nền kinh tế thêm khó khăn.
Chi phí hoạt động dành cho công ty quản lý nợ tập trung có thể cao hơn công ty tương tự trực thuộc các ngân hàng.
Gặp khó khăn khi xác định giá chuyển nhượng các khoản nợ quá hạn.
Trường hợp này, các nước thường ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung các quy
định pháp luật hiện hành để công ty quản lý nợ hoạt động hiệu quả. Những minh chứng rõ ràng nhất về sự thành công của mô hình này là Công ty Quản lý Tài sản KAMCO ở Hàn Quốc và Công ty Danaharta ở Malaysia.
Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corp.- KAMCO.) được Chính phủ Hàn Quốc thành lập chính thức vào tháng 4/1962 theo
Điều 53-3 Luật Ngân hàng Phát triển Hàn quốc, với nhiệm vụ chủ yếu là thanh lý các tài sản tồn đọng của Ngân hàng Phát triển Hàn quốc thuộc sở hữu nhà nước.
Tháng 9/1997, Hàn Quốc lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ trầm trọng với sự gia tăng nợ quá hạn tồn đọng lên tới 28.5 nghìn tỷ won (tính đến thời điểm 9/97) do tình trạng đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế khổng lồ như thép Hanbo, ô tô Deawoo, Kia, Sammi…(1) Trước tình hình đó, tháng 11/1997, KAMCO được tổ chức lại theo Luật về xử lý hiệu quả các tài sản tồn đọng của các định chế tài chính và thành lập Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc, nhằm tăng cường khả năng thanh toán và duy trì sự lành mạnh cho khu vực tài chính. Phạm vi chức năng và nhiệm vụ của Công ty Quản
(1)Jae Ryong Chung-Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành KAMCO: Kinh nghiệm hoạt động của KAMCO, Tài liệu do Ngân hàng nhà nước Việt nam dịch tháng 8/2000, Tr.2
lý Tài sản Hàn Quốc lúc này đã được mở rộng rất nhiều.
KAMCO được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Uỷ ban Giám sát Tài chính (FSC) và phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính - Kinh tế (MOFE) với số vốn điều lệ là 130 tỷ Won. Cổ đông chính của KAMCO là Chính phủ Hàn Quốc và Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc. Chính phủ sở hữu 38% cổ phần, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc chiếm 31% cổ phần và 31% còn lại do các ngân hàng khác nắm giữ. Ngoài ra, KAMCO còn vay của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc là 500 tỷ Won và huy động từ việc phát hành trái phiếu là 20.500 tỷ Won.
Theo Luật về xử lý hiệu quả các tài sản tồn đọng của các định chế tài chính, KAMCO có nhiệm vụ chuyên xử lý các khoản nợ tồn đọng của các định chế tài chính với mục tiêu nâng cao giá trị và khả năng chuyển nhượng các khoản nợ quá hạn thông qua nhiều chương trình xử lý nợ, đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh trong quá trình tái cơ cấu lĩnh vực tài chính trong khi phải nâng cao tỷ lệ thu hồi các tài sản tồn đọng và phục hồi khả năng lành mạnh của ngành tài chính dưới sự hỗ trợ của Uỷ ban Giám sát Tài chính và Bộ Tài chính - Kinh tế.
Để hỗ trợ KAMCO hoạt động hiệu quả, pháp luật quy định cho KAMCO
được sử dụng nhiều quyền hạn quan trọng như quyền đình chỉ việc sử dụng các thủ
tục pháp lý thông thường đối với việc đòi nợ, quyền đình chỉ việc tịch thu tài sản của bên vay để xiết nợ, quyền chuyển các khoản cho vay thành vốn cổ phần, quyền mua lại các chứng chỉ thanh toán, quyền mua và bán tài sản theo kế hoạch tự phục hồi của các công ty đang lâm vào tình trạng tài chính kiệt quệ hay quyền thành lập liên doanh để hợp tác trong việc tái cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp…
Tính đến tháng 6/1999, tổng số nợ được KAMCO thu hồi thông qua việc bán và thu nợ như sau:
kết quả Thanh lý và bán tài sản của KAMCO(1)
Đơn vị: Tỷ won
Mệnh giá | Giá thanh toán bởi KAMCO | Giá trị thu hồi bởi KAMCO | |
Tài sản tịch biên | 2.9 | 1.1 | 1.2 |
Đấu giá | 2.1 | 1 | 1 |
Thu nỵ | 0.2 | 0.1 | 0.1 |
Thu hồi tài sản thế chấp | 11.3 | 5.9 | 6.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 1
- Một số vấn đề pháp lý về công ty quản lý nợ - 2
- Công Ty Quản Lý Nợ Có Thời Gian Hoạt Động Xác Định Và Tương Đối Ngắn
- Nguyên Nhân Của Tình Tình Nợ Quá Hạn Tồn Đọng
- Pháp Luật Về Công Ty Quản Lý Nợ Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Tỉng céng 16.5 8.1 8.8
Pengurusan Danaharta Nasional Berhad (gọi tắt là Danaharta) là một công ty cổ phần ra đời năm1998 theo Luật công ty trực thuộc Bộ Tài chính. Công ty hoạt
động trên cơ sở độc lập với Chính phủ Maylaisia trong việc ra các quyết định hàng ngày của mình, đồng thời được giao trọng trách đặc biệt trong việc giải quyết các khoản nợ quá hạn của các ngân hàng Malaysia và quản lý tài sản cho một số khu vực tư nhân được lựa chọn.
Danaharta ra đời như một công cụ của Chính phủ Malaysia trong nỗ lực nhằm củng cố lại khu vực tài chính, giúp các ngân hàng thoát khỏi các khoản nợ quá hạn
chồng chất, có điều kiện tập trung thực hiện kế hoạch kinh doanh để thúc đẩy nhanh viễn cảnh phục hồi nền kinh tế Malaysia.
Vốn hoạt động của Danaharta do Chính phủ cấp thông qua Bộ Tài chính. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động Luật thành lập quỹ phát triển năm 1998 cho phép công ty Danaharta được huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu có bảo đảm của Chính phủ. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của Danaharta khoảng 15 tỷ RM, trong đó vốn góp của chính phủ là 3 tỷ RM (chiếm 20%), trái phiếu phát hành
để bán cho các tổ chức tài chính là 10 tỷ RM (chiếm 67%), vốn vay từ Quỹ dự phòng cho nhân viên và Khazanah (một công ty đầu tư của Bộ Tài chính) là 2 tỷ RM (chiếm 13%).
(1)Jae Ryong Chung-Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành KAMCO: Kinh nghiệm hoạt động của KAMCO, Tài liệu do Ngân hàng nhà nước Việt nam dịch tháng 8/2000, Tr.150
Trong vòng 3 tháng kể từ khi được thành lập vào tháng 6/1998, Danaharta đã bắt đầu mua lại các khoản nợ quá hạn theo cơ chế thị trường và không chịu bất kỳ áp lực nào khi mua nợ. Luật đất đai sửa đổi năm 1998 cho phép Danaharta mua lại các khoản nợ quá hạn được bảo đảm bằng đất đai theo cách kinh tế và có hiệu quả nhất. Do vậy, ban đầu Danaharta tiến hành mua tất cả nợ quá hạn trên phạm vi toàn quốc của các tổ chức tài chính trong hệ thống ngân hàng Malaysia, gồm cả các tổ chức tài chính nước ngoài nếu có nhu cầu. Giai đoạn đầu kết thúc vào tháng 6/1999. Đến giai
đoạn 2, Danaharta đã quy định chỉ mua những khoản nợ quá hạn nếu chúng đáp ứng
được một trong các điều kiện sau:
Các khoản nợ của cùng một khách hàng hoặc các khoản nợ quá hạn khác liên quan đến khách hàng hiện đang nằm trong danh mục do Danaharta quản lý.
Các khoản nợ có bảo đảm với tổng giá trị từ 50 triệu RM trở lên.
Các khoản nợ không có bảo đảm của các công ty cổ phần có niêm yết chứng khoán.
Các khoản nợ của các tổ chức tài chính có tỷ lệ nợ quá hạn lớn hơn 10%.
Giai đoạn 2 hoàn thành vào tháng 3/2000. Luật công ty Danaharta năm 1998, sau đó là luật sửa đổi năm 2000, cho phép Danaharta mua nợ được thanh toán bằng
tiền mặt hoặc trái phiếu do công ty phát hành. Danaharta chỉ được phép thanh toán bằng tiền mặt trong những trường hợp cần thiết như bên bán nợ gặp khó khăn cần tiền để thanh toán cho dân chúng hoặc để cơ cấu lại hoạt động. Thêm vào đó, Luật thành lập quỹ phát triển năm 1998 quy định Danaharta có quyền phát hành trái phiếu hàng tháng, với kỳ hạn nợ ban đầu là 5 năm (Danaharta có quyền gia hạn thêm 5 năm tiếp theo) được chính phủ bảo đảm. Các trái phiếu này có độ an toàn rất cao, có khả năng chuyển nhượng. Tuy vậy, khả năng sinh lợi của các trái phiếu này chỉ xấp xỉ với khả năng sinh lợi của chứng khoán Chính phủ Malaysia có kỳ hạn tương
đương.
Giống như Hàn Quốc, Luật đất đai sửa đổi năm 1998, Luật công ty Danaharta sửa đổi năm 2000 của Malaysia cho phép Danaharta sử dụng một số quyền hạn đặc biệt trong quá trình xử lý nợ như quyền buộc ngân hàng không bán nợ quá hạn phải ghi giảm giá trị khoản nợ với giá bán được ấn định (thường là 80% giá do Danaharta
đưa ra), quyền chỉ định người quản trị đặc biệt để đề xuất kế hoạch cơ cấu lại nợ mà không cần toà án, quyền tịch thu tài sản đảm bảo sau khi thông báo trước cho bên vay 30 ngày và bán thông qua thương lượng cá nhân mà không cần thông qua quy trình đấu giá của toà án, quyền chỉ định người quản trị, giám sát hoạt động của khách hàng mắc nợ, thay thế cho đội ngũ quản trị, điều hành cũ của doanh nghiệp, quyền cơ cấu lại hoạt động kinh doanh của bên vay thay vì chỉ được cơ cấu lại khoản nợ… và đặc biệt là quyền được bảo vệ đối với Danaharta và các nhân viên của nó khỏi các trách nhiệm pháp lý trừ trường hợp sai sót cố ý.
Kết quả là, tính đến tháng 6/2001, Danaharta đã mua được các khoản nợ quá hạn với tổng trị giá khoảng 48,03 tỷ RM bao gồm 2.928 khoản nợ liên quan đến
2.598 khách hàng khác nhau. Danaharta đã thanh toán cho các tổ chức tài chính 1,02 tỷ RM bằng tiền mặt và 8,07 tỷ RM bằng trái phiếu. Hơn 80% nợ quá hạn được Danaharta giải quyết bằng nhiều phương pháp khác nhau với tỷ lệ thu hồi dự kiến khoảng 57%. Tỷ lệ không trả được nợ đúng hạn sau khi được Danaharta cơ cấu lại khoảng 14%(1).
2.5 Công ty con của từng ngân hàng
Mô hình xử lý nợ này có những ưu điểm sau: công ty quản lý nợ là một pháp nhân độc lập, chủ động hơn trong hoạt động xử lý nợ; có điều kiện áp dụng các kỹ năng chuyên môn hoá trong hoạt động xử lý nợ theo hướng tái cơ cấu nợ và tổ chức
lại hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay; có điều kiện dự đoán tương đối chính xác những tổn thất có thể xảy ra đối với khoản vay; giúp cho các ngân hàng làm sạch bảng tổng kết tài sản của mình sau khi chuyển giao nợ cho công ty quản lý nợ; là cơ sở hình thành thị trường mua bán nợ.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm sau: thiếu thông tin về bên vay, do vậy phải mất nhiều thời gian để đưa ra được phương án xử lý nợ phù hợp; khả năng tài chính hạn chế nên quy mô xử lý nợ không lớn; mức thiệt hại có thể xảy ra đối với khoản nợ lớn hơn nếu được chuyển giao cho công ty quản lý nợ tập trung và ngân hàng không đủ tiền để bù đắp những thiệt hại này.
Mô hình công ty quản lý nợ do các ngân hàng tự thành lập được áp dụng ở nhiều nước, điển hình trong số đó là các công ty quản lý nợ được thành lập ở Thái Lan, Trung Quốc.
(1) Tài liệu hội thảo ngày 12-13/12/2001 của Công ty Kiểm toán PriceWaterHouseCooper
Thái lan: Năm 1999, sau khi cơn “bão táp” khủng hoảng tài chính đi qua, một số ngân hàng lớn đã tự thành lập công ty chuyên xử lý nợ tồn đọng để cải thiện tình hình tài chính của chính mình. Chỉ trong thời gian ngắn, ở Thái Lan đã có 8 công ty quản lý nợ trực thuộc các ngân hàng được thành lập, gồm 5 công ty trực thuộc các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và 3 công ty trực thuộc các ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân. Bước đầu, một số lượng đáng kể nợ quá hạn của các ngân hàng Thái Lan được giải quyết. Tuy nhiên, các công ty này, về cơ bản, không thể xử lý
được những khoản nợ lớn, phức tạp do không đủ quyền lực và tài chính cần thiết.
Trong số các công ty quản lý nợ được thành lập, thành công nhất phải kể đến công ty SAM (Sukhuvit asset Management Co.Ltd). Công ty SAM được Chính Phủ cho thành lập vào tháng 4/2000 với mục tiêu chuyên xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng Krung Thai. Nguồn vốn hoạt động của Công ty SAM do Quỹ Phát Triển các
Định chế Tài chính của Ngân hàng Trung ương Thái Lan cấp. Ban điều hành của Công ty SAM có 9 người, gồm Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Thái Lan, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ, đại diện Bộ Tư Pháp, Giám đốc Quỹ Phát Triển các Định chế Tài chính, Phó Giám đốc điều hành các công ty quản lý bất động tài sản, Trợ lý Hội đồng Nhà nước, Phó Giám đốc Ngân hàng Krung Thai và Tổng Giám đốc của Công ty SAM. Mặc dù là một cơ quan
của Chính phủ nhưng Công ty Sam được toàn quyền quyết định như một công ty thuộc sở hữu tư nhân. Về cơ bản, công ty SAM chỉ có quyền hạn của một chủ nợ bình thường. Trong quá trình hoạt động, Công ty SAM không trực tiếp bán các khoản nợ và tài sản mà xử lý thông qua hình thức tìm một nhà quản lý độc lập đối với những khoản nợ và tài sản. Sau đó, Công ty SAM chuyển trả các khoản nợ và tài sản được tiếp nhận cho Ngân hàng Krung Thai.
Trung Quốc: Không như các nước Châu á khác, khi cho phép thành lập mô hình công ty quản lý nợ, nhìn chung tình hình kinh tế Trung Quốc vẫn ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng, lãi suất tiết kiệm được điều chỉnh giảm, chưa xuất hiện sức ép quá lớn về nợ quá hạn. Năm 1999, Chính Phủ Trung quốc cho thành lập 4 Công ty Quản lý nợ thuộc 4 ngân hàng thương mại chuyên doanh thuộc sở hữu nhà nước:
Công ty China orient Asset Management thuộc Ngân hàng Ngoại thương Trung Quốc;
Công ty Vạn lý Trường thành thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc;
Công ty CHAMC thuộc Ngân hàng Công thương Trung Quốc;
Công ty CINDA thuộc Ngân hàng Xây dựng.
Mục tiêu của các công ty này là ngăn chặn và khắc phục những rủi ro tài chính tiềm tàng, cải thiện danh mục tài sản của các ngân hàng thương mại quốc doanh, tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính, duy trì giá trị của các tài sản và giảm thiểu các khoản lỗ thông qua việc tối ưu hoá giá trị tài sản đảm bảo tồn đọng.
Các khoản nợ quá hạn được chuyển giao cho các công ty quản lý nợ từ các ngân hàng mẹ với giá trị sổ sách như một phần của nghiệp vụ tái cơ cấu vốn ngân hàng, để đổi lấy trái phiếu dài hạn được Bộ Tài chính đảm bảo.
Việc chuyển giao nợ tồn đọng được hạn chế ở những khoản nợ đã gia hạn từ trước năm 1995, khi Trung Quốc ban hành luật ngân hàng thương mại.
Do hoàn cảnh ra đời đặc biệt nên địa vị pháp lý của các công ty quản lý nợ chỉ
được quy định trong Quy chế tạm thời do Hội đồng Nhà nước ban hành. Công ty quản lý nợ không được Chính phủ Trung Quốc trao cho bất kỳ quyền hạn pháp lý
đặc biệt nào ngoài các quyền hạn mà ngân hàng chuyển giao được hưởng (như quyền kiện người đi vay).
Cho đến nay, vẫn còn quá sớm để đánh giá sự thành công hay thất bại của mô hình này tại Trung Quốc cũng như chưa thể rút ra bất kỳ kết luận gì từ kinh nghiệm của Trung Quốc.
Thực tiễn xử lý nợ quá hạn tồn đọng và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở các nước đã cho thấy, mô hình công ty quản lý nợ tập trung với một hệ thống pháp lý phù hợp tăng cường quyền hạn của công ty quản lý nợ tỏ ra có hiệu quả hơn cả.
Tóm lại, mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu loại bỏ những yếu tố chủ quan, việc lựa chọn mô hình nào, vào thời điểm nào phụ thuộc vào nhiều nhân tố như tầm quan trọng của việc xử lý nợ, số lượng nợ được xử lý, tính chất tài sản đảm bảo, dung lượng thị trường, đặc trưng của khách hàng mắc nợ… Tuỳ vào điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình một mô hình riêng hoặc mô hình công ty quản lý nợ tập trung trực thuộc Chính Phủ, như tại Hàn Quốc, Indonexia, Malaysia, hoặc mô hình công ty quản lý nợ thuộc các ngân hàng và cũng không loại trừ việc sử dụng mô hình hỗn hợp (gồm cả công ty quản lý nợ tập trung và công ty quản lý nợ thuộc các ngân hàng) để xử lý nợ quá hạn tồn đọng.
3. một số đặc trưng pháp lý của Công ty Quản lý nợ
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, việc không thanh toán được các nghĩa vụ đến hạn có thể xảy ra ở hầu hết các hoạt động kinh tế ví dụ như nợ tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tiền điện thoại hay nợ tiền hàng hoá. Do vậy, thị trường cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp hoạt động với chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn hay trực tiếp đòi nợ thuê cho các chủ nợ. Tuy nhiên, về mặt pháp lý công ty quản lý nợ với những đặc trưng riêng, có sự khác biệt rõ nét so với doanh nghiệp do các cá nhân và tổ chức (không phải là ngân hàng) thành lập hoạt động trong lĩnh vực đòi nợ (gọi chung là doanh nghiệp đòi nợ thuê).
Các đặc trưng của công ty quản lý nợ được biểu hiện như sau:
1. Mục tiêu chủ yếu của công ty quản lý nợ là làm lành mạnh tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng chứ không phải tìm kiếm lợi nhuận.