Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.


hiệu quả tài nguyên, đất đai, thương quyền và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.

Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.

2.1.2.3. Loại hình kinh doanh

Theo quyết định 328/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam, ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty như sau:

1. Vận tải hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện trong nước và quốc tế.

2. Bay dịch vụ.

3. Sửa chữa máy bay, sửa chữa trang thiết bị hàng không.

4. Sản xuất hàng thực phẩm tiêu dùng

5. Kinh doanh thương nghiệp, xuất nhập khẩu xăng dầu và bất động sản.

6. Vận tải mặt đất, du lịch, khách sạn.

7. In, quảng cáo.

8. Tư vấn đầu tư

9. Khảo sát thiết kế xây dựng

10. Đào tạo cung ứng lao động

11. Cho thuê tài sản

2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực còn yếu kém. Việt Nam mới chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường. Theo mô hình truyền thống, Việt Nam cũng đang tập trung phát triển nông nghiệp sau là các ngành chế biến nhằm đảm bảo những nhu cầu cơ bản. Lĩnh vực dịch vụ đã được nhà nước ta quan tâm phát triển nhưng mới đang ở giai đoạn đầu. Đặc biệt là lĩnh


vực hàng không, đây là một ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước quan tâm phát triển nhưng nhu cầu về vốn rất lớn, do khả năng tài chính eo hẹp nên việc đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật như đội máy bay, sân bay… còn rất hạn chế.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, Tổng công ty cần trang bị cơ sở vật chất đầy đủ hiện đại từ đội máy bay, các cơ sở sửa chữa máy bay, trang thiết bị phục vụ đến những dịch vụ đồng bộ kèm theo và đội ngũ người lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật, cán bộ quản lý…

2.1.3.1. Đội máy bay:

Tính đến thời điểm tháng 9/2007, tổng số máy bay của TCTHKVN là 45 chiếc, trong đó bao gồm: 6 B777, 4 B767, 3 A330, 10A320, 10A321, 10ATR72, 2 Fokker 70.

ĐỘI BAY

Loại máy bay

Số lượng

Tổng số ghế

Ghế hạng thương nhân

Ghế hạng phổ thông


Chiếc

Ghế

Ghế

Ghế

Boeing 777-200

6

338

32

306

Boeing 767

4

307

25

282

Airbus 330

3

320

36

284

Airbus 320

10

162

0

162

Airbus 321

10

184

16

168

Fokker 70

2

79

0

79

ATR72

10

65

0

65

Tổng số máy bay đang sử dụng

45




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 5

Bảng 1. Tổng hợp số lượng máy bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Nguồn: Website của TCTHKVN: www.vietnamairlines.com.vn

* Đặc điểm đội máy bay

Lực lượng tham gia chính vào thị trường hàng không Việt Nam là đội máy bay của Vietnam Airlines. Trong đó các máy bay A320, A321 là những máy bay đi thuê. Những máy bay này cùng với B777 đang là lực lượng chủ lực trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, góp phần đáp ứng nhu cầu


trước mắt trong hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không đặc biệt là kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không quốc tế. Hầu hết các tuyến bay tầm trung tương ứng với mạng đường bay quốc tế, khu vực và trục Bắc Nam do đội máy bay Airbus A320-200 đảm nhiệm. Tầm bay xa xuyên lục địa ( Châu Âu, Châu Úc) đang được khai thác bằng máy bay Boeing B767-3, B777. Do được sự quan tâm của Nhà nước và sự lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Tổng công ty, đội máy bay ngày càng hiện đại. Tuy nhiên đội máy bay so với các hãng khác trên thế giới cũng như trong khu vực thì đội máy bay của Tổng công ty còn quá ít và thiếu các dịch vụ sửa chữa cần thiết.

Đội máy bay của Vietnam Airlines hầu hết là loại tầm ngắn và trung phục vụ các đường bay dưới 5 giờ bay. Loại tầm trung xa ( phục vụ các đường bay dưới 5 giờ bay) và xa ( phục vụ các đường bay xuyên lục địa) đang được đầu tư nhưng số lượng còn ít. Số lượng máy bay sở hữu chỉ chiếm ½, còn lại là thuê khô hoặc thuê ướt. Độ tuổi trung bình của đội máy bay là 7,3 năm, trong đó khoảng 50% số này có độ tuổi từ 8 – 10 năm.

2.1.3.2. Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa máy bay.

Hiện nay Tổng công ty có hai xí nghiệp sửa chữa máy bay là xí nghiệp A75 và A76, trước đây chủ yếu chỉ sửa chữa được máy bay sở hữu còn đại tu máy bay thì phải đưa sang Liên Xô. Đến nay, sau hơn 5 năm triển khai chuyển giao công nghệ dưới sự chỉ đạo, giám sát và kiểm tra của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và các nhà chức trách quốc tế, Tổng công ty đã bước đầu hoàn tất giai đoạn chuyển giao công nghệ khai thác và bảo dưỡng tất cả các loại máy bay mà Việt Nam và các nhà chức trách quốc tế, Tổng công ty đã bước đầu hoàn tất giai đoạn chuyển giao công nghệ khai thác và bảo dưỡng tất cả các loại máy bay mà Việt Nam đang khai thác bao gồm Boeing 767, Airbus A320, ATR 72 và Fokker 70. Cụ thể là ngày 27.11.1999, ông WilfredP. Fock Tave, giám đốc cơ quan An toàn bay và Cục hàng không dân dụng Seycheles đã chính thức phê chuẩn và cấp chứng chỉ Tổ chức bảo dưỡng máy bay Boeing 767 theo tiêu chuẩn JAR-145 cho xí nghiệp máy bay A75. Với chứng chỉ này, xí nghiệp A75 có đầy đủ tư cách thực hiện độc lập việc bảo dưỡng loại máy bay Boeing 767.


Đây là kết quả của quá trình không ngừng vươn lên làm chủ công nghệ hiện đại, sự kết hợp hài hoà giữa việc phát huy nội lực và sử dụng vốn hợp lý các chuyên gia giỏi nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ sửa chữa và khai thác các loại máy bay không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho Tổng công ty mà còn tăng thêm khả năng cạnh tranh và uy tín của Việt Nam trên thị trường vận tải hàng không quốc tế.

2.1.3.2. Công nghệ thông tin.

Với nhiệm vụ và chức năng đa dạng, việc quản lý và điều hành trong toàn Tổng công ty là vô cùng quan trọng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào và dùng công cụ gì để quản lý. Trong thời đại ngày nay, việc sử dụng các trang thiết bị thông tin – tin học và các phần mềm đối với công tác quản lý và sản xuất là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tổng công ty đang từng bước ứng dụng tin học trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình, những ứng dụng này đã, đang và sẽ trở thành những tác nhân tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành hàng không.

Tuy nhiên việc sử dụng máy tính trong công tác quản lý, điều hành và sản xuất trong Tổng công ty là chưa đồng đều và phổ biến, số trang thiết bị thông tin tin học được tập trung tại Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

Nói chung trang thiết bị thông tin – tin học của Tổng công ty ngày càng được trang bị đầy đủ, hiện đại góp phần nâng cao khả năng kinh doanh của Tổng công ty.

2.1.3.3. Trang thiết bị phục vụ mặt đất

Hiện nay, Tổng công ty có 3 xí nghiệp phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Tính đến nay ba xí nghiệp này đã đầu tư mua sắm trang thiết bị với số tiền gần 30 tỉ đồng cụ thể như sau:

- Xí nghiệp phục vụ kỹ thuật thương mai mặt đất (PVKTTMMĐ) Nội Bài 13 tỷ đồng.

- PVKTTMMĐ Đà Nẵng: 1 tỷ đồng


- PVKTTMMĐ Tân Sơn Nhất: 15 tỷ đồng

Các trang thiết bị phục vụ mặt đất thuộc ba xí nghiệp này chủ yếu là các loại xe vận tải để phục vụ chở khách và hàng hoá từ ga ra máy bay và ngược lại, ngoài ra còn có các xe chuyên dùng. Bên cạnh đó còn có các trang thiết bị cơ bản khác nhau như bộ đàm ti vi, tổng đài điện thoại, loa…Hoạt động của ba xí nghiệp này là không thể thiếu được trên các chuyến bay của TCTHKVN, hơn nữa nó còn đóng góp tích cực nhằm nâng cao chất lượng hàng không của Tổng công ty. Qui mô hoạt động của Tổng công ty ngày càng được mở rộng thì công tác phục vụ mặt đất ngày càng phải bảo đảm tốt hơn để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường.

2.1.3.4. Đội ngũ nguồn nhân lực

Tính đến hết năm 2006, số lượng lao động trong toàn TCTHKVN là 16.756 người, lao động người Việt Nam là 16.325 người, lao động người nước ngoài là 431 người, đại học và trên đại học 7483 người chiếm 45,9%, cao đẳng, trung cấp 2047 người chiếm 12,6%, công nhân kỹ thuật 1649 người chiếm 10%, dịch vụ khác là 5146 người chiếm 31,5%.

Để tăng cường năng lực cạnh tranh bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi máy bay, Tổng công ty đã từng bước xây dựng một đội ngũ tiếp viên theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn giữ nét đẹp riêng của Việt Nam với tà áo dài truyền thống màu đỏ tím ấm áp và thân thiện, tạp dề màu đồng trên có trang trí hoa văn trống đồng Ngọc Lũ. Cho đến nay đội ngũ tiếp viên của Tổng công ty đã tương đối mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Hàng năm đội ngũ tiếp viên đều được qua một khoá đào tạo để củng cố và nâng cao trình độ và tuyển thêm tiếp viên mới. Đội ngũ tiếp viên của TCTHKVN được đánh giá là đội ngũ tiếp viên có trình độ ( mỗi tiếp viên đều thông thạo tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác) và có thái độ phục vụ làm khách hài lòng.

Đội ngũ phi công lái máy bay hiện nay của TCTHKVN kết hợp cả phi công người nước ngoài và phi công Việt Nam đã được đào tạo chuyển loại máy bay. Số người Việt Nam lái được máy bay hiện đại như A320 và B767 hiện nay về cơ bản đã đảm bảo được so với năm 1996 lúc mới thuê 3 chiếc


B767 và 10 chiếc A320, lúc đó phải thuê hoàn toàn người lái nước ngoài nên chi phí rất tốn kém. Với hướng kinh doanh chuyển từ thuê ướt (thuê cả máy bay lẫn người lái) sang thuê khô (chỉ thuê máy bay) do đó trong mấy năm qua Tổng công ty đã rất chú trọng vào công tác đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ người lái theo công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế. Tổng công ty đã gửi đi nước ngoài đào tạo chuyển loại người lái, chủ trương của Tổng công ty là đào tạo người lái thế hệ mới, đảm bảo 100% người lái Việt Nam khai thác các loại máy bay hiện đại.‌

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2.2.1. Thị trường dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam

2.2.1.1. Thị trường nội địa:

Hiện nay, ngành hàng không nước ta gần như độc quyền khai thác các tuyến bay nội địa, đường bay trong nước hiện nay chỉ có hai Hãng khai thác bay vận tải hàng không là TCTHKVN và Pacific Airline. Vì Pacific Airline còn rất nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh chưa cao, trong chừng mực nhất định họ chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Pacific Airlines chỉ cạnh tranh đối với các đường bay nội còn các đường bay quốc tế thì chưa tham gia. Hiện nay, TCTHKVN đã khai thác nhiều tuyến đường bay tới các thành phố, tỉnh thành trên khắp cả nước như: Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh - Huế, Hà Nội - Điện Biên…. Do vậy, trên các tuyến bay nội địa, sự cạnh tranh thực sự trong vận tải đường không diễn ra trên nhiều đường. Tuy cho đến nay tỷ phần thị trường của Pacific Airlines còn rất nhỏ bé, nhưng trong thời gian tới sẽ có rất nhiều hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới nhẩy vào thị trường Việt Nam, lúc đó sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn rất nhiều. Vì vậy, Tổng công ty cần phải xem xét đây như là đối thủ cạnh tranh trong tương lai và có những biện pháp thích hợp để cạnh tranh với những đối thủ này.


2.2.1.2. Thị trường quốc tế:

Các hãng hàng không quốc tế là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong thị trường hàng không quốc tế. Thị trường vận tải hàng không quốc tế từ Việt Nam đi các nước và từ các nước đến Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều hãng hàng không tham gia. Trên thị trường vận tải hàng không Việt Nam tính đến hết năm 2006 có khoảng 30 hãng hàng không quốc tế khai thác vận tải. Họ đang có ưu thế hơn hẳn TCT hàng không quốc gia Việt Nam: về mạng lưới bay và uy tín sản phẩm, về phương tiện và quản lý kinh doanh, đặc biệt là về qui mô và tiềm lực tài chính, như Singapore Airlines, Thai Airways International (Đông Nam Á), Air France, Lufthansa (Châu Âu), Cathay Pacific, Korean Airlines, Japan Airlines (Đông Bắc Á)…

Trong giai đoạn hiện nay số lượng các hãng hàng không quốc tế tham gia khai thác trên thị trường hàng không Việt Nam tuy đã gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế nên tình hình cạnh tranh chưa gay gắt lắm. Nhưng trong tương lai, việc mở rộng các quan hệ ngoại giao, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế ngày càng thu hút thêm rất nhiều hãng hàng không của các nước tiến hành khai thác trên thị trường Việt Nam. Trước nhu cầu cung ứng dịch vụ hàng không ngày càng tăng nhanh thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Vì vậy, trong sách lược quan hệ quốc tế từng thời kỳ Tổng công ty cần xác định ưu tiên liên minh – liên kết, hợp tác nhằm giảm thiểu sự cạnh tranh đối đầu, tranh thủ quỹ thời gian và lợi thế trong hợp tác để xây dựng tiềm lực về mọi mặt, chuẩn bị bước vào môi trường cạnh tranh tự do và khốc liệt.

2.2.2. Những kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không của TCTHKVN trong thời gian qua.

Trong khoảng thời gian từ 2002 – 9/2007, TCTHKVN đã đẩy mạnh quá trình đổi mới, kiên trì thực hiện các mục tiêu chiến lược, điều hành linh hoạt và xử lý có hiệu quả các tình huống trong sản xuất kinh doanh; vượt qua những thời điểm khó khăn, tranh thủ thời cơ đẩy mạnh tăng trưởng, bảo đảm an toàn an ninh hàng không trong tình hình an ninh khu vực và thế giới diễn


biến phức tạp. Bên cạnh đó, TCTHKVN luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu hàng năm, bảo đảm hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả các dự án đầu tư quan trọng đặc biệt là các dự án mua tàu bay và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tạo đà phát triển cho giai đoạn tiếp theo.

Những kết quả chủ yếu đạt được của TCTHKVN trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không từ năm 2002 - 9/2007:

Bảng 2. Thị trường vận tải hành khách giai đoạn 2002 - 9/2007


Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng cộng

Khách

% tăng

Khách

% tăng

Khách

% tăng

2002

2.135.644

11.3%

1.964.354

10.4%

4.099998

12.8%

2003

2.468.564

15.5%

2.145.354

9.2%

4.613.918

12.5%

2004

2.924.163

18.4%

2.400982

11.9%

5.325.145

15.4%

2005

3.259.878

11.4%

2.733.613

13.8%

5.993.491

12.5%

2006

3.655.689

12.1%

2.974.535

8.8.0%

6.630.224

10.6%

9/2007

3.445.402


2.400.732


5.846.134


Bảng 3. Thị trường vận tải hàng hoá giai đoạn 2002 – 7/2009



Năm

Quốc tế

Nội địa

Tổng cộng

Tấn

% tăng

Tấn

% tăng

Tấn

% tăng

2002

83.243

5.9%

20140

10.6%

101.841

9.8%

2003

88.654

6.5%

22.557

11.2%

111.211

9.2%

2004

95.416

7.6%

25.944

15%

121.360

9.1%

2005

104.958

10%

30.225

10%

135.182

10%

2006

115.453

9%

32.038

9%

147.491

9%

9/2007





82.405


Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh 2002-9/2007, Tổng công ty hàng không VN

Ngày đăng: 07/05/2022