Thành trùng rất ít di chuyển, thường đậu một chỗ bên dưới mặt lá, đẻ trứng ở mặt dưới lá, trứng được đẻ theo vòng xoắn ốc, mỗi vòng xoắn ốc có từ 14 đến 26 trứng và trứng được che phủ bởi những lông sáp mịn màu trắng.
Ấu trùng T1 có chân và râu, đây là giai đoạn duy nhất có thể di chuyển và hoạt động tích cực. Tất cả các giai đoạn khác, rầy đều sống cố định tại một chỗ.
Thời gian của ấu trùng tuổi 1 là 6-7 ngày, ấu trùng tuổi 2 là 4-5 ngày, ấu trùng tuổi 3 là 5-7 ngày, và nhộng là 10-11 ngày. Ở nhiệt độ từ 20-30oC, 20 cặp rầy phấn trắng có thể sản sinh 1.549 con trong 37 ngày (Waterhouse và Norris, 1989). Con cái không thụ tinh chỉ sản sinh con đực và con cái được thụ tinh sản sinh cả con cái lẫn con đực, thành trùng có thể sống đến 39 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm. Cả ấu trùng lẫn thành trùng đều chích hút dịch của lá cây. Tiết mật ngọt làm nấm bồ hóng phát triển trên lá.
a
b
c
d
Hình 5.4: a. Ổ trứng b. Ấu trùng tuổi 1 c. Ấu trùng tuổi cuối d. Thành trùng
Có thể bạn quan tâm!
- Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 1
- Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 2
- Ấu Trùng, Nhộng Và Thành Trùng Của Sâu Đục Bông
- Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 5
- Côn trùng chuyên khoa Nghề Bảo vệ thực vật - Cao đẳng Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6
Xem toàn bộ 54 trang tài liệu này.
rầy phấn trắng
* Thiên địch
Gồm nhiều loài ong ký sinh Encarsia spp. (Eulophidae) và các loại bọ rùa như Allograpta obliqua, Cheilomenes sexmaculata, Coelophora inaequalis, Delphastus pusillus, Harmonia sedecimnotata, Iridomyrmex anceps, Nephaspis
amnicola, Nephaspis bicolor, Nephaspis oculata, ruồi thiên địch Paragus serratus
và bọ cánh lưới Chrysopa sp.
1.2. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa mai
a) Sâu ăn nhụy mai Olethreutidae
Họ Olethreutidae - Bộ cánh vảy Lepidoptera
*Đặc điểm hình thái
- Trứng được đẻ chủ yếu trên nụ bông. Trứng hơi tròn, có đường kính khoảng 0,5mm, mới đẻ có màu ngà sau đó chuyển sang màu hồng.
- Thành trùng cái có kích thước to hơn thành trùng đực, chiều dài sải cánh khoảng 11mm, chiều dài thân 6mm, râu hình sợi chỉ nhỏ, ngắn, cánh màu nâu đen, cánh sau mỏng mảnh hơn, gốc trên của cánh trước có một chấm màu trắng nhỏ.
- Sâu non đẫy sức dài 12mm, màu hồng, đầu có màu đen. Khi sắp hóa nhộng có màu vàng nhạt, đầu có màu hơi nâu.
* Đặc điểm sinh học
Giai đoạn sâu non 4-5 ngày, nhộng 8-9 ngày. Vòng đời trung bình 19,3 ngày. Thành trùng bắt cặp vào lúc sáng sớm, con cái đẻ khoảng 200 trứng. Sâu hóa nhộng bên trong hoa, trước khi hóa nhộng sâu dùng phân và tơ bao kín nhộng lại.
* Sự gây hại và triệu chứng
Ngay sau khi nở, sâu chui ngay vào bên trong nụ hoa để ăn phá. Mức độ thiệt hại tùy thuộc vào thời điểm xâm nhập của sâu. Khi cây mới ra nụ mà bị sâu tấn công thì thiệt hại rất cao. Sâu chui vào nhụy hoa, thải phân ngay bên trong hoa nên rất khó phát hiện.
Hình 5.5: Vị trí đẻ trứng và triệu chứng gây hại của sâu ăn nhuỵ
* Thiên địch: ong ký sinh họ Chalcididae.
b) Sâu đục thân Zeuzera coffeae Neitner
Họ ngài đục gỗ (Cossidae) - Bộ Cánh vảy (Lepidoptera)
* Đặc điểm hình thái
- Trứng hình bầu dục. dài 1mm.
- Sâu non có thể mập mạp, màu đỏ, nhiều lông tơ màu trắng trên cơ thể, các phần đầu, ngực trước màu đen. Chân ngực phát triển. Sâu đẫy sức dài 40mm.
- Nhộng được làm trong kén cấu tạo bằng tơ và các hạt gỗ nhỏ ở phía dưới vỏ cây. Khi vũ hóa, xác vỏ nhộng nhô ra khỏi vỏ cây từ lỗ vũ hóa, dài khoảng 25mm.
- Thành trùng có cơ thể khá to, chiều dài sải cánh của con cái 4,0cm, con đực 5,0cm. Nền cánh trước có màu trắng, trên có nhiều chấm màu đen phân bố đều khắp cánh.
Hình 5.6: Thành trùng và ấu trùng sâu đục thân Zeuzera coffeae Neitner
* Đặc điểm sinh học
Giai đoạn trứng khoảng 10 ngày, sâu non từ 3-4 tháng. Trong điều kiện nhiệt độ 29-300C và ẩm độ 75-80% thời gian nhộng khoảng 15ngày. Trứng được đẻ thành từng ổ trong các vết nứt của vỏ cây. Tỉ lệ sống sót của ấu trùng tuổi 1 trong tự nhiên rất thấp.
* Đặc điểm gây hại
Sâu ăn phá bên trong thân và cành, ăn phần gỗ tạo thành đường hầm trong cây và thải phân ra ngoài. Phần thân và cành phía trên chỗ bị đục sẽ chết khô.
Vườn không chăm sóc, ít tỉa cành thường bị gây hại.
Sâu non có 6 tuổi, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện.
Hình 5.7: Ấu trùng bên trong đường đục
* Thiên địch
Ấu trùng bị ký sinh bởi nhiều loại ong họ Braconidae, ruồi Tachinidae, nấm trắng Beauveria bassiana.
c) Rệp ốc Ceroplastes rusci L.
Họ Coccidae - Bộ Homoptera
* Đặc điểm hình thái
- Thành trùng có dạng hình cầu, màu hơi đỏ, kích thước trung bình 3,90 x 3,08mm. Cơ thể thành trùng được cấu tạo bởi 8 mảnh sáp hình đĩa nhỏ ở xung quanh cơ thể và một mảnh sáp lớn ở trên lưng, trên đỉnh lưng có một đốm màu đen. Khi sắp đẻ thành trùng mang hàng ngàn trứng phía dưới lớp sáp.
- Ấu trùng mới nở có màu rỉ sắt đỏ, hình ovan. Trên cơ thể ấu trùng tuổi 1 có một lớp sáp trắng mỏng, từ tuổi 2 trở đi, trên cơ thể ấu trùng hình thành lớp sáp cứng hơn để bảo vệ cơ thể.
* Đặc điểm sinh học và gây hại
Vòng đời kéo dài khoảng 3 tháng. Ấu trùng mới nở có chân và râu phát triển, rất linh hoạt, chúng di chuyển tìm nơi thích hợp để định cư và bắt đầu quá trình sống bằng cách chích hút lá (thường là các lá non).
Ấu trùng thường tập trung ở các gân lá, một số ít bám ở ngoài và mặt dưới của lá. Sau khi đã tìm được vị trí thích hợp, rệp ốc ít di động và gần như nằm yên một chỗ. Sau lần lột xác thứ 2, rệp ốc di chuyển đến các cành cây định cư để gây hại và sinh sản.
Trong quá trình sinh sống và phát triển, rệp ốc tiết rất nhiều dịch mật, tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển đầy mặt lá và cành non, nơi rệp ốc sinh sống và phát triển. Mật số cao cây sẽ bị chết nhánh.
* Thiên địch
Thành phần ong ký sinh rất phong phú, gồm họ Encyrtidae, Eulophidae, Aphelinidae, Pteromatidae.
d) Sâu bao hình tháp Pagodielle hekmeyeri Heyl
Họ Psychidae - Bộ Lepidoptera
* Đặc điểm hình thái
Kích thước bao nhỏ (12x3mm), dạng cái tháp do sâu non cắt lá thành từng miếng nhỏ và xếp các lá lại thành từng tầng giống như một cái tháp.
* Đặc điểm gây hại, thiên địch
Ban đầu sâu non ăn biểu bì lá làm lá bị loang lỗ, có thể làm hư toàn bộ lá của cây. Sâu tuổi lớn ăn cả vỏ cây. Gây hại mạnh khi khô hạn và những cây không được chăm sóc.
Tại vùng ĐBSCL, loài ong Brachymeria sp. (Braconidae) và họ Ichneumonidae ký sinh sâu bao nhưng với mật số thấp. Nhện Oxyopes cũng được ghi nhận là thiên địch của sâu bao.
Hình 5.8: Sâu bao và triệu chứng gây hại của sâu bao
1.3. Thành phần côn trùng hại quan trọng trên cây hoa cúc
a) Rầy mềm đen Macrosiponiella sanborni Gillette
Họ Rầy mềm (Aphididae) - Bộ Cánh đều (Homoptera)
Có nhiều loài rầy mềm gây hại trên cây hoa cúc như Aphis gossypii, Myzus persicae, Macrosiphoniella sanborni. Trong đó M.sanborni là loài gây hại quan trọng nhất trên cây hoa cúc tại vùng ĐBSCL cũng như tại nhiều nước trên thế giới.
* Đặc điểm hình thái:
Cả thành trùng lẫn ấu trùng đều có cơ thể nhỏ, mềm, yếu. Chân và râu rất phát triển, mỏng mảnh dài. Cơ thể có dạng hình trái lê tròn, có một đôi ống bụng ở phía cuối bụng. Có kim chích hút, phân đốt dài.
- Thành trùng có cánh hoặc không cánh. Thành trùng cái không cánh dài 1,5
- 1,6mm, cơ thể có màu nâu đen bóng, hai ống bụng màu đen. Râu đầu dài hơn chiều dài cơ thể.
- Ấu trùng màu nâu nhạt, đôi ống bụng màu nâu đen ngắn hơn thành trùng, cặp mắt kép màu đen, cơ thể dài 0,9-1mm.
Hình 5.9: Rầy mềm đen
* Đặc điểm sinh học:
Ấu trùng có 5 tuổi, trong điều kiện bình thường, rầy mềm có thể hoàn thành vòng đời trong một thời gian rất ngắn khoảng 7-8 ngày, vì vậy rầy mềm có thể gia tăng mật số rất nhanh.
* Sự gây hại và triệu chứng:
Gây hại từ giai đoạn cây con cho đến lúc thu hoạch. Cả thành trùng và ấu trùng đều tập trung chích hút trên đọt non, lá non và cả trên đài hoa, nụ và hoa. Trong một số điều kiện, rầy mềm còn có thể truyền bệnh khảm lá cho cây hoa cúc. Khi bị hai nặng, cây trở nên còi cọc, nơi bị chích hút sẽ bị biến dạng.
Trên nụ hoa, sự gây hại của rầy mềm làm cho nụ hoa không nở được. Trong quá trình gây hại rầy mềm tiết mật ngọt tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm lá, hoa bị đen.
Hình 5.10: Sự gây hại của rầy mềm đen
* Thiên địch: gồm các loài bọ rùa Menochilus sexmaculata, Micraspis discolor và Scymnus sp., bọ cánh lưới nâu Micromus timidus, ruồi ăn mồi và nhiều loài ong ký sinh.
b) Rệp sáp Phenacoccus solenopsis Tinsley
Họ Pseudococcidae - Bộ Homoptera
* Đặc điểm hình thái:
- Trứng màu vàng cam, thon dài, kích thước 0,45x0,2mm, trứng được đẻ trong túi trứng ở phía sau và dưới bụng con cái.
- Ấu trùng tuổi nhỏ có cơ thể màu vàng, dài 0,45-0,3mm và di chuyển nhanh.
Từ tuổi 2 trở đi, cơ thể ấu trùng được phủ lớp phấn trắng, dài 2,8-3mm.
- Thành trùng cái không cánh, cơ thể màu vàng phủ đầy phấn trắng, hình bầu dục, dài 4,0-4,5mm. Trên phần lưng cơ thể có 2 hàng chấm đen (ngực và bụng) và nhiều sợi phấn trắng ở rìa cơ thể. Thành trùng đực có cánh.
* Đặc điểm sinh học
Con cái đẻ khoảng 310-625 trứng, thời gian ủ trứng khoảng 4-6 giờ. Giai đoạn ấu trùng có 2 tuổi ở con đực và 3 tuổi ở con cái.
- Con cái sống khoảng 15-27 ngày (T1: 5-7 ngày, T2: 4-7 ngày, T3: 6-9 ngày).
- Con đực: T1: 5-6 ngày, T2: 4-6 ngày. Sau khi phát triển đầy đủ, ấu trùng T2 kéo kén và hóa nhộng. Thời gian nhộng khoảng 5-7 ngày. Trưởng thành đực chết rất nhanh, sống khoảng 2-3 ngày.
Hình 5.11: Rệp sáp Phenacoccus solenopsis Tinsley
* Sự gây hại:
Rệp chích hút đọt non và các lá gần đọt làm lá bị quăn queo, biến dạng, sinh trưởng và phát triển bất thường. Ngay tại nơi rệp sáp gây hại thường có sự phát triển của nấm bồ hóng làm đen kín cả lá, ảnh hưởng sinh trưởng và quang hợp của cây. Mật số thường cao vào mùa nắng.
* Thiên địch:
Ong Aenasius bambawalei (Encyrtidae), bọ rùa Brumoides suturalis, Scymnus coccivera và Menochilus sexmaculatus.
c) Dòi đục lòn lá Liriomyza sativae Blanchard
Họ Ruồi lá Agromyziidae - Bộ Hai cánh Diptera
* Đặc điểm hình thái
- Thành trùng có màu xám đen, cơ thể dài 1,4±0.08mm (con đực) và 1,75
±0,09mm (con cái). Trên cơ thể có nhiều lông đen, mịn. Mảnh lưng đốt ngực giữa màu đen bóng, đốt ngực sau có u lồi màu vàng sáng, xung quanh có màu đen,
phần ngực dưới có phiến mai màu vàng. Chân màu vàng, đốt đùi của chân có màu vàng sáng, đốt chày sẫm hơn. Đầu có trán và vùng xung quanh mắt màu vàng, đốt râu thứ ba màu vàng.
- Trứng có kích thước 0,18 ± 0,02 x 0,1 ± 0,01 mm, hìng bấu dục, hơi tròn.
- Dòi có dạng hình trụ, dài khoảng 2 mm,không chân. Khi phát triển đầy đủ (tuổi 3), dòi có màu vàng sậm, có kích thước trung bình là 1,78 ± 0,45 mm x 0,62
± 0,05 mm.
- Nhộng có hình dạng êlip, có 2 gai đầu và 2 gai đuôi rõ rệt, kích thước trung bình của nhộng là 1,59 ± 0,11 mm x 0,74 ± 0,07 mm.
Hình 5.11: Thành trùng và ấu trùng ruồi đục lá
* Đặc điểm sinh học
Nhộng vũ hóa vào buổi sáng. Khoảng vài giờ sau vũ hóa, ruồi giao phối. Thời gian giao phối mỗi lần kéo dài từ 30 - 60 phút. Thành trùng hoạt động mạnh từ 7 - 9 giờ sáng và từ 4-5 giờ chiều.
Thành trùng cái đẻ trứng vào trong mô lá. Thành trùng dùng ống đẻ trứng chích vào lá và lấy thức ăn tiết ra từ các vết chích. Sau khi nở, dòi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá.
Sau khi phát triển đầy đủ, dòi T3 chui ra ngoài đường đục để hóa nhộng trong đất. Trong điều kiện nhiệt độ 29-31oC và ẩm độ 75-78%, giai đoạn trứng kéo dài khoảng 2-3 ngày. Thời gian phát triển của giòi tuổi 1, tuổi 2 và tuổi 3 lần lược là 1,20 ±0,40 ngày, 1,10 ±0,30 ngày và 1,20 ± 0,40 ngày. Thời gian phát triển vòng đời trung bình là 13,60 ± 0,46 ngày.
* Sự gây hại
Sau khi nở, dòi đục thành các đường ngoằn ngoèo trong mô lá để dinh dưỡng. Dòi ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì, tạo thành những đường đục ngoằn ngoèo cắt