Vai Trò Của Dịch Vụ Vận Tải Hàng Không Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân.‌


thuế ở sân bay) và việc di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không phụ thuộc vào một số yếu tố như:

- Thu nhập cá nhân.

- Mức độ thông thương giữa các quốc gia.

- Mức độ khẩn cấp của công việc của hành khách (do ưu điểm của vận tải hàng không là thời gian vận chuyển thuận tiện và nhanh chóng).

- Sự phân bố dân cư và những biến đổi có thể xảy ra (chiến tranh, thiên tai...).

- Mức độ tăng trưởng kinh tế.

Xét theo những đặc trưng của thu nhập cao hay thấp mà việc tăng hay giảm giá có thể ảnh hưởng khác nhau đến nhu cầu:

- Đối với những người có thu nhập cao: Việc giảm giá không có tác dụng thúc đẩy nhu cầu, việc tăng giá cũng không có hiệu quả cao.

- Đối với những người có thu nhập thấp: Việc giảm giá sẽ chỉ thúc đẩy được nhu cầu lúc đầu. (Do trong kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, khi giá trở nên quá thấp thì cũng không có ý nghĩa thúc đẩy nhu cầu do chi phí đi lại chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chi phí cho một chuyến đi).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Ngược lại, nếu tăng giá thì ảnh hưởng của nó đến doanh thu và lợi nhuận sẽ mang tính chất tiêu cực. Tăng giá sẽ dẫn đến giảm doanh thu, do đó làm giảm lợi nhuận.

Có thể nói chiến lược thay đổi giá cả không phải lúc nào cũng tỏ ra hiệu quả trong kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không. Người ta phải sử dụng các chiến lược khác như: thay đổi chính sách phân phối, xúc tiến bán hàng...

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 3

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không còn phụ thuộc rất nhiều vào thời gian, thời tiết và các sự kiện trong năm. Nhu cầu sẽ biến đổi khác nhau nếu chuyến bay được xếp vào các thời gian bay trong ngày, trong tuần (ví dụ việc sắp xếp thời gian bay trong ngày có thuận tiện cho nối chuyến hay không, sắp xếp chuyến bay tập trung vào sáng hay chiều, đầu tuần hay cuối tuần...). Nhu cầu đi lại của hành khách đôi khi còn phụ thuộc theo mùa. Có những tuyến


đường bay chỉ khai thác mạnh theo mùa để phục vụ nhu cầu du lịch vào Việt Nam của khách nước ngoài hay nhu cầu của chính người Việt Nam. Nhu cầu sẽ biến động tăng vọt vào mùa du lịch hay có khi có các sự kiện đặc biệt (hội nghị, Festival) hoặc khi thời tiết không thuận tiện cho các loại hình vận tải khác (lụt lội, hỏng đường...)

Có thể nói, điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng, phát triển thị trường dịch vụ vận tải hàng không là nhu cầu thị trường. Nhu cầu thị trường đóng vai trò là điều kiện cần cho việc mở rộng. Xác định được nhu cầu của thị trường và năng lực của bản thân mình là cơ sở khá vững chắc để thực hiện ý đồ mở rộng thị trường.

1.2.2.2. Cung

Trong kinh doanh vận tải hàng không, cung phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: năng lực của công ty về vốn, đội máy bay, nhân lực, thời gian được phép cất hạ cánh (đặc biệt ở các sân bay nước ngoài và các sân bay nhỏ), thời tiết, chính sách của Chính phủ... Cung ở đây đồng nghĩa với việc thực hiện hoàn hảo và an toàn các chuyến bay. Để thực hiện một chuyến bay có rất nhiều các công việc liên quan như sắp xếp lịch bay, sắp xếp chỗ cho khách trên máy bay, cung cấp suất ăn trên máy bay, cung cấp dịch vụ giải trí...Trong dịch vụ vận tải hàng không, việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Khách hàng và người cung ứng dịch vụ cùng tham gia vào quá trình thực hiện dịch vụ. Do vậy sự tác động qua lại của cả hai bên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của dịch vụ đó.

Nếu như nhu cầu thị trường đóng vai trò là điều kiện cần cho việc mở rộng thì năng lực kinh doanh của công ty về mặt tài chính, nhân lực, công nghệ của công ty chính là điều kiện đủ để doanh nghiệp thực hiện được ý đồ của mình. Nguồn vốn được coi là quan trọng nhất trong tất cả các điều kiện phải có của doanh nghiệp. Nó quyết định cơ bản và có ảnh hưởng lớn đến các năng lực khác như công nghệ, kỹ thuật hay nhân sự.


Để có thể mở rộng thị trường kinh doanh của mình, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không cần phải có đủ những yếu tố nội tại cần thiết, đáp ứng được những nhu cầu tiềm tàng của thị trường chưa được khai thác hết. Bên cạnh đó là các nhân tố thúc đẩy mang tính thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp như: sự ủng hộ của Chính phủ, sự hỗ trợ hợp tác của các doanh nghiệp cùng liên kết làm ăn. Một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong thời điểm này là xu hướng hoà hợp về kinh tế - chính trị của các quốc gia trên Thế giới.

Đối với một doanh nghiệp vận tải hàng không, việc mở rộng thị trường thực sự nên bắt đầu khi cơ sở cho thị trường cũ khá vững chắc về mọi mặt. Đó là điều kiện về sân bay, máy bay, các trang thiết bị phục vụ tại sân bay và trên máy bay. Ngoài ra, các công tác phục vụ cho chuyến bay như phân phối vé, làm thủ tục, phục vụ hành khách trên máy bay cùng các dịch vụ kèm theo khác đã được thực hiện khá tốt cho các chuyến bay hiện tại. Việc mở rộng thị trường hàng không sẽ là sự gia tăng về cường độ các công tác phục vụ và các loại dịch vụ đồng thời là sự đầu tư thêm về cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho việc phục vụ hành khách.

1.2.2.3. Môi trường kinh doanh

a. Môi trường chính trị và môi trường pháp lý.

Bất kì một doanh nghiệp, một tập đoàn kinh tế nào khi tham gia vào thị trường hàng không thì điều đầu tiên họ quan tâm tới là môi trường chính trị, môi trường pháp lý và định hướng xã hội của nước đó như thế nào, chính sách mở cửa và mức độ quan tâm của chính phủ đến ngành nghề đó ra sao? Bởi vì chính những điều đấy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng kinh doanh hay cũng chính là lợi nhuận của tập đoàn hàng không đó. Chính vì vậy mà môi trường chính trị, môi trường pháp lý luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

b. Môi trường tự nhiên, văn hoá – xã hội.


Sau khi phân tích môi trường chính trị, môi trường pháp lý các hãng hàng không cần căn cứ vào định hướng, chiến lược kinh doanh và phát triển của mình để nghiên cứu và xác định rõ thị trường mục tiêu. Trong đó các yếu tố về môi trường tự nhiên, văn hoá – xã hội là vô cùng quan trọng bởi một khi hiểu rõ về vị trí địa lý, khí hậu và điều kiện tự nhiên cũng như phong tục, tập quán của người khách hàng thì các hãng hàng không sẽ tìm ra và đáp ứng một cách tốt nhất những dịch vụ vận tải cho khách hàng. Vì môi trường tự nhiên, văn hoá- xã hội là một mảng vô cùng lớn vì vậy cần phải nghiên cứu rất kĩ càng, tỉ mỉ và đồng thời phối hợp với các ban ngành du lịch địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp cho để thu hút lượng khách hàng du lịch tới thị trường của mình.

c. Môi trường cạnh tranh

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không nói riêng, các doanh nghiệp (cụ thể là các hãng hàng không) luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành và đối thủ cạnh tranh ngoài ngành.

Các hãng hàng không thường xuyên phải đương đầu với một thực tế là trong quan điểm của hành khách thì sự khác biệt giữa ghế ngồi của hãng này với hãng khác cũng như loại máy bay này với loại máy bay khác là rất nhỏ nếu các hãng này có thời gian bay như nhau. Chính bản chất đồng nhất của các sản phẩm hàng không làm gia tăng gấp đôi sự cạnh tranh. Nó thúc đẩy các hãng Hàng không khác nỗ lực hết mình làm sao cho sản phẩm của mình khác biệt với các sản phẩm của hãng cạnh tranh. Để làm được điều này họ đưa các máy bay thuộc thế hệ mới vào khai thác, tần suất bay cao hơn, chi phí nhiều hơn cho các suất ăn trên máy bay và tăng cường quảng cáo cũng như lập kế hoạch bay ổn định. Ngoài ra còn vấn đề cạnh tranh về giá cả giữa các hãng hàng không do đặc tính dễ xâm nhập của sản phẩm hàng không vì đặc tính của vận tải hàng không là dùng phương tiện máy bay bay trên không. Cùng với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng các ngành


vận tải khác như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đều phát triển và giữa các ngành này cạnh tranh càng trở nên vô cùng gay gắt. Để tìm được một chỗ đứng trên thị trường quả thật không phải là điều đơn giản với ngành hàng không.

Xét về giá, so với ngành hàng không, giá dịch vụ vận chuyển của các ngành khác thấp hơn, do đó phù hợp hơn với thu nhập của đa số người dân. Xét về độ linh hoạt, vận tải hàng không kém linh hoạt hơn vì đây là quá trình vận tải hàng không trọn vẹn. (Do phụ thuộc vào các điểm đỗ của các sân bay nên phải sử dụng sự trợ giúp của các phương tiện giao thông khác như ô tô, xe máy...)

Tuy nhiên, ngành hàng không lại có độ an toàn tương đối cao và có ưu thế hơn hẳn các ngành vận tải khác về mặt thời gian, tốc độ.

Trong những năm gần đây, đường bộ Bắc Nam và các trục đường quốc lộ khác đã được ưu tiên nâng cấp. Việc xây dựng các trục đường bộ liên á sang Campuchia, Lào đã và đang được thực hiện. Đường sắt đã có những cải tiến đáng kể như giảm thời gian tàu chạy, đa dạng hoá giá, thủ tục đơn giản, nhanh gọn, giá cước vận chuyển thấp và dự định sẽ phát triển ngành để thông tuyến với các nước ASEAN, Trung Quốc. Việc xây dựng các cảng nước sâu và phát triển giao thông hàng hải có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường vận tải hàng hoá trên trục Bắc Nam cũng như trên thị trường quốc tế. Mặc dù vận chuyển bằng đường hàng không nhanh chóng, thuận tiện, an toàn nhưng khối lượng vận chuyển có hạn và cước phí vận chuyển trong khi đố vận chuyển hàng hoá bằng đường biển rất thích hợp cho vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, giá cước rẻ và trên thực tế vận tải hàng hoá bằng đường biển đã chiếm một tỷ trọng vận chuyển hàng hoá lớn nhất.

Rõ ràng, môi trường cạnh tranh đang đặt ra cho ngành hàng không những thử thách hết sức nặng nề và có ảnh hưởng quyết định đến việc hoạch định chiến lược phát triển của các ngành hàng không.


1.3. VAI TRÒ CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.‌

1.3.1. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành dịch vụ khác, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, dịch vụ vận tải hàng không đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Về khía cạnh xã hội, nó có vai trò phục vụ con người, vì con người, vì sự tốt đẹp của xã hội. Về mặt kinh tế, nó là ngành dịch vụ mũi nhọn, là cầu nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả góp phần thực hiện quá trình CNH, HĐH đất nước.

Khi dịch vụ vận tải hàng không của Việt Nam phải cạnh tranh với dịch vụ hàng không của các hãng nổi tiếng trên thị trường thế giới, thậm chí cạnh tranh ngay trên thị trường Việt Nam thì điều tất yếu các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam sẽ phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để có thể tồn tại và đứng vững. Điều đó thúc đẩy sự phát triển không chỉ của các ngành dịch vụ tham gia trực tiếp vào vận tải hàng không thế giới mà còn cả các ngành dịch vụ cung cấp gián tiếp trong nước. Ví dụ như khi ngành dịch vụ hàng không thế giới phát triển thì nó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngay chính tại Việt Nam, muốn tồn tại được thì hàng không Việt Nam phải cải tiến dịch vụ, đáp ứng kịp thời, thuận tiện với nhu cầu của khách hàng. Không những thế, khi một ngành dịch vụ phát triển, nó thường kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ khác có liên quan. Sự phát triển của dịch vụ vận tải hàng không sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm hàng không, hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, ngành dầu khí, du lịch....và một số ngành khác liên quan. Theo ước tính thì có tới một nửa khách du lịch quốc tế sử dụng đường hàng không để đi đến nước ta.


1.3.2. Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong giai đoạn Việt Nam mới gia nhập tổ chức WTO thì dịch vụ vận tải hàng không có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó là cầu nối giữa các vùng, miền trong cả nước, là cầu nối giữa Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới, tạo điều kiện thực hiện quá trình hợp tác, giao lưu, hội nhập trong phát triển kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc.

Tạo điều kiện phát triển vùng lãnh thổ: Cảng hàng không luôn là trung tâm công nghiệp và thương mại của vùng lãnh thổ nơi đóng địa bàn. Xung quanh cảng hàng không thường có các khu dân cư tập trung, các nhà máy, xí nghiệp hoạt động để tiện cho việc vận chuyển. Ngoài ra, sự phát triển của vận tải hàng không cũng đòi hỏi sự phát triển đồng bộ các công trình kết cấu hạ tầng kèm theo, như đường xá, các công trình quản lý- điều hành bay, hệ thống điện nước... Một ví dụ điển hình là sự phát triển của cảng hàng không quốc tế Nội Bài ( Hà Nội ) đã biến một vùng đất chậm phát triển của huyện Sóc Sơn thành một khu dân cư tương đối với các hoạt động kinh tế ngày càng sầm uất.

Tích luỹ kinh nghiệm để phát triển các ngành kinh tế khác: Do vai trò đặc biệt của ngành vận tải hàng không và những đặc thù của hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, ngành vận tải hàng không Việt Nam đã thực hiện hội nhập quốc tế từ nhiều năm trước đây, đồng thời tiếp tục là lực lượng tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành hàng không Việt Nam đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về xây dựng và thực thi các chính sách có tính quốc tế; ký kết và thực hiện những cam kết quốc tế; từng bước giảm, loại bỏ những hàng rào thuế quan, thực hiện các dự án đầu tư quốc tế, huy động, sử dụng vốn và các nguồn lực nước ngoài khác; thực hiện chuyển giao công nghệ...Những kinh nghiệm này sẽ là bổ ích để các ngành, các địa phương tham khảo trong quá trình hội nhập quốc tế.


1.3.3. Tạo việc làm cho xã hội.

Cũng như các ngành dịch vụ khác, dịch vụ vận tải hàng không đã và đang tạo ra một lượng lớn việc làm thông qua sự mở mang các tuyến đường bay đến khắp các nước trên thế giới và trong những ngành dịch vụ liên quan khác. Trong xu thế kinh tế ngày càng tăng trưởng cao và vững chắc, mức độ tạo công ăn việc làm trong các ngành dịch vụ nói chung, và dịch vụ vận tải hàng không nói riêng tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển, tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ liên quan đến hàng không ngày càng tăng. Trong năm 2005, ngành vận tải hàng không đã tạo ra được hàng chục nghìn việc làm mới, bao gồm cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, với dân số hơn 84 triệu người thì dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không là rất cao vì vậy tương lai của các ngành dịch vụ liên quan đến ngành hàng không là rất sáng sủa, điều này sẽ tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người dân với thu nhập cao và ổn định.


CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY

HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí