Ý Nghĩa Của Việc Quy Định Biện Pháp Điều Tra Khám Xét Trong Luật Tố Tụng Hình Sự

tụng hình sự, do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát, cưỡng chế người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm để tìm kiếm, thu thập dấu vết của tội phạm, tài liệu, vật chứng hoặc những đồ vật khác có liên quan đến vụ án theo các căn cứ, trình tự, thủ tục luật định”.

Như vậy, theo khái niệm trên, biện pháp điều tra khám xét phải bao hàm những yếu tố sau:

- Được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền khi có đủ căn cứ và theo một trình tự, thủ tục luật định.

- Khám xét chủ yếu bao gồm các hoạt động: tìm tòi, lục soát, cưỡng chế.

- Các biện pháp khám xét cụ thể bao gồm: khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm.

- Mục đích chung của biện pháp khám xét là phát hiện, thu thập những chứng cứ, tài liệu hoặc đồ vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.

1.1.2. Đặc điểm

Biện pháp điều tra khám xét có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, khám xét là biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự có mục đích là phát hiện, thu thập vật chứng có liên quan trong vụ án hình sự, từ đó làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án

Như đã phân tích ở phần trên, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có nhiều biện pháp điều tra khác nhau được thực hiện và mỗi biện pháp mang lại những mục đích, hiệu quả riêng. Đối với biện pháp khám xét, khi thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phát hiện, thu thập được những chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ án. Đó có thể là vũ khí, công cụ, phương tiện phạm tội, những tài sản bị tội phạm chiếm đoạt, những vật mang dấu vết tội phạm, những mẫu vật để nghiên cứu, so sánh hoặc những giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Trong một số trường hợp, khi hoạt động khám

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

xét được tiến hành tại chỗ ở, địa điểm, chỗ làm việc của của chủ thể bị khám xét còn giúp phát hiện người đang bị truy nã, tử thi hoặc các phần của tử thi, người bị bắt cóc, người bị giam giữ… Những tài liệu, chứng cứ này là cơ sở quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có hành vi phạm tội xảy ra, nếu có căn cứ để xác định là đã xảy ra hành vi phạm tội thì lập kế hoạch, phương hướng điều tra và tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra phù hợp, từ đó từng bước chứng minh tội phạm, nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ án hình sự.

Thứ hai, khám xét là biện pháp điều tra mang tính cưỡng chế trong tố tụng hình sự

Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - 3

Theo Từ điển tiếng Việt năm 2003, cưỡng chế là “buộc người khác phải làm theo những ý nghĩ hoặc hành động của mình” [42, tr.78], suy rộng ra, cưỡng chế trong tố tụng hình sự là việc căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để buộc các đối tượng bị áp dụng phải tuân theo những mệnh lệnh, yêu cầu nhất định. Trong tố tụng hình sự, có nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau được ghi nhận như các biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền để bảo đảm… hoặc các biện pháp điều tra thể hiện tính cưỡng chế như khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, xem xét dấu vết trên thân thể, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản… Khi thực hiện những biện pháp này, các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào các quy định của luật tố tụng hình sự và những quy định liên quan khác để buộc các đối tượng bị áp dụng phải tuân thủ.

Có thể thấy khám xét là biện pháp điều tra có tác động mạnh đến những quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Đó là các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của

công dân được ghi nhận tại BLTTHS “Không ai được xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân” [31, Điều 8]; quyền bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân ghi nhận tại BLTTHS “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật”… [31, Điều 7].

Tuy nhiên, để kịp thời ngăn chặn âm mưu, hành động phạm tội của tội phạm và thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án hình sự, luật tố tụng hình sự vẫn ghi nhận quyền tiến hành khám xét của các cơ quan có thẩm quyền nếu những cơ quan này có đủ căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc khi cần phát hiện người đang bị truy nã. Những đối tượng bị khám xét có nghĩa vụ phải chấp hành đầy đủ các yêu cầu của lực lượng tiến hành khám xét, nếu các đối tượng bi áp dụng có hành vi cản trở, chống đối hoặc không hợp tác thì tùy theo tính chất của hành vi, họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định.

Thứ ba, khám xét là biện pháp điều tra có sự đa dạng về đối tượng, địa điểm thực hiện

Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, tội phạm hoặc người bị tình nghi là tội phạm hoặc những người có liên quan khác có thể che giấu những tài liệu, công cụ, phương tiện có liên quan đến vụ án ở nhiều địa điểm, trong nhiều đồ vật khác nhau, đó có thể là trên người, nơi ở, nơi làm việc hoặc trong bưu kiện, bưu phẩm... Bởi vậy, với vai trò là một biện pháp điều tra giúp các cơ quan có thẩm quyền điều tra tìm kiếm, phát hiện những tài liệu, công cụ liên quan đến vụ án bị tội phạm che giấu, khám xét cũng có sự đa dạng về đối tượng. Theo đó, đối tượng của biện pháp khám xét bao gồm: người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm...

Mỗi đối tượng khám xét khác nhau sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thu thập những đồ vật, tài liệu khác nhau, từ đó tổng hợp, đánh giá chứng cứ. Sự đa dạng trong đối tượng của biện pháp điều tra khám xét vừa tạo sự khách quan trong hoạt động tìm kiếm, thu thập chứng cứ, vừa góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động điều tra cũng như quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ tư, khám xét phải được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định

Trước hết, hoạt động khám xét phải tiến hành theo quy định của pháp luật.

Như đã phân tích, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là những quyền quan trọng của công dân được pháp luật bảo hộ, ghi nhận. Trong khi đó, đối tượng của hoạt động khám xét lại là người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín... Bởi vậy, khi tiến hành những hoạt động này, các cơ quan có thẩm quyền cần triệt để tuân theo các quy định của pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ: Mọi cuộc khám xét phải đảm bảo tính hợp pháp về căn cứ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền khám xét và không được xâm phạm các quyền cơ bản của công dân. Cụ thể:

- Chỉ được khám xét khi có các căn cứ nhận định những nơi định khám xét đang cất giấu các vật chứng, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc ở đó có đối tượng đang bị truy nã lẩn trốn, người bị bắt cóc, xác chết hoặc các phần của nó... Nếu chưa có đủ căn cứ ra lệnh khám xét thì các cơ quan có thẩm quyền cần phải thu thập những tài liệu bổ sung, nếu việc thu thập tài liệu bổ sung vẫn chưa đủ căn cứ khám xét thì không được ra lệnh khám xét.

- Phải tuân thủ những quy định của Luật tố tụng hình sự về thẩm quyền ra lệnh khám xét: Việc khám xét chỉ được tiến hành khi có lệnh của những người có thẩm quyền. Trừ trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người những đồ vật, tài liệu cần thu giữ thì việc khám người có thể được tiến hành mà không cần có lệnh.

- Khi tiến hành khám xét, các cơ quan có thẩm quyền phải tuân những quy định về trình tự, thủ tục khám xét đối với các đối tượng khám xét cụ thể.

- Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân. Để đảm bảo thực hiện nội dung này, lực lượng khám xét phải tiến hành khám xét nghiêm túc, đúng pháp luật. Trước khi tiến hành khám xét, các cơ quan thi hành lệnh phải lên kế hoạch chuẩn bị khám xét một cách kỹ lưỡng, chu toàn bao gồm: nghiên cứu hồ sơ vụ án, thu thập, phân tích, đánh giá những tài liệu liên quan đến cuộc khám xét, lập kế hoạch khám xét (xác định thời gian khám xét, thành phần lực lượng khám xét, dự kiến những tình huống xảy ra và các biện pháp giải quyết). Khi tiến hành khám xét, người chủ trì cần giải thích, phổ biến kế hoạch khám xét cho các thành viên trong đội khám xét, phân công nhiệm vụ cho từng người và kiểm tra việc chuẩn bị của họ. Trong quá trình khám, lực lượng khám xét phải chấp hành các nguyên tắc: khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến; khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình, có đại diện xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó (trừ trường hợp không thể trì hoãn) và đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc…

Hoạt động khám xét phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ, bảo đảm an toàn cho người thực hiện. Để đạt được yêu cầu trên, cơ quan thi hành lệnh khám xét phải giữ bí mật chủ trương, kế hoạch khám xét, việc chuẩn bị, triển khai các lực lượng bao vây, giám sát và tạo được yếu tố bất ngờ khi xuất hiện ở nơi cần khám xét. Ngoài ra, trong quá trình khám xét, các cơ quan này không được để lộ bí mật về những phương tiện hỗ trợ, cách thức thực hiện và các biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trước mắt và lâu dài. Đây là nhân tố cơ bản để hoạt động khám xét đạt được mục

đích. Khi yêu cầu này được thực hiện, tội phạm sẽ không có cơ hội che giấu, tiêu hủy chứng cứ hoặc chạy trốn.

1.2. Ý nghĩa của việc quy định biện pháp điều tra khám xét trong luật tố tụng hình sự

Thứ nhất, đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà CQĐT, Viện kiểm sát và Tòa án dung làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [31, Điều 64, khoản 1].

Theo khái niệm này, chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp và có giá trị chứng minh khi thỏa mãn đầy đủ các thuộc tính khách quan, tính liên quan và tính được thu thập hợp pháp. Nếu thiếu đi một trong các thuộc tính này, chứng cứ sẽ mất đi giá trị chứng minh, trong đó thuộc tính được thu thập hợp pháp là thuộc tính cần được chú trọng bởi nó dễ bị xâm phạm nhất.

Khi thực hiện hoạt động khám xét, để đảm bảo thuộc tính được thu thập hợp pháp của chứng cứ, các cơ quan có thẩm quyền phải tránh việc xâm phạm các quyền cơ bản của công dân. Trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta, các quyền bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng, bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín… của công dân luôn được ghi nhận. Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…” [35, Điều 20]. Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” [35, Điều 21]. Bản Hiến pháp này cũng quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định…” [35, Điều 22]. Nếu chỉ căn cứ theo những quy

định này thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự, trong đó có khám xét đối với công dân sẽ bị coi là không hợp pháp. Tuy nhiên, khi những quy định về hoạt động khám xét đươc ghi nhận trong tinh thần của Hiến pháp cũng như trong luật tố tụng hình sự thì hoạt động khám xét của các cơ quan có thẩm quyền đã được đảm bảo về cơ sở pháp lý, từ đó tính hợp pháp của những chứng cứ thu thập được từ hoạt động khám xét cũng được khẳng định.

Thứ hai, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Quyền con người được hiểu:

Là những đặc lợi vốn có tự nhiên mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội nhất định. Quyền con người vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội, vừa mang tính phổ biến, vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính nhân loại và thống nhất với quyền dân tộc cơ bản [37, tr.14].

Như vậy, quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó có mối quan hệ chặt chẽ với quyền công dân và được hiện hữu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự.

Trong tố tụng hình sự, khám xét là một biện pháp điều tra được tiến hành bởi một bên là những chủ thể đại diện cho Nhà nước, được nhà nước trao quyền, còn một bên là tội phạm hoặc người bị cho là thực hiện hành vi phạm tội. Sự khác nhau về địa vị pháp lý này dễ dẫn đến những hành vi xâm phạm quyền con người của những người tiến hành khám xét. Do đó, việc BLTTHS điều chỉnh biện pháp điều tra khám xét về các căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh, trình tự thủ tục tiến hành khám xét,… đã góp phần hạn chế sự tùy tiện, lạm quyền của các cơ quan, cá nhân tiến hành khám xét, từ đó bảo vệ quyền công dân, quyền con người theo tinh thần của BLTTHS là “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa…” [31, Điều 1].

Thứ ba, góp phần giải quyết vụ án hình sự nhanh chóng, thuận lợi hơn

Thực tế hoạt động điều tra cho thấy, những tài liệu, chứng cứ mà các cơ quan có thẩm quyền thu thập được như công cụ, phương tiện phạm tội, những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án… có vai trò quyết định đến thời gian và hiệu quả của việc giải quyết vụ án hình sự. Đây được coi là những bằng chứng quan trọng để chứng minh có hay không có hành vi phạm tội? ai là người thực hiện hành vi phạm tội? cách thức thực hiện hành vi phạm tội?... để đưa tội phạm ra xét xử trước pháp luật. Trong khi đó, khám xét lại là một biện pháp điều tra tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động lục soát, tìm kiếm với mục đích là phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc, từ đó đưa ra kế hoạch, phương hướng cho những hoạt động tố tụng hình sự tiếp theo. Như vậy, việc pháp luật ghi nhận hoạt động khám xét đã giúp các cơ quan có thẩm quyền điều tra sớm phát hiện, thu thập các chứng cứ hoặc tài liệu liên quan đến vụ án, từ đó nhanh chóng chứng minh tội phạm, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết vụ án hình sự.

1.3. Lịch sử phát triển của các quy định về biện pháp điều tra khám xét từ năm 1945 đến trước ngày 01/07/2004

1.3.1. Từ năm 1945 đến trước năm 1975

Lịch sử phát triển của các quy định về khám xét gắn liền với lịch sử xây dựng và hoàn thiện của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Năm 1945, cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu sự ra đời của pháp luật xã hội chủ nghĩa, song trong thời gian này, nước ta chưa có BLTTHS thống nhất, pháp luật tố tụng hình sự chỉ bao gồm những văn bản đơn hành, riêng rẽ… Cho tới trước năm 1957, các quy định về khám xét cơ bản là không được đề cập.

Tuy nhiên, bản Hiến pháp năm 1946 và sau đó là Hiến pháp năm 1959 đã có những quy định tương đối rõ ràng về một số nội dung cốt lõi để bảo vệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/10/2023