Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng Nhiệm Vụ Và Loại Hình Kinh Doanh Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.


Lịch sử của ngành hàng không dân dụng Việt Nam bắt nguồn từ ngày 15/01/1956 như một bộ phận của không quân Việt Nam. Cục hàng không dân dụng được thành lập trực thuộc Chính phủ và được giao cho Bộ quốc phòng quản lý.

Từ năm 1956-1975, hàng không Việt Nam với một đội máy bay loại nhẹ, tầm bay ngắn, chủ yếu để chở khách khai thác trên các tuyến đường ngắn ở miền Bắc như Hà Nội đi Tây Bắc, Vinh, Đồng Hới… và vài đường bay quốc tế không thường xuyên. Thời kỳ này, tuy các phương tiện kỹ thuật còn thiếu thốn lạc hậu, đội ngũ phi công, thợ máy, nhân viên kỹ thuật còn ít, vừa chưa có kinh nghiệm nhưng hàng không dân dụng Việt Nam đã nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, góp phần tích cực trong công cuộc giải phóng miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.Việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1976 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam. Tổng cục Hàng không dân dụng đã nhanh chóng tổ chức bộ máy, cung cách làm việc theo nề nếp của một đơn vị quân đội. Ngày 29/8/1989, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam ra đời với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải hàng không theo quyết định số 225/CP của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, là một đơn vị kinh tế quốc doanh tổ chức theo điều lệ liên hiệp xí nghiệp, trực huộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. Ngày 01/01/1991, tổng số vốn Nhà nước giao cho hàng không Việt Nam là 613,802 tỷ VND.

Thực hiện chỉ thị 243CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 01/07/1992 về tổ chức lại ngành hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 20/04/1993, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập. Hãng có số vốn ngân sách cấp và tự bổ sung đăng ký trong đơn xin thành lập lại doanh nghiệp là 395,131 tỷ VND.


Ngày 28/08/1994, căn cứ theo quyết định số 441/TTg của Thủ tướng chính phủ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập lại như một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải và dịch vụ hàng không, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, có cơ quan đại diện tại nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện vùng và từng nước; có tài khoản tại ngân hàng bao gồm cả tài khoản ngoại tệ, có con dấu, cờ, trang phục, phù hiệu riêng. Đơn vị quản lý trực tiếp là Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Đứng trước tình hình cạnh tranh và nhiệm vụ mới, ngày 27/05/1995 Chính phủ đã ra quyết định số 328/TTg thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam và đến ngày 27/01/1996 đã phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty thông qua nghị định số 04/CP. Khi đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam có số vốn được giao là 1.661.339 tỷ VND. Sự ra đời của Tổng công ty hàng không Việt Nam nhằm tạo ra một tập đoàn kinh tế mạnh với Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Airlines Corporation – VAC) làm nòng cốt, tập trung mọi nguồn lực về vốn, lao động, kỹ thuật của các doanh nghiệp thành viên, tăng khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Sự kiện này đã đánh dấu một bước chuyển mình của ngành hàng không dân dụng Việt Nam trong giai đoạn đổi mới. Trong chiến lược phát triển của Tổng công ty HKVN đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã xác định mục tiêu chiến lược tổng quát của Tổng công ty HKVN là “ Xây dựng Tổng công ty HKVN thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải Hàng không làm cơ bản, đồng thời phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng”.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và loại hình kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.


Trước đây theo quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng công ty HKVN thì Vietnam Airlines là công ty mẹ của Pacific Airlines và VASCO, đồng thời nắm cổ phần chi phối của Pacific Airlines. Nhưng từ năm 2005, Pacific Airlines đã hoàn toàn độc lập với Tổng công ty hàng không Việt Nam. Hiện giờ, Pacific Airlines là hãng hàng không đa sở hữu đầu tiên ở Việt Nam, bao gồm cổ đông thuộc nhà nước là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), cổ đông liên kết là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, Qantas Airways (Úc).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Theo Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996, tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam lập theo mô hình Tổng công ty trên cơ sở tham khảo một số kinh nghiệm của một số hãng hàng không tiên tiến trên thế giới như Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai Airway. Hiện nay, Tổng công ty Hàng không Việt nam có 21 công ty thành viên:

Công ty con:

- Công ty TNHH một thành viên:

1. Công ty cung ứng xăng dầu hàng không.

2. Công ty bay dịch vụ hàng không

- Công ty cổ phần:

3. Công ty cung ứng suất ăn Nội Bài

4. Công ty tư vấn khảo sát thiết kế hàng không

5. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất

6. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài

7. Công ty xây dựng công trình hàng không

8. Công ty xuất nhập khẩu hàng không

9. Công ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài

10. Công ty cung ứng dịch vụ hàng không

11. Công ty xuất - nhập khẩu lao động hàng không


- Đơn vị sự nghiệp:

12. Viện khoa học hàng không

- Công ty liên doanh:

13. Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hoá (VINAKO)

14. Công ty liên doanh sản xuất suất ăn trên máy bay Tân Sơn Nhất (VAC)

15. Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn dịch vụ hàng hoá Tân Sơn Nhất (TSC)

16. Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa chuyển phát nhanh (TECS)

17. Công ty liên doanh phân phối toàn cầu ABACUS

- Các công ty liên kết:

18. Công ty dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

19. Công ty nhựa cao cấp hàng không

20. Công ty ô tô hàng không

21. Công ty cổ phần khách sạn hàng không.

Bộ máy quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm có:

- Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát

- Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc

Bộ máy giúp việc của Tổng công ty là các cơ quan phục vụ chung cho Tổng công ty, cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc. Bộ máy giúp việc hiện tại gồm 20 ban ngành, được chia làm 4 khối:

+ Khối dịch vụ và khai thác mặt đất

+ Khối thương mại

+ Khối khai thác bay

+ Khối kỹ thuật


Các mối quan hệ giữa Tổng công ty với Chính phủ với Cục Hàng không dân 1


Các mối quan hệ giữa Tổng công ty với Chính phủ, với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, với các cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương được thực hiện trên cơ sở Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty và hệ thống văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan. Các mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau được xác lập và thực hiện trên cơ sở hệ thống các Điều lệ (quy chế) tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và các quy chế, quy định quản lý, điều hành trong Tổng công ty.

- Hội đồng quản trị Tổng công ty

HĐQT Tổng công ty Hàng không bao gồm 7 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Hội đồng quản trị gồm những thành viên chuyên trách, trong đó có Chủ tịch Hội đồng quản trị (không kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty), một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban kiểm soát và một số thành viên chuyên trách và kiêm nhiệm là chuyên gia về kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh, hàng không, am hiểu pháp luật. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5 năm.

HĐQT có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau: HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty và việc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao. HĐQT đại diện cho chủ sỏ hữu Nhà nước đối với toàn Tổng công ty theo qui định của pháp luật và theo Điều lệ của Tổng công ty.

- Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó có một Phó chủ tịch HĐQT làm Trưởng ban theo sự phân công của HĐQT và 4 thành viên khác do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật: gồm một thành viên là chuyên viên kế toán, một thành viên do Đại hội Công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Cục trưởng Cục hàng không dân dụng Việt Nam giới thiệu và một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.


Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động điều hành, hoạt động tài chính theo pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty, các Nghị quyết và Quyết định của HĐQT.

- Tổng giám đốc Tổng công ty và bộ máy giúp việc:

Tổng giám đốc do Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc cùng chủ tịch HĐQT ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Đồng thời, Tổng giám đốc giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được HĐQT phê duyệt.

Các Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền thực hiện.

Bộ máy giúp việc:+ Khối thương mại gồm các ban: Ban kế hoạch thị trường hàng hoá; Ban kế hoạch thị trường; Ban tiếp thị hành khách; Văn phòng khu vực miền Bắc; Văn phòng khu vực miền Nam; Văn phòng khu vực miền Trung.

+ Khối Khai thác bay gồm: Ban điều hành bay; Đoàn bay 919; Đoàn tiếp viên; Trung tâm huấn luyện bay.

+ Khối dịch vụ và khai thác mặt đất gồm các ban: Ban dịch vụ thị trường; Trung tâm khảo sát kỹ thuật Nội Bài; Trung tâm khảo sát kỹ thuật Tân Sơn Nhất; Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài; Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất; Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng.


+ Khối kỹ thuật gồm các ban: Ban kỹ thuật; Ban quản lý vật tư; Xí nghiệp máy bay A75, Xí nghiệp máy bay A76.


Biểu 2: Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Tổng công ty Hàng không Việt Nam Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với khách hàng, hàng hoá trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng của Nhà nước, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài theo pháp và chính sách của Nhà nước và tiến hành các nhiệm vụ kinh doanh khác theo pháp luật.

Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác; nhận và sử dụng có

Ngày đăng: 07/05/2022