độ và kiến thức để có thể đáp ứng được yêu cầu công nghệ tiên tiến của thế giới.
- Xây dựng Tổng công ty thành biểu tượng của đất nước Việt Nam đổi mới có uy tín và có địa vị xứng đáng trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng. Nội dung này thể hiện ở chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế và mang bản sắc dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh được với các hãng hàng không khác trong khu vực đồng thời vẫn giữ được truyền thống, hình ảnh đất nước còn người Việt Nam.
- Là một Tổng công ty do người Việt Nam làm chủ điều hành và quản lý thành công, đảm bảo vai trò chủ đạo đối với hoạt động kinh doanh hàng không trong nước cũng như quốc tế.
- Chiến lược của TCTHKVN là trở thành một hãng hàng không quốc tế tầm cỡ trong khu vực với tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường đường bay quốc tế đến Việt Nam là 40-50%. Đến năm 2015, Tổng công ty sẽ phát triển đội bay lên 80 chiếc, gần gấp đôi so với hiện nay. Bên cạnh đó, không ngừng phát triển mạng bay và tiếp tục mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa. Hiện TCTHKVN đang khai thác và liên danh bay đến 18 thành phố trong nước, 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Mới đây, việc Tổng công ty trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) được coi như “chiếc chìa khóa” để hãng hội nhập quốc tế bởi vì để gia nhập IATA, yêu cầu tiên quyết là phải có chứng chỉ IOSA (an toàn khai thác bay). Để có được chứng chỉ này, Tổng công ty phải xây dựng được các quy trình và tiêu chuẩn khai thác đầy đủ, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là cơ sở để TCTHKVN có thể tham gia vào các liên danh, liên kết hàng không trên thế giới.
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.2.1. Giải pháp vĩ mô
Bất cứ một doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực nào đều phải chịu sự tác động của Nhà nước. Nếu đó là lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên phát triển thì doanh nghiệp đó sẽ được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi bằng các chính sách ưu đãi. Trong định hướng phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước ta đã xác định rõ vai trò của ngành dịch vụ vận tải hàng không, đó là một ngành kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm, là ngành thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước, là cửa ngõ, là bộ mặt của nền kinh tế. Vì vậy, khi thấy được tầm quan trọng của vận tải hàng không thì Nhà nước cần có những chính sách, khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, đảm bảo tạo một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi hấp dẫn các nhà kinh doanh vận tải hàng không trong và ngoài nước. Để mở rộng hoạt động dịch vụ vận tải hàng không đặc biệt là hoạt động hàng không quốc tế thì Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
● Hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Và Nguồn Nhân Lực Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam.
- Đánh Giá Tổng Quát Về Dịch Vụ Vận Tải Hàng Không Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam
- Phương Hướng Phát Triển Dịch Vụ Vận Tải Hàng Không Việt Nam Đến Năm 2015
- Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 9
- Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 10
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Quan hệ kinh tế quốc tế ( kể cả văn hoá thể thao, nghệ thuật, giáo dục, đào tạo) là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Nhờ có hoạt động kinh tế quốc tế thì hoạt động vận tải hàng không quốc tế mới có thể mở rộng và phát triển. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã phát triển. Việt Nam đã gia nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán được với 156 nước trên thế giới, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế và liên kết kinh tế khu vực. Việt Nam có khả năng tăng cường mở rộng quan hệ buôn bán và hợp tác kinh tế với những thị trường lớn và các khu vực trên thế giới. Đó là những thuận lợi để mở rộng và phát triển kinh doanh vận tải hàng không quốc tế.
● Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hàng không một cách đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng không.
● Tăng cường quản lý nhà nước đối với vận tải hàng không: thực hiện cải cách hành chính, kiện toàn bộ máy quản lý các ngành và các cấp theo hướng gọn nhẹ và có hiệu quả, thực hiện nguyên tắc “một cửa”, khắc phục sự chồng chéo, phiền hà trong thủ tục hành chính nhằm khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài vào đầu tư khai thác trên thị trường Việt Nam.
● Từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội: trước hết là ở các trung tâm giao lưu quốc tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng....sao cho đạt được tầm quốc tế để tạo nên môi trường kinh doanh năng động và có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đến làm ăn kinh doanh ở Việt Nam.
● Nhà nước tăng cường hơn nữa các chính sách ưu đãi đối với TCTHKVN. Hàng không là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành kinh tế đóng góp nhiều ngân sách nhà nước, cũng là ngành thu hút được nhiều ngoại tệ nhất, là cửa ngõ, là bộ mặt của đất nước, vì vậy để phát triển mạnh hoạt động hàng không thì nhà nước cần quan tâm, đầu tư phát triển:
Thứ nhất là cần có chính sách đối với dịch vụ vận tải hàng không, điều tiết hài hoà tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vận tải hàng không ở Việt Nam đặc biệt là vận tải hàng không quốc tế.
Thứ hai là cần có chính sách hỗ trợ tài chính ban đầu, tạo điều kiện để Tổng công ty phát triển. Trước mắt, đề nghị chính phủ cho phép áp dụng để lại 50% thuế lợi tức nhằm tái đầu tư, tăng phần vốn tích luỹ của nhà nước trong cơ cấu vốn của Tổng công ty.
Thứ ba là chính phủ cho phép thiết lập một định chế tài chính phục vụ phát triển của ngành hàng không theo hướng độc lập tự chủ.
Thứ tư, cần ưu tiên cho Tổng công ty sử dụng vốn vay để đầu tư phát triển, đặc biệt là phát triển đội máy bay, hỗ trợ bằng nguồn vốn viện trợ của Chính phủ (ODA) để Tổng công ty tập trung vào việc hiện đại hoá đội máy bay, cơ sở vật chất kỹ thuật đào tạo nhân viên lành nghề đặc biệt là người lái, tiếp viên, thợ kỹ thuật, cán bộ quản lý chuyên ngành.
Thứ năm, ngoài việc kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, Tổng công ty còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội mà nhà nước giao cho như những chuyến bay về miền núi, hải đảo, bay phục vụ các chuyến công tác đặc biệt của Chính phủ, vì vậy Nhà nước nên trợ giá đối với những hoạt động này.
Thứ sáu, cần sớm ban hành qui định về thủ tục thuê mua máy bay hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho Tổng công ty có ưu thế trong việc đàm phán thuê, mua máy bay.
Thứ bảy, cần có chính sách ưu tiên về giá phục vụ mặt đất ( giá cất, hạ cánh, giá điều hành bay, giá thuê bao sân bay...) đối với Tổng công ty trong giai đoạn đầu mới thành lập để tạo điều kiện cho Tổng công ty tích luỹ vốn đầu tư phát triển.
● Nhà nước có vai trò trung gian đứng ra bảo lãnh cho Tổng công ty vay vốn. Đối với ngành hàng không nói chung, đối với TCTHKVN nói riêng thì vấn đề vốn là một trong những vấn đề khó khăn mà Tổng công ty phải giải quyết. Trong khi đó đầu tư vào lĩnh vực hàng không thì cần vốn lớn do đó việc vay vốn là biện pháp hữu hiệu. Đối với đầu tư phát triển đội máy bay, nhà nước cần hỗ trợ Tổng công ty về những vấn đề sau:
- Nhà nước đứng ra bảo lãnh thông qua Bộ tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước để tổng công ty có thể vay vốn mua máy bay thông qua tổ chức tín dụng xuất nhập khẩu và miễn lệ phí bảo lãnh cho khoản vay này.
- Phát triển quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ hàng không với các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho ngành hàng không Việt Nam có thể
tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, học hỏi những kinh nghiệm quản lý hiện đại trên thế giới, tăng khả năng huy động vốn quốc tế.
Hình thành thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư phát triển đội máy bay. Có thể tiến hành cổ phần hoá Tổng công ty trong đó Nhà nước sẽ nắm phần lớn để khống chế điều hành sự hoạt động. Điều này cho phép Tổng công ty phát hành cổ phiếu, trái phiếu để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi nhằm khắc phục khó khăn về tài chính của Tổng công ty. Liên kết với các thị trường vốn bên ngoài, phát triển thị trường vốn quốc tế nhằm thu hút vốn nước ngoài.
3.2.2. Giải pháp vi mô
Để mở rộng hoạt động vận tải hàng không, bên cạnh sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước, thì chính bản thân của Tổng công ty phải có những biện pháp phù hợp với điều kiện của mình. Chính bản thân là yếu tố quyết định đến việc hoạt động vận tải hàng không có mở rộng được hay không.
● Tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động dịch vụ vận tải hàng không
Trong cơ chế thị trường thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường đặc biệt là thị trường quốc tế. Đối với hoạt động vận tải hàng không thì việc vươn tới những thị trường ngoài nước là không thể thiếu được, việc chiếm lĩnh và khai thác trên thị trường hàng không quốc tế quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Tổng công ty. Vì vậy, Tổng công ty phải có nhưng biện pháp nhằm mở rộng thị trường hàng không quốc tế bằng các chính sách cụ thể:
- Tìm mọi cách củng cố và phát triển thị trường trong phạm vi ngành nghề kinh doanh theo tiêu chuẩn hiệu quả từ cao đến thấp để hướng chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên vào những sản phẩm, dịch vụ có lợi nhuận cao, xử lý nghiêm ngặt những sản phẩm dịch vụ hiệu quả thấp, cương quyết cắt bỏ các hoạt động kinh doanh thua lỗ, không xác định thời hạn hoàn vốn.
- Giữ vững những thị trường như thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á và tìm mọi biện pháp để vươn tới những thị trường tiềm năng như thị trường
Bắc Mỹ. Bằng biện pháp chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và công tác khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và danh thế của Tổng công ty. Đây cũng là một điểm yếu kém của Tổng công ty, các đại lý của Tổng công ty trên thị trường nước ngoài còn thụ động trong việc bán sản phẩm mà chỉ chờ khách, chưa có chiến lược quảng cáo, khuyếch trương thích hợp trong khi đó danh tiếng của Tổng công ty lại chưa có để khắc phục điều kiện này đòi hỏi Tổng công ty có chính sách tiếp thị một cách hợp lý, đồng thời nên tham gia hoạt động trong các hiệp hội hàng không quốc tế để tăng thêm sự hiểu biết đối với các hãng hàng không trên thế giới cũng chính là làm tăng danh tiếng của Tổng công ty.
- Đối với dịch vụ vận tải hàng không:
Phát triển mạng đường bay trên cơ sở củng cố và tăng tần suất các đương bay đang sinh lợi, mở thêm những đường bay có dung lượng thị trường lớn để nối mạng đường bay từ Việt Nam với khu vực, với các trung tâm lớn như Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Mỹ. Đối với thị trường hàng không trong nước, phát huy vai trò chủ đạo để đáp ứng tối đa nhu cầu vận tải hàng không: đối với hoạt động bay dịch vụ, phát triển mạng đường bay chuyên nghiệp, xúc tiến liên doanh với Tổng công ty điện lực để bay bảo dưỡng và sửa chữa đường dây 500KV, luận chứng chặt chẽ về hiệu quả để kết hợp máy bay nhỏ tuyến ngắn, miền núi hải đảo, bay du lịch, hoà nhập với mạng bay của Hãng hàng không quốc gia. Cơ cấu quản lý sản phẩm theo 3 phần: đường bay ngắn địa phương, trục Bắc – Nam và khu vực (Đông Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á) và đường bay dài quốc tế (Châu Âu, Trung Cận Đông, Bắc Mỹ).
Củng cố và tăng cường hiệu quả khai thác mạng đường bay hiện có bằng cách tăng chất lượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, phát triển và tăng chất lượng hệ thống bán sản phẩm, tối đa hoá doanh thu, điều hành quản lý chặt chẽ doanh thu trên Km, tải Km thực hiện và chi phí trên ghế Km, tải Km tương ứng.
- Đối với thị trường dịch vụ đồng bộ và các dịch vụ hàng không khác: phải đón trước sự phát triển của các sân bay, nhà ga tại các cảng hàng không ( trước hết là cảng hàng không quốc tế) và sự phát triển dịch vụ vận tải hàng không để củng cố và phát triển thị trường tại các cảng hàng không, sân bay theo hướng kết hợp tốt chuyên kinh doanh và kinh doanh tổng hợp, đảm bảo cung ứng các dịch vụ kịp thời với chất lượng cao.
- Mở thêm các tuyến bay tới những khu vực mà lượng khách du lịch quốc tế có khả năng tăng nhanh: khách du lịch quốc tế ngày càng tăng trở nên quan trọng đối với ngành vận tải hàng không, nó chiếm tỷ trọng lớn trong khối lượng vận chuyển hành khách, góp phần nâng cao hệ số sử dụng ghế trên máy bay. Tuy những năm qua, số lượng khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không tuy có tăng nhưng không đồng đều giữa các khu vực. Trong đó số khách đi các nước Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao 80% thông qua một số điểm đến quen thuộc được TCTHKVN phối hợp cùng các công ty du lịch khai thác của Thailand, Singapore, Hongkong... Thực tế, kết quả trên còn bé sơ với khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Để thu hút hơn nữa lượng khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không trong những năm tới, TCTHKVN cần có những biện pháp kịp thời:
TCTHKVN cần phải nghiên cứu và đưa vào áp dụng một số chính sách linh hoạt về giá cả để nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm thu hút lượng khách này. Hiện nay giá vé máy bay còn cao hơn các hãng khác do đó Tổng công ty cần tính toán chính xác chi phí, tìm mọi biện pháp cắt giảm chi phí để giảm giá vé máy bay.
Cần khai thác triệt để sự có mặt của các doanh nghiệp có chức năng du lịch lữ hành quốc tế hoạt động trên địa bàn Hà Nội, để ký kết hợp đồng lâu dài tạo “ mối khách” cho Tổng công ty. Tổng công ty cần liên doanh, liên kết làm ăn với các công ty này trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi.
Bên cạnh việc vận dụng chính sách giá cả phù hơp, Tổng công ty cần xúc tiến các hình thức tiếp thị trong và ngoài nước. Các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines ở nước ngoài nên tạo điều kiện để Tổng công ty du lịch cùng đặt đại diện để tăng cường phối hợp hoạt động. TCTHKVN cũng cần đóng góp nhất định vào kinh phí quảng cáo của Tổng công ty du lịch, điều này càng tăng cường sự hợp tác với nhau.
Thực hiện việc đưa khách đi du lịch kết hợp tham gia các sự kiện văn hoá, thể thao, đồng thời mở thêm các tuyến bay tới Canada, Châu Âu trong thời gian tới.
● Tăng cường liên danh, liên kết trong hoạt động vận tải hàng không với các hãng trên thế giới.
Liên danh là sự hợp tác giữa các hãng hàng không với nhau, nó cho phép một hãng hàng không mua chỗ trên các chuyến bay mà nó không trực tiếp khai thác và sau đó bán lại cho khách hàng bằng chính vé của hãng mình. Các cuộc đàm phán giữa hai hay nhiều hãng hàng không có thể bao gồm chia sẻ chi phí khai thác hoặc cả doanh thu trên đường bay kết hợp với việc hợp tác lịch bay và vận chuyển hành khách. Thoả thuận này cho phép một số hãng hàng không thâm nhập vào thị trường mới mà không tốn chi phí bắt đầu khai thác bằng máy bay của mình trong khi vẫn tăng cường nguồn khác thông qua chuyến bay của hãng hàng không đối tác. Xét về mức độ vĩ mô, sự hợp tác này giảm tối đa sự cạnh tranh trên các đường bay quan trọng mà vẫn đảm bảo doanh thu cho các hãng hàng không. Hiện nay, các hãng hàng không đối tác tận dụng điểm mạnh mà khắc phục điểm yếu của nhau. Hợp tác liên danh đặc biệt trở nên phổ biến trên các đường bay mà lưu lượng hành khách lợi về tần suất và thị trường đòi hỏi. Hợp tác liên danh đặc biệt trở nên phổ biến trên các đường bay mà lưu lượng hành khách lợi về tần suất và thị trường đòi hỏi. Hợp tác liên danh cho phép hành khách lợi về tần suất và các hãng giảm chi phí khai thác. Tuy nhiên hợp tác liên danh cũng có những hạn chế nhất định đối với các hãng hàng không lẫn hành khách. Những hãng hàng không lớn và nổi