Đánh Giá Tổng Quát Về Dịch Vụ Vận Tải Hàng Không Của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam


- Về khối lượng vận chuyển: qua 2 bảng trên ta thấy khối lượng vận chuyển hành khách và hàng hoá qua các năm tăng nhanh, đều và ổn định. Khối lượng vận chuyển hành khách là trên 26 triệu người và hàng hoá là trên 600 tấn, cùng với tình hình tài chính tốt, đặc biệt là khả năng thanh toán, cân đối tiền tệ, đó thực sự là những con số ấn tượng đối với một hãng hàng không còn non trẻ như TCTHKVN.

- Về doanh thu: mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, sau đó là vụ khủng bố quốc tế ngày 11/9/2001 tại Mỹ đã làm chững lại nguồn doanh thu của Tổng công ty tuy nhiên do kịp thời đề ra các giải pháp, xử lý linh hoạt các tình huống khai thác trong từng giai đoạn cụ thể, điều chỉnh lại năng lực sản xuất trên cơ sở nắm vững biến động của thị trường, đặc biệt là thị trường hàng không quốc tế nhưng Tổng công ty vẫn đứng vững, đảm bảo duy trì được các hoạt động khai thác, giữ vững thị phần trên thị trường đạt 41,6% – 42,5% so với kế hoạch đề ra là 39%– 42%. Từ 2001-2005, tổng doanh thu Tổng công ty đạt 85.548 tỷ VNĐ, tăng bình quân hàng năm 11,4% và vượt từ 4-10% so với kế hoạch hàng năm.

- Về lợi nhuận: vừa vượt qua khó khăn, bước đầu đi vào phục hồi và tăng trưởng nhưng Tổng công ty đã đẩy mạnh công tác kiểm soát chi phí, quản lý nguồn thu chi ngày càng hiệu quả vì vậy từ năm 2002 – 9/2007 tổng lợi nhuận của công ty tăng lên rõ rệt đạt 2658 tỷ VNĐ, luôn vượt từ 7- 7,5% so với kế hoạch hàng năm.

- Về nộp ngân sách nhà nước: Do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được giữ vững và phát triển nên từ 2002 – 9/2007 tổng nộp ngân sách nhà nước đạt 4257 tỷ VNĐ, trong đó năm 2002 vượt 134% kế hoạch.

- Về vốn kinh doanh: mặc dù TCTHKVN thường xuyên được chính phủ quan tâm hỗ trợ nhưng tiềm lực về tài chính vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên Tổng công ty đã đề ra các giải pháp kịp thời, mở rộng liên doanh nội bộ để giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tăng tích luỹ vì vậy nguồn vốn chủ sở hữu luôn được bảo toàn và không


ngừng phát triển. Vốn ban đầu được giao vào năm 1996 là 1.298 tỷ VNĐ, đến năm 2006 đã phát triển thành 5989 tỷ VNĐ.

Để giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, ngoài các biện pháp huy động mọi nguồn lực của Tổng công ty nhất là nguồn vốn trong nội bộ, kiểm soát chi phí, quản lý nguồn thu chi chặt chẽ hơn,… Tổng công ty còn phải rất chú trọng đến chính sách đầu tư trở lại từ lợi nhuận để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của người lao động, khuyến khích thi đua, khen thưởng kịp thời…đây là một trong những chính sách chủ đạo quan trọng góp phần đưa quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đi vào ổn định và có chiều hướng phát triển, tạo tiền đề để tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.

2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kể từ khi thành lập, Tổng công ty hàng không Việt Nam đã có bước phát triển lớn, trở thành một công ty hàng không quốc tế trong khu vực, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội và tạo dựng hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới trong con mắt khách hàng và công chúng trong và ngoài nước.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 6

Từ một lực lượng sĩ quan, công nhân quốc phòng vừa bước ra khỏi quân đội, đi thẳng vào môi trường kinh doanh kinh tế thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn TCTHKVN đã đào tạo được một thế hệ mới gồm hàng nghìn cán bộ công nhân viên có trình độ vững vàng trong kinh doanh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hãng cũng đã đào tạo được hàng trăm người lái, kỹ sư kỹ thuật sử dụng thành thạo phương tiện hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển giao công nghệ giai đoạn mới. Đặc biệt, đã hình thành được một phong cách làm việc mới: làm việc theo quy trình công nghệ, kỷ luật, chất lượng nghiêm ngặt, có hiệu quả, tất cả lao động quên mình vì màu cờ, tên tuổi của dân tộc Việt Nam.


Trong điều kiện vô cùng khó khăn: Mỹ cấm vận, vốn hạn hẹp, cơ sở vật chất hạ tầng yếu kém, đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề thiếu, TCTHKVN đã phát huy tính độc lập, tự chủ, không ỷ lại vào Nhà nước, vận dụng linh hoạt các hình thức thuê ướt, thuê khô, và mua máy bay để nhanh chóng có được đội máy bay mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu mở rộng mạng đường bay quốc tế và trong nước với tốc độ tăng trưởng 35- 40%/ năm. Kết quả là hình thành được thị trường hàng không Việt Nam với nguồn thu 350-400 triệu USD/năm, đạt và giữ vững trên 40% thị phần đường bay quốc tế, tích luỹ được vốn 200 triệu USD để tự đầu tư, phát triển, đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước.

2.3.2. Những tồn tại chính cần khắc phục

- Đội máy bay còn ít phải đi thuê.

Đội máy bay sở hữu của Tổng công ty hàng không Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số máy bay đang khai thác, khả năng huy động vốn rất hạn chế, rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nước nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết. Do tỷ trọng đội máy bay thuê cao dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc quá lớn vào đội máy bay đi thuê, không tạo được nguồn vốn khấu hao và khó thực hiện chiến lược phát triển đội máy bay sở hữu trong thời gian tới.

Số lượng máy bay tầm ngắn và tầm trung chưa đủ đáp ứng đủ nhu cầu khai thác, kể cả trong nước và quốc tế. Lực lượng máy bay tầm trung xa và tầm xa còn quá mỏng nên hạn chế trong việc khai thác các thị trường xa xôi như Châu Âu, Châu Mỹ…Đội máy bay chủ yếu là đi thuê (chiếm 70%) nên dễ bị động và gây xáo trộn trong lịch khai thác khi hết thời hạn thuê phải trả máy bay. Chưa có đội máy bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt.

- Phát triển không đều các ngành dịch vụ.

Sự phát triển không đồng đều của các ngành nghề dịch vụ phụ trợ, dịch vụ tổng hợp trong Tổng công ty dẫn đến đồng vốn bị phân tán, không tập trung được vào nhiệm vụ chính là mở rộng hoạt động bay, chi phí khai thác


có nguy cơ ngày càng tăng do phải tiêu thụ sản phẩm nội bộ để duy trì hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị thành viên kinh doanh dịch vụ.

- Chưa đánh giá tốt thực lực của mình.

Trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh, có lúc chưa đánh giá hết tình hình, thực lực của Tổng công ty dẫn đến khi tình hình kinh tế khu vực có khó khăn chưa đưa ra được đánh giá kịp thời và dự báo sớm làm cơ sở để ra các giải pháp điều chỉnh, tạo nên tình hình sản xuất năm một số năm chưa hiệu quả, khối hạch toán tập trung bị thua lỗ. Chất lượng phục vụ hành khách, khách hàng không ổn định, thời gian gần đây có dấu hiệu suy giảm, còn gây nhiều phiền hà cho hành khách, nhất là khâu đặt chỗ và xử lý chậm huỷ chuyến. Năng lực cạnh tranh nhiều sản phẩm, dịch vụ của Tổng công ty và các đơn vị thành viên còn thấp.

- An toàn hàng không chưa cao

Bảo đảm an toàn hàng không chưa vững chắc, còn để xẩy ra tai nạn cấp 1 và nhiều vụ uy hiếp nghiêm trọng về an toàn trên không, và quệt ở mặt đất. Các vụ việc vi phạm và uy hiếp an toàn tuy số lượng không nhiều nhưng so tỉ lệ với tổng số chuyến bay và lưu lượng hành khách thì vẫn cao. Đặc biệt là vụ tai nạn cấp 1 đã gây tổn thất cho Tổng công ty cả về kinh tế và uy tín.

- Công tác quản lý yếu kém

Công tác quản lý, điều hành mặc dù đã có một số tiến bộ vẫn bộc lộ nhiều mặt yếu kém, thiếu các văn bản pháp qui về quản lý, về định mức kinh tế, kỹ thuật, chế độ quản lý vật tư, khí tài, định mức lao động….

Công tác quản lý nguồn thu, mạng bán, quản lý chi phí còn nhiều sơ hở gây thất thoát, lãng phí ở một số khâu. Sự phối hợp giữa Hội đồng quản trị - Ban giám đốc điều hành và các đơn vị thành viên còn nhiều bất cập – chưa xác định qui chế hoạt động và mối quan hệ rõ ràng giữa công tác quản lý và điều hành Tổng công ty.

Mối quan hệ giữa các đơn vị trong Tổng công ty và giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên mới dừng ở quan hệ hành chính, bị động chưa thực


sự gắn kết về vốn, về cơ chế tài chính để tăng sức mạnh của toàn Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Khối cơ quan, biên chế lớn, mối quan hệ công tác còn có chỗ chồng chéo, sơ hở - năng suất lao động ở một số đơn vị, cơ quan chưa cao, xử lý công việc còn chậm. Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn thiếu, một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ.

2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải hàng không tại Tổng công ty hàng không Việt Nam

2.3.3.1. Nhân tố ảnh hưởng tích cực

Về nhu cầu: Căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển dài hạn mà Đảng và Chính phủ đề ra, trong những năm qua với tốc độ phát triển trung bình 8,3%/ năm đã tạo đà cho ngành hàng không phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, thu nhập của người dân nâng cao đã thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không. Tuy nhiên, tình hình thế giới còn nhiều bất ổn cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Hàng không Việt Nam, đòi hỏi Hãng phải luôn nghiên cứu tìm ra những giải pháp phù hợp để phát triển.

Bên cạnh đó để có được những kết quả tốt như ngày hôm nay một phần lớn là do môi trường kinh doanh ở Việt Nam giờ đây là rất tiềm năng và hiệu quả.

Về môi trường chính trị: hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính sách mở cửa đã tạo ra cho Việt Nam nói chung và ngành hàng không nói riêng một bộ mặt mới, khả quan và nhiều triển vọng để phát triển. Trong những năm tới, cơ hội mở rộng thị trường của Vietnam Airlines càng có nhiều thuận lợi do nhà nước đã thực hiện chính sách không tải và ban hành nhiều văn bản pháp lý nới lỏng các hạn chế cạnh tranh tiến tới tự do hoá và mở cửa bầu trời trong phạm vi ASEAN, APEC, và WTO. Đây là cơ hội tốt để Tổng công ty Hàng không Việt Nam tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại và học hỏi được cách quản lý tiên tiến của các hãng hàng không trên thế giới.


Môi trường pháp lý: Là một ngành kinh tế có đặc thù riêng, vì vậy ngành hàng không cần phải có sự quản lý chặt chẽ và ưu tiên từ phía Nhà nước, thể hiện qua các quy định pháp lý hay các Hiệp định hàng không ký kết với các quốc gia khác. Kể từ khi ban hành Luật hàng không dân dụng cho đến nay đã có nhiều văn bản ra đời nhằm xác định chức năng pháp lý cho Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, tạo môi trường thuận lợi cho TCTHKVN phát triển.

Môi trường văn hoá - xã hội: Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hoá lâu đời với nhiều hình thức văn hoá độc đáo đã khiến Việt Nam trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã có những khoản tài trợ và tổ chức các chương trình hội chợ quốc tế góp phần khai thác và quảng bá các thị trường khách hàng lớn cho ngành du lịch, chủ động cùng các hãng lữ hành lớn mở thêm một số đường bay mới xây dựng các tuyến du lịch sang Trung Quốc như Côn Minh, Bắc Kinh… Trong thời gian tới Hãng sẽ mở thêm các đường bay quốc tế mới, hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút lượng khách du lịch lớn tới Việt Nam.

Môi trường tự nhiên: Việt Nam có một vị trí thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng không trên các phạm vị nội địa và quốc tế. Việt Nam nằm ở điểm giao nhau của các đường hàng không quan trọng giữa các khu vực và châu lục, nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, trên đường nối Châu Âu với Châu Úc, Đông Bắc Á với một số nước Đông Nam Á là điều kiện tốt để khai thác mạng đường bay quốc tế. Hơn nữa, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất thế giới vì vậy, ngày càng có nhiều nước mong muốn làm ăn với các nước Châu Á. Chính những điều kiện thuận lợi này đã tạo cho vận chuyển hàng không phát triển nhanh.

Môi trường cạnh tranh: mặc dù nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi song TCTHKVN cũng phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các hãng hàng không khác trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay có Pacific Airline


và TCTHKVN đang khai thác thị trường nội địa, tới đây công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) sẽ tách riêng ra để trở thành một đối thủ mới của TCTHKVN. Cùng khai thác thị trường vận tải hàng không quốc tế hiện nay còn có hơn 20 hãng hàng không quốc gia của 22 quốc gia. Nhìn chung các hãng này đều mạnh và có tiếng trên thế giới, có năng lực cạnh tranh hơn hẳn TCTHKVN. Như vậy, môi trường cạnh tranh gay gắt đang đặt ra cho ngành hàng không Việt Nam những thử thách hết sức nặng nề song cũng là điều kiện tốt để Tổng công ty cố gắng vươn lên xứng tầm với các hãng trên thế giới.

2.3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng tiêu cực

a. Tiềm lực tài chính hạn hẹp

So với các hãng hàng không khác trong khu vực, khả năng về tài chính của Tổng công ty còn hạn hẹp, cơ cấu vốn chưa hợp lý (giữa vốn cố định và vốn lưu động) mới đáp ứng được 20% nhu cầu, nhu cầu về vốn đầu tư cho trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế. Đội máy bay còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong đó phần lớn là máy bay thuê do đó chi phí còn cao, công nghệ sửa chữa máy bay còn gặp nhiều khó khăn.

Cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng gay gắt đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có nhiêu đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai Airways. Trong khi các hãng hàng không khác có tiềm lực rất mạnh thì Tổng công ty còn quá non trẻ, nhỏ bé. Mặt khác, kể từ sau chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động của các hãng hàng không kinh doanh bắt đầu có lãi, thị trường máy bay biến động, giá thuê, mua máy bay tăng gây khó khăn lớn cho các hãng hàng không nhỏ, tiềm lực tài chính yếu như TCTHKVN.

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, diện tích các sân bay quốc tế còn chật hẹp. Hiện nay, Việt Nam chỉ có 3 sân bay lớn là sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, sân bay Tân Sơn Nhất. Các sân bay này đã được nâng cấp đầu tư nhưng diện tích vẫn còn quá bé chưa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu cất, hạ cánh của các máy bay hiện đại.


Khi chuyển sang hoạt động kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển Tổng công ty phải chuyển hướng khai thác từ đội máy bay sở hữu cũ của Liên Xô chế tạo sang khai thác đội máy bay Phương Tây hiện đại nên thiếu người am hiểu để khai thác loại máy bay mới, hiện đại. Hiện nay, Tổng công ty vừa kết hợp việc gủi người lái đi đào tạo tại các nước Phương Tây, vừa thuê người lái những máy bay hiện đại, chi phí khá cao trong khi khả năng tài chính thì có hạn. Đây cũng là khó khăn mà Tổng công ty phải tháo gỡ trong thời gian tới.

Do những khó khăn về tài chính nên đội máy bay của Tổng công ty còn quá nhỏ bé, những máy bay hiện đại thì là máy bay đi thuê nên chi phí cao, giá cước máy bay cao, kém khả năng cạnh tranh so với các hãng hàng không khác. Chưa có máy bay chở hàng riêng mà kết hợp giữa chở hàng và chở khách do đó khả năng vận chuyển hàng hóa kém.

Các đại lý đặt tại nước ngoài hoạt động chưa đem lại kết quả cao, chưa có các biện pháp khuếch trương, quảng cáo nhằm tạo được uy tín với khách mà chỉ thụ động chờ khách nên kém khả năng linh hoạt.

Trước những khó khăn đó, Tổng công ty cần xem xét nghiên cứu và từ đó có những biện pháp khắc phục, giải quyết như: huy động vốn, đầu tư mua máy bay, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

b. Yếu kém về cơ cấu tổ chức quản lý.

Trong nhiều năm qua, tổ chức của ngành hàng không không ổn định (từ năm 1990 đã 4 lần thay đổi về tổ chức trên qui mô toàn ngành), gây nên sự xáo trộn không cần thiết, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc sắp xếp mô hình tổ chức và xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Tổng công ty mới chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1996, mô hình mới chưa được áp dụng và vận hành đầy đủ.

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí