Phương Hướng Phát Triển Dịch Vụ Vận Tải Hàng Không Việt Nam Đến Năm 2015


c.Hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất, vật tư, tiền vốn còn nhiều hạn chế:

Khả năng huy động vốn kém, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, chưa tận dụng các nguồn thu, chưa chú trọng đúng mức đến giảm chi phí khai thác là một trong những tồn tại chính của Tổng công ty. Quan hệ giữa các đơn vị thành viên của Tổng công ty cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới yếu kém này. Hơn nữa, quá trình tách nhập, thay đổi tổ chức nhiều lần càng làm phân tán nguồn vốn đã nhỏ bé của Tổng công ty. Chính vì vậy, Tổng công ty đã không tập trung được nguồn lực đầu tư vào các tài sản có tính chiến lược dài hạn là đội máy bay nên năng lực sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

d. Năng lực cạnh tranh yếu kém.

Mặc dù hiện nay Tổng công ty đã xây dựng được một mạng đường bay trong nước và quốc tế tương đối rộng nhưng vẫn chưa tận dụng được hết khả năng khai thác. Việc khai thác không ổn định do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan đã làm giảm đi rất nhiều năng lực cạnh tranh của Tổng công ty. Chất lượng dịch vụ tuy đã được cải thiện và nâng cao nhưng vẫn còn ở mức trung bình. Với năng lực chuyên chở 3,4 triệu lượt hành khách, đạt sản lượng gần 4 tỷ hành khách /km, 53 nghìn tấn hàng hóa chuyên chở như hiện nay. Tổng công ty bị xếp cuối trong bảng xếp hạng của Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương. Với tốc độ phát triển dự kiến khoảng 10% liên tục trong những năm tới. Tổng công ty phải mất 16 năm để đạt qui mô về số khách (12 triệu hành khách), mất 28 năm để đạt qui mô về sản lượng ( 54 tỷ hành khách/km) như Singapore Airlines như hiện nay.

e. Chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu.

Tổng công ty hiện đang thiếu những chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý, người lái và kỹ thuật máy bay. Số lượng cán bộ tuy đông nhưng số cán bộ có khả năng làm việc thực thụ, có tac phong làm việc đáp ứng yêu cầu của một ngành khoa học kỹ thuật hiện đại không nhiều. Bên cạnh đó, chính sách tiền lương, phân phối thu nhập chưa thực sự trở thành đòn bẩy, chưa tương xứng với hiệu quả và năng suất của người lao động.


CHƯƠNG 3‌‌

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển hoạt động dịch vụ vận tải hàng không của thế giới đến năm 2015.

Một số giải pháp phát triển dịch vụ hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015 - 7

● Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương trông ra biển Đông, đây là vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là đầu mối giao thông, điều này rất có ý nghĩa đối với việc mở rộng kinh doanh của TCTHKVN, nó tạo ra động lực chuyển khách nước ngoài đến Việt Nam. Đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động nhất thế giới vì vậy nó thu hút rất lớn lượng khách đến du lịch, buôn bán, kinh doanh...

Sự phát triển thị trường hàng không thế giới cũng như trong khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc mở rộng thị trường của TCTHKVN, vì vậy muốn đánh giá được xu hướng của thị trường hàng không thế giới đặc biệt là thị trường hàng không các nước trong khu vực. Toàn thế giới hiện đang khai thác thương mại khoảng gần 1200 sân bay. Sự phục hồi kinh tế đã thúc đẩy hoạt động vận tải hàng không phát triển. Phần lớn các thị trường vận tải hàng không đang phát triển hoặc có những dấu hiệu của sự phát triển mạnh mẽ.

Trong tương lai sắp tới, các hãng hàng không phải đối mặt với một thực tế là máy bay cũ sẽ lạc hậu do công nghệ không ngừng đổi mới, vì vậy phải thay thế bằng những máy bay hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn. Trước nhu cầu ngày càng tăng của vận tải hàng không cùng với nhu cầu thay thế máy bay, một số hãng hàng không có khả năng tài chính mạnh có thể đặt mua những máy bay mới. Điều này làm cho tính chất cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng gay gắt, tạo nên sức ép cho những đối thủ không có khả năng điều chỉnh phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại.


Ngày 28/09/07, Tổng công ty HKVN đã cùng Công ty thuê mua tàu bay của Việt Nam (VALC) ký với Tập đoàn Boeing Biên bản ghi nhớ (MOU) của Hợp đồng mua thêm 12 máy bay Boeing B787-8 thế hệ mới, sử dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm chi phí khai thác.

Tháng 01/10/2007, Tổng công ty HKVN lại tiếp tục cùng Công ty thuê mua tàu bay của Việt Nam (VALC) ký với Tập đoàn Airbus biên bản ghi nhớ của Hợp đồng mua 20 tàu bay Airbus A321-200. Tàu bay đầu tiên của Hợp đồng này sẽ được bàn giao cho TCTHKVN vào năm 2012. Đội tàu bay A320/A321 của TCTHKVN sẽ có tổng số là 40 chiếc vào năm 2015 và nâng lên 50 chiếc vào năm 2020. Năm 2015, Tổng công ty dự kiến khai thác tổng số 86 tàu bay và nâng lên 110 tàu bay vào năm 2020. Với sự đầu tư nhằm hiện đại hoá đội tầu bay theo công nghệ mới, tiết kiệm chi phí khai thác, cùng với chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ, đây sẽ là tiền đề để TCTHKVN mở rộng mạng đường bay, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường hàng không khu vực và quốc tế. Theo tính toán cụ thể thì dịch vụ vận tải hàng không tăng nhanh đạt khoảng 14% năm 2007 và đến năm 2015 là khoảng 18%. Sự tăng trưởng này sẽ tạo thêm hàng triệu khách một năm. Như vậy có thể thấy rằng nhu cầu đầu tư phát triển đội máy bay mới và thị trường tiềm tàng cho máy bay thương mại là rất lớn. Nếu trong giai đoạn 1999 – 2005 cần khoảng 45 tỷ USD thì trong 5 năm tiếp theo sẽ cần khoảng 70 tỷ USD, sau đó nhu cầu đầu tư sẽ tăng

lên hơn nữa.

Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cũng tăng lên theo sự phát triển nói chung của thế giới. Năm 1994, vận tải hàng hoá bằng đường hàng không tăng 11,8% so với năm 1993. Sau 2 năm khủng hoảng, vận tải hàng hoá bằng đường hàng không đã đi vào ổn định và phát triển.

Theo dự báo thị trường hàng không Châu Á sẽ tăng với tốc độ rất cao (mức tăng cao hơn so với bình quân trên thế giới). Từ năm 1995 – 2014, du


lịch trong nội địa Trung Quốc tăng khoảng 11,5%/ năm, mức trung bình trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt mức tăng 7% trong thời kì này. Hơn nữa, du lịch giữa Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, Mỹ sẽ tăng khoảng 6,55 – 7%/ năm.

Do sự phát triển kinh tế ở một vài nước Châu Mỹ - La tinh thì vận tải hàng không giữa Châu Á và Châu Mỹ - Latinh cũng sẽ tăng. Thị trường vận tải hàng không lớn nhất vẫn là Châu Âu và Bắc Mỹ, từ nay đến 2015 dự kiến sẽ tiếp tục tăng 5%/năm.

Sự tăng trưởng và phát triển của thị trường hàng không trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường hàng không Việt Nam. Theo nhưng dự báo trên đây thì việc mở rộng quy mô hoạt động của TCTHKVN là một tất yếu.

● Dự báo triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của TCTHKVN.

Trong 5 năm trở lại đây, thị trường hàng không quốc tế ra vào Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao trên toàn mạng bay, cũng như tại mỗi khu vực địa lý. Trong đó, Đông Bắc Á là khu vực thị trường mới nhưng đạt tốc độ phát triển cao nhất, chỉ trong một thời gian ngắn đã vượt qua thị trường Đông Nam Á vốn là thị trường truyền thống của TCTHKVN. Tổng công ty đã nắm bắt được diễn biến của thị trường, xây dựng các kế hoạch mở đường bay mới, tăng tần suất và tải cung ứng, qua đó không ngừng nâng cao thị phần vận chuyển quốc tế của mình. Trong giai đoạn 1995- 2000, xu hướng thị trường quốc tế vẫn tăng nhưng với tốc độ tăng chậm, đặc biệt là khu vực thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Lý do chính là đến nay các nguồn khách đi lại trong khu vực này bắt đầu ổn định, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng có xu hướng giảm đồng thời khách du lịch cũng bão hoà. Thị trường các đường bay khu vực Đông Dương (Campuchia) và Tây Âu vẫn duy trì được mức độ cao. Mức độ tăng trưởng của khu vực Đông Nam phần nhiều phụ thuộc vào


mức độ quan hệ, hợp tác giữa Việt Nam và các nước Asean khác trong thời gian gần đây.

Về cấu trúc, thị trường khách quốc tế ra vào Việt Nam, có đầy đủ các thành phần: thương gia, công vụ, du lịch, thăm thân nhân, đối với một số khu vực còn có khách đi học tập, lao động và các nguồn khách khác. Mặc dù vậy, ngoại trừ trên một số ít các đường bay (Hongkong, Singapore, Bangkok) cấu trúc vận chuyển của TCTHKVN đang ở mức độ đơn giản chỉ tập trung khai thác được một vài thị phần chính. Ví dụ: thị trường của các đường bay đi Đài Loan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản, Pháp là nguồn khách du lịch địa phương; các đường bay đến Úc, Nga, Đức vận chuyển chủ yếu là Việt kiều và thăm thân nhân; các đường bay đi Campuchia vận chuyển chủ yếu là khách du lịch nối chuyến trực tiếp qua TP Hồ Chí Minh hoặc có chương trình Tour kết hợp. Về hàng hoá, trong mấy năm gần đây hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng nhanh, đầu tư cũng tăng nhanh nhưng do TCTHKVN chưa có máy bay chuyên chở hang hoá riêng nên vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không rất hạn chế.

Song song với tăng trưởng của thị trường hàng không quốc tế, cạnh tranh cũng trở nên ngày càng gay gắt. Hiện nay có 25 hãng hàng không nước ngoài khai thác các đường bay thẳng đến Việt Nam, trong đó có nhiều hãng hàng không hùng mạnh trên thế giới và khu vực như: Singapore Airlines, Thai Airways, Cathay Pacific, Japan Airlines, Air France… Khách từ Đông Bắc Á vào Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên số khách hàng không quốc tế đều lấy thành phố Hồ Chí Minh là điểm chủ yếu, trong khi TCTHKVN đang cố gắng cạnh tranh trên những đường bay này đồng thời phát triển sân bay Nội Bài thành sân bay quốc tế lớn. Bên cạnh đó, theo kế hoạch của TCTHKVN thì sau năm 2010, Việt Nam sẽ có cảng hàng không quốc tế lớn nhất ASEAN với diện tích 5.000 ha tại Long Thành (Đồng Nai), tổng mức đầu tư 4 tỷ USD, công suất 100 triệu lượt khách/năm, và một cảng hàng không trung chuyển hàng hóa đạt tầm khu vực tại Chu Lai (Quảng Nam). Các


dịch vụ hàng không và phi hàng không cũng sẽ có các bước tiến mạnh mẽ. Đây là những điều kiện quan trọng giúp Việt Nam thay đổi vị trí của mình trên bản đồ hàng không thế giới, trở thành điểm đến chính của các hãng hàng không quốc tế lớn.

3.1.2. Quan điểm, phương hướng phát triển dịch vụ vận tải hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2015

● Thị trường vận tải hàng không Việt Nam là một thị trường có tiềm năng lớn, nhưng tính cạnh tranh đã và sẽ ngày càng quyết liệt. Trong trường hợp đó hãng hàng không nào có mạng lười phân phối rộng khắp và mạng dịch vụ hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn cao thì sẽ là hãng hứa hẹn nhiều thành công trong thị trường này. Đối với Vietnam Airlines, mặc dù đây là thị trường của mình nhưng việc tăng cường ảnh hưởng và khai thác thị trường này đang là thách thức lớn. Muốn tồn tại được và phát triển lâu dài, có căn cứ khoa học và có tính thực tiễn. Mục tiêu của TCTHKVN là tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và tăng cường mở rộng thị trường vận tải hàng không quốc tế.

Mục tiêu phấn đấu của TCTHKVN từ chỗ chiếm khoảng 51% tổng dung lượng thị trường như hiện nay, sẽ chiếm 80% vào năm 2010 và 85% vào năm 2015. Điều này đòi hỏi có sự nỗ lực vượt bậc của Tổng công ty và có biện pháp kinh doanh hữu hiệu, kịp thời khai thác có hiệu quả thị trường vận tải hàng không ở những thị trường mà mình quan tâm.

Xuất phát từ chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta từ nay đến 2010 đã được đại hội Đảng lần thứ VIII thông qua, mục tiêu phương hướng phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam được xác định tại đại hội Đảng bộ Tổng công ty Hàng không Việt Nam vừa kết thúc thắng lợi cuối tháng 11 năm 2003. Phương hướng phát triển TCTHKVN đến năm 2015 được xác định dựa trên các quan điểm chiến lược phát triển sau:


- TCTHKVN trước hết là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ, nó phải nắm vững vai trò chủ đạo trong hoạt động vận tải hàng không, luôn đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và phát triển các vùng kinh tế của đất nước, mở rộng giao lưu quốc tế, là lực lượng dự bị tin cậy nhằm giữ vững an ninh quốc phòng.

- Là tổng công ty mạnh, phải lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu phát triển sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo sự tồn tại và lớn mạnh của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

- Chiến lược phát triển của Tổng công ty phải đặt trong tâm phát triển nội lực là nguồn động lực chính, trước hết là chiến lược phát triển nhân lực, phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao để điều hành và quản lý những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến và hiện đại.

- Sự phát triển nội lực còn đặt ra nhiệm vụ hiện đại hoá cơ sở vật chất hạ tầng đặc biệt là đội máy bay, với đội máy bay hiện đại và mạng đường bay rộng khắp sẽ tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của Tổng công ty.

- Để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các hãng hàng không khác trong khu vực cũng như trên thế giới, tổng công ty phải tận dụng tối đa các cơ hội huy động nguồn lực từ bên ngoài bằng việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế đa phương, tận dụng thế mạnh của đối tác trong liên doanh nhằm hỗ trợ cho mục tiêu xây dựng một Tổng công ty hàng không lớn mạnh ngang tầm với các hãng hàng không khác trên thế giới.

● Chiến lược phát triển của Tổng công ty từ nay đến 2015 hướng tới các mục tiêu sau:

- Xây dựng TCTHKVN thành một Tổng công ty mạnh có tiềm lực tài chính mạnh, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước giao với tỷ lệ trên trung bình, có công nghệ mới hiện đại trước hết là đội máy bay khai thác, có đội ngũ lao động đủ về số lượng, đủ trình độ quốc tế trong lĩnh vực đặc thù, biết làm tốt


trong cơ chế, bảo đảm tính thống nhất mục tiêu toàn Tổng công ty, hướng tới sự phục vụ tốt hơn nữa cho hành khách bảo đảm an toàn bay, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, hiệu quả kinh tế cao, có phạm vị hoạt động trong nước cũng như quốc tế rộng, có uy tín trong khu vực cũng như trên thị thế giới, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước và xứng đáng là biểu tượng của nước Việt Nam đổi mới.

- Xây dựng TCTHKVN thành một tập đoàn kinh doanh hàng không có tiềm lực tài chính mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm trong tâm đồng thời kết hợp việc đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết trong dây chuyển các dịch vụ đồng bộ như dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật, dịch vụ mặt đất, hàng hoá, cung ứng suất ăn để tận dụng lợi thế của các bên đối tác đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Củng cố và phát triển các xí nghiệp, công ty trực thuộc Tổng công ty và các công ty liên doanh liên kết. Tạo các điều kiện cần và đủ có thể tiến hành từng bước cổ phần hoá Tổng công ty nhằm mở rộng hơn nữa qui mô hoạt động của Tổng công ty. Nếu thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thì nhà nước phải giữ tỷ phần đa số để có thể khống chế mọi hoạt động của Tổng công ty.

- Xây dựng Tổng công ty thành một Tổng công ty hàng không hiện đại thể hiện ở công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất, nhằm rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Trọng điểm của nội dung này là phát triển một đội máy bay hiện đại, có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt, có tính cạnh tranh cao, tiện nghi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và không gây ô nhiễm môi trường.

- Ngoài ra phải hiện đại hoá công nghệ kỹ thuật trong việc xây dựng hệ thống thông tin tin học, hệ thống phân phối sản phẩm và quản lý thu nhập, xây dựng một đội ngũ người lái tiếp viên, thợ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022