trình đào tạo trong năm:
Đợt 1: Hàng năm, học viên được tham gia đào tạo từ giữa tháng 1 dương
lịch.
Đây là thời
điểm
đầu
năm, khối
lượng
công việc
không nhiều,
người
lao
động
sẽ có điều
kiện
tham gia các khóa học
một
cách tốt
nhất,
lại
không
ảnh
hưởng
nhiều
đến
công việc tại khách sạn. Vì vậy, đợt 1 thường có số lượng học
viên tham gia đông nhất.
Đợt 2: Chương trình đào tạo được bắt đầu từ tháng 4 dương lịch hàng năm. Đây là đợt đào tạo bổ sung dành cho những người lao động tham gia 2 chương trình đào tạo trong năm.
Chương trình đào tạo nghề nghiệp:
Dưới đây là một số chương trình đào tạo nghề nghiệp đang áp dụng tại khách sạn:
Bảng 2.14. Chương trình đào tạo đối với cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật năm
2015
Nội dung đào tạo | Số lượng | Thời gian đào | |
Đợt 1 | 1.Tiền lương và chế độ chính sách | 1 | 3 tháng |
Đợt1 | 2. Giám sát | 1 | 2 tháng |
Đợt 1 | 3. Kĩ thuật KCS | 1 | 4 tháng |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Lao Động Theo Tính Chất Công Việc Năm 2015
- Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nhân Sự Của Khách Sạn Từ Sơn
- Tổng Hợp Yêu Cầu Đào Tạo Của Khách Sạn Giai Đoạn 20132015
- Thống Kê Số Lượng Giáo Viên Thực Hiện Chương Trình Đào Tạo Của
- Đánh Giá Hiệu Quả Lao Động Giai Đoạn 2013 – 2015 Của Khách Sạn
- Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Khách Sạn Từ Sơn
Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)
Bảng 2.15. Chương trình đào tạo, phát triển với nhân viên buồng phòng kỹ thuật
năm 2015
(Đơn vị tính: Người)
Nội dung đào tạo | Số lượng | Thời gian | |
Đợt 1 | 1. Đào tạo nghề | 156 | |
Đứng máy dây chuyền | 52 |
Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc | 6 | 1 tháng | |
Đóng gói bánh kẹo | 74 | 2 tháng | |
Vận hành máy nâng hạ | 2 | 2 tháng | |
Lái xe ô tô | 5 | 2 tháng | |
Kiểm hàng hóa | 2 | 1 tháng | |
Dán tem bao bì | 15 | 2 tháng | |
2. Đào tạo nâng bậc | 24 | ||
Đứng máy dây chuyền | 14 | 1 tháng | |
Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc | 2 | 1 tháng | |
Vận hành máy nâng hạ | 1 | 2 tháng | |
Dán tem bao bì | 7 | 2 tháng | |
Đợt 2 | 1. Đào tạo nghề | 93 | |
Đứng máy dây chuyền | 9 | ||
Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc | 8 | 1 tháng | |
Đóng gói bánh kẹo | 62 | 2 tháng | |
Dán tem bao bì | 14 | 2 tháng | |
Tổng | 273 |
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)
Chương trình đào tạo người giám sát và quản lý
Khách sạn áp dụng chương trình đào tạo với cả đối tượng lao động trực tiếp và gián tiếp nhằm phổ biến các kiến thức mới, nâng cao trình độ chuyên môn cũng
như tay nghề cho người
lao động.
Chương
trình đào tạo
này giúp cho người
lao
động tránh được những lạc hậu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
Ngoài áp dụng hai loại chương trình đào tạo là định hướng lao động và đào
tạo nghề nghiệp; trong 3 năm gần đây, khách sạn còn xây dựng chương trình đào
tạo người
giám sát và quản
lý nhằm
nâng cao trình độ lập
kế hoạch,
xây dựng
các mục tiêu, chiến lược dài hạn cho khách sạn.
Bảng 2.16. Chương trình đào tạo người giám sát và quản lý năm 2015
(Đơn vị tính: Người)
Nội dung đào tạo | Số lượng (người) | Thời gian | |
Đợt 1 | 1. Quản trị nhân sự | 1 | 3 tháng |
Đợt 1 | 2. Quản trị chiến lược | 1 | 2 tháng |
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)
2.2.1.4. Phương pháp đào tạo
Tùy thuộc
vào các chương
trình đào tạo
cụ thể,
Khách sạn
xác định
các
phương pháp đào tạo phù hợp. Với đặc thù là khách sạn xây dựng gồm 2 loại lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, khách sạn đã lựa chọn các phương pháp đào tạo phù hợp với tính chất công việc của từng loại lao động và khả năng tài chính, cũng như cơ sở vật chất của khách sạn. Cụ thể:
Với chương trình đào tạo định hướng lao động:
Khách sạn
sử dụng
phương
pháp đào tạo
ngoài công việc
để thực
hiện
chương trình đào tạo này.
Vào tháng 5 hàng năm, phòng tổ chức hành chính tiến hành mở một lớp đào tạo nội quy làm việc, những quy định an toàn lao động ngay tại trụ sở chính của khách sạn. Đội ngũ giảng dạy chính là các cán bộ và nhân viên trong phòng Tổ chức hành chính.
Với chương trình đào tạo nghề nghiệp:
Với chương trình đào tạo này, khách sạn sử dụng cả hai loại phương pháp đào
tạo: đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc áp dụng cho hai đối tượng
lao động là nhân viên buồng phòng kĩ thuật và cán bộ quản lý:
Với lao động là nhân viên buồng phòng kĩ thuật tham gia chương trình đào
tạo nghề nghiệp của khách sạn:
Với
những
người
lao động
này, khách sạn
áp dụng
cả 2 phương
pháp đào tạo
trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
Phương pháp đào tạo trong công việc:
Đối tượng áp dụng: gồm 2 đối tượng:
+) Nhân viên buồng phòng
kĩ thuật
tham gia chương
trình đào tạo
nghề.
Họ là
những
nhân viên buồng phòng
mới,
những
nhân viên buồng phòng
chưa
có kinh
nghiệm
hoặc
những
nhân viên buồng phòng
có trình độ tay nghề chưa
đáp
ứng
được yêu cầu của công việc.
+) Nhân viên buồng phòng kĩ thuật tham gia đào tạo nâng bậc tay nghề có bậc thợ hiện tại từ bậc 1 đến bậc 3.
Phương
pháp áp dụng:
Đào tạo
theo kiểu
chỉ dẫn
công việc
hoặc
theo
phương pháp kèm cặp, chỉ bảo:
+) Nếu nhân viên buồng phòng chưa có kinh nghiệm làm việc thì khách sạn sẽ cho học việc từ 1 đến 2 tháng theo phương pháp chỉ dẫn công việc dưới sự chỉ dẫn của các đội trưởng hoặc nhân viên buồng phòng lành nghề.
+) Nếu là nhân viên buồng phòng mới tuyển: Thông thường họ được kèm cặp hay chỉ dẫn công việc bởi các đội trưởng, tổ trưởng nơi họ tham gia làm việc. Những người này thường có tay nghề, có kinh nghiệm làm việc cũng như là người tiếp xúc
trực tiếp mọi
lúc với các nhân viên buồng phòng
trong tổ mình quản lý. Ngoài ra,
khách sạn
cũng sử dụng
những
nhân viên buồng phòng
lành nghề,
làm việc
lâu
năm, có kinh nghiệm, có uy tín...hướng dẫn kèm cặp, chỉ bảo cho nhân viên buồng
phòng mới.
Đây là một
hình thức
đào tạo
tương
đối
tốt,
nhân viên buồng phòng
mới
vào sẽ được
chỉ bảo
nhiệt
tình, và có thể thực
hiện
ngay công việc.
Tuy
nhiên, phương pháp này hạn chế sự sáng tạo
của các nhân viên buồng phòng
mới
đến, họ thường làm việc dập khuôn theo sự hướng dẫn của người chịu trách nhiệm hướng dẫn.
+) Nếu là nhân viên buồng phòng đã có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định và
có bậc
thợ từ 1 đến
3; họ sẽ được
các đội
trưởng,
tổ trưởng
có bậc
thợ cao
hơn, có kinh nghiệm chuyên môn kèm cặp hay chỉ dẫn công việc ngay tại nơi làm
việc.
Sau một
thời gian học hỏi, họ sẽ được tham dự kì thi nâng bậc tay nghề do
khách sạn tổ chức.
Phương pháp đào tạo ngoài công việc:
Đối tượng áp dụng: nhân viên buồng phòng kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nâng bậc tay nghề. Họ là những nhân viên buồng phòng kĩ thuật có trình độ tay nghề khá cao: từ bậc 4 đến bậc 6. Họ sẽ được tham gia vào kì thi nâng bậc tay nghề sau khi tham dự một khóa học đào tạo nâng cao tay nghề.
Phương pháp áp dụng: Cử đi học các trường chính quy
Các nhân viên buồng phòng này được gửi đi học các trường chính quy, các trung tâm
đào tạo trong tỉnh phù hợp với các chuyên nghành họ đang làm việc như: Trường
Đại học công nghiệp Hà Nội, Trung tâm dạy nghề Hà Nội . Họ được đào tạo trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng, sau đó được dự thi nâng bậc tay nghề.
Với lao động là cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nghề nghiệp của khách sạn:
Với
đối
tượng
này khách sạn
áp dụng
phương
pháp đào tạo
ngoài doanh
nghiệp: Khách sạn sẽ cử người lao động đi học tại các trường chuyên nghiệp trong
khoảng thời gian từ 6 tháng đến 2 năm để nâng cao trình độ chuyên môn hoặc lấy
bằng
đại
học,
cao đẳng
chuyên nghành mình tham gia đào tạo.
Các trường
được
khách sạn lựa chọn đào tạo
cho đối tượng
này là: Trường đại học
Bách Khoa Hà
Nội khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học công nghiệp Hà Nội.
Với chương trình đào tạo người giám sát và quản lý:
Khách sạn sử dụng 2 phương pháp đào tạo ngoài công việc là cử đi học các khóa học ngắn hạn tại các trường chính quy và tham gia các hội nghị, hội thảo:
Đào tạo
tại
các trường
chính quy: Khách sạn cử những
cán bộ của
mình
theo học
các khóa học
ngắn
hạn
lấy
chứng
chỉ về quản
trị nhân sự hay quản
trị
chiến lược tại trường Đại học kinh tế quốc dân trong vòng từ 2 đến 3 tháng nhằm
nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý khách sạn.
Tham gia các hội nghị, hội thảo: Khách sạn cử các cán bộ, nhân viên có liên
quan đến
chủ đề được
thảo
luận
tham gia các hội
nghị,
hội
thảo,
tập
huấn do
nghành, do tỉnh tổ chức như: hội thảo “Xây dựng chiến lược doanh nghiệp để tạo
lợi thế cạnh tranh và thương hiệu mạnh”, hội thảo “Ngành bánh kẹo trong thời kỳ hội nhập ”…
Bảng 2.17. Quy mô đào tạo theo các phương pháp đào tạo
(Đơn vị tính: Người)
Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | |||||
Số lượng | Tỷ trọng (%) | Số lượng | Tỷ trọng (%) | Số lượn g | Tỷ trọng (%) | ||
Tổng số lao động được đào tạo | 312 | 100 | 405 | 100 | 457 | 100 | |
1. Đào tạo theo chỉ dẫn công việc. | 112 | 35.90 | 157 | 38.77 | 165 | 36.11 | |
2. Đào tạo theo kèm cặp và chỉ bảo. | 128 | 41.03 | 129 | 31.85 | 190 | 41.58 | |
3. Đào tạo tại trường chính quy, các trung tâm. | 16 | 5.13 | 51 | 12.59 | 40 | 8.75 |
18 | 5.77 | 26 | 6.42 | 28 | 6.13 | |
5. Tổ chức lớp đào tạo an toàn lao động tại khách sạn | 38 | 12.18 | 42 | 10.37 | 34 | 7.44 |
4. Các hội nghị, hội thảo.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)
Nhìn chung khách sạn đã thực hiện các phương pháp đào tạo khá phù hợp với mục tiêu đào tạo phát triển và các chương trình đào tạo của khách sạn. Qua bảng 2.17,
ta thấy khách sạn sử dụng các phương pháp chỉ dẫn công việc và kèm cạp chỉ bảo
chiếm tỷ trọng lớn nhất và khá ngang bằng nhau. Tuy nhiên phương pháp mở lớp đào tạo tại khách sạn; đào tạo theo chỉ bảo, kèm cặp và đào tạo tại các trường chính quy chiếm tỷ trọng cao hơn so với các phương pháp khác. Năm 2015, số lao động tham gia phương pháp lớp đào tạo tại khách sạn chiếm 7,44%; phương pháp chỉ bảo, kèm cặp chiếm 36,112% và 41,58%, sau đó là phương pháp đào tạo tại các trường chính quy chiếm 8,75% trong tổng số lao động được đào tạo theo các phương pháp được khách sạn sử dụng. Điều này là do Khách sạn có đội ngũ lao động chủ yếu là lao động phổ thông làm việc trong các Bộ phận nhà hàng và dây chuyền do đó việc kèm cặp chỉ bạo tại chỗ là một trong các phương pháp hữu hiệu Khách sạn sử dụng để đào tạo, phương pháp này tiết kiệm chi phí và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Khách sạn.
Nhận xét chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo của khách sạn:
Khách sạn chưa thực hiện chương trình đào tạo phát triển kỹ năng như: đào tạo tin học, tiếng anh…cho người lao động trong 3 năm gần đây, mặc dù chương trình đào tạo này khá cần thiết với công, nhân viên của khách sạn.
Việc
xây dựng
nội
dung chương
trình đào tạo
cho cán bộ quản
lý và nhân
viên buồng phòng kĩ thuật chưa cụ thể, rõ ràng.
Phương
pháp đào tạo
chưa
đa dạng,
chủ yếu
là những
hình thức
truyền
thống mà khách sạn
đã áp dụng
trong nhiều
năm qua, không có sự đổi
mới, áp
dụng
các phương
pháp hiện
đại.
Bởi
vậy
các phương
pháp này chưa
thực sự
kích thích được người lao động tham gia tích cực vào các khóa học.
Ngoài ra, khách sạn
sử dụng
tỷ trọng
lớn
phương
pháp đào tạo
tại chỗ và
kèm cặp cũng còn nhiều hạn chế trong khâu giám sát và năng lực của đội ngũ giáo
viên hướng dẫn.
Khách sạn
nên tận
dụng
nguồn
lao động
có trình độ nhằm tổ
chức
các phương
pháp đào tạo
trong công việc
đối
với
lực
lượng
nhân viên
buồng phòng kĩ thuật tham gia chương trình đào tạo nâng bậc tay nghề nhằm tiết
kiệm chi phí đào tạo giảm dần việc phải cử cán bộ nhân viên buồng phòng đi các
trung tâm đào tạo nghề.
2.2.1.5.Lựa chọn giáo viên giảng dạy
Việc lựa chọn giáo viên được khách sạn tiến hàng ngay từ khâu xác định nhu cầu đào tạo. Giáo viên thực hiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của Khách sạn Từ Sơn bao gồm cả giáo viên bên trong và bên ngoài khách sạn.
Tiêu chí lựa chọn giáo viên:
Đối với giáo viên bên trong khách sạn thì chủ yếu khách sạn lựa chọn các cán
bộ quản
lý của
khách sạn
như trưởng
các phòng ban, tổ đội
sản
xuất,
hoặc là
những người tế.
lao động giỏi lâu năm có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm thực
Đối với giáo viên bên ngoài khách sạn là các giảng viên của các trường chính quy, các cơ sở đào tạo tư nhân, hay các cán bộ lâu năm của các cơ quan khác có sự
tương xứng về công việc với chương trình đào tạo. Họ phải đáp ứng được các tiêu
chí như:
Có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất là 7 năm.
Có trình độ chuyên môn tốt, được cơ sở đào tạo đánh giá cao.
Có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
Nhiệt tình với công tác giảng dạy.