Đánh Giá Chung Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực



(tỷ đồng)










Tốc độ

tăng (%)


100


107,7


107,1


107,2


107,6


107,9


107,9


109,8


109,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 8


Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].


Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ trọng các ngành kinh tế thuộc khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng lên. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng tích cực nhờ đó sự tăng trưởng của nền kinh tế đang theo xu hướng phát triển năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hiệu quả khai thác sử dụng các tiềm năng, đặc biệt tiềm năng lao động của Hà Tây được nâng cao trong thời gian qua. Có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP qua bảng sau:

Bảng 2.12: Cơ cấu ngành kinh tế từ 1995 - 2003

Đơn vị tính: %


Ngành

Năm

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

Nông lâm - Thuỷ sản

49,0

47,4

40,9

42,6

41,6

38,2

36,6

35,9

34,4

Công nghiệp -

Xây dựng

24,5

25,8

29,5

28,8

29,5

39,4

40,8

32,6

36,1

Dịch vụ

26,3

26,8

29,6

28,6

29,9

29,6

29,5

29,5

29,5


Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].


Việc khai thác hiệu quả các tiềm năng của tỉnh đã làm thay đổi chỉ số thu nhập bình quân của lao động theo chiều hướng tăng lên. Thu nhập bình quân lao động trong các ngành thuộc khu vực nhà nước do Trung ương quản


lý trong 1 tháng năm 2000 là 799,93 ngàn đồng; năm 2001: 884,98 ngàn đồng; năm 2002: 945,8 ngàn đồng; năm 2003: 951,9 ngàn đồng cao hơn tổng thu nhập bình quân của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh quản lý được thể hiện qua bảng số liệu sau:


Bảng 2.13: Thu nhập bình quân một người một tháng của lao động trong khu vực Nhà nước do địa phương quản lý phân theo ngành kinh tế từ 2000 - 2003.

Đơn vị tính: Nghìn đồng


TT

Ngành

Năm

2000

2001

2002

2003


Tổng số

515.60

619.82

673.63

702.29

1.

Nông nghiệp - Lâm nghiệp

46.53

553.56

569.99

590.00

2.

Thuỷ sản

301.10

305.41

412.07

450.00

3.

Công nghiệp khai thác mỏ

290.00

455.19

521.21

550.00

4.

Công nghiệp chế biến

641.75

667.98

805.94

815.00

5.

Sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước

1.159.

72

1.425.

34

1.524.

68

1.410.

00

6.

Xây dựng

558.20

622.76

624.41

630.00

7.

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô

617.87

718.50

814.50

760.00

8.

Khách sạn và nhà hàng

413.64

413.47

686.85

690.00

9.

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc

365.63

624.61

627.87

620.00

10

Tài chính, tín dụng

481.65

528.40

662.00

690.00

11

Hoạt động khoa học và công nghệ





12

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn

763.70

881.96

1.310.

88

1.300.

00

13

QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội

528.90

540.00

560.00

600.00

14

Giáo dục và đào tạo

520.67

617.50

650.00

690.00

15

Y tế và các hoạt động cứu trợ xã hội

601.95

614.87

678.07

720.00

16

Hoạt động văn hoá thể thao

409.72

450.00

599.37

615.00

17

Hoạt động Đảng đoàn thể và hiệp hội

549.05

654.22

667.00

730.00

18

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng

512.05

520.53

742.60

785.00

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tây [7].


Thu nhập bình quân của lao động trong các làng nghề ngày càng tăng. Nếu năm 1996: 1 lao động làng nghề có thu nhập 3,2 triệu đồng/năm; 1 lao động dịch vụ trong làng nghề là 2,9 triệu đồng/năm; 1 lao động nông nghiệp 1,2 triệu đồng/năm; thì đến năm 2000 thu nhập 1 lao động của: 1 lao động làng nghề là 4 triệu đồng/năm; 1 lao động dịch vụ là 3,4 triệu đồng/năm; 1 lao động nông nghiệp là 1,6 triệu đồng/năm. Năm 2003, 1 lao động làng nghề là 5 triệu đồng/năm (đặc biệt có những làng nghề có thu nhập cao như vải lụa, điêu khắc đạt gần 6 triệu đồng/năm; chế biến nông sản 7,3 triệu đồng/năm); 1 lao động dịch vụ là 4 triệu đồng/năm; 1 lao động nông nghiệp đạt 2,5 triệu đồng/ năm. Nếu tính GDP bình quân đầu người thì chỉ số này ở Hà Tây còn thấp. Năm 1995 đạt 1.448 nghìn đồng; năm 2000 đạt 3,14 triệu đồng; năm 2001 đạt 3,43 triệu đồng; năm 2002 đạt 3,82 triệu đồng và năm 2003 đạt 4,23 triệu đồng. Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động tuy có bước tiến bộ song còn thấp chưa ngang tầm với tiềm năng của tỉnh.‌

2.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

2.3.1. Đánh giá chung

2.3.1.1. Về thành tựu

Nhờ có sự thay đổi nhận thức đối với NNL, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trong thời gian qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hà Tây nói chung và đào tạo NNL nói riêng đã đạt được những thành tích đáng kể.

Thứ nhất: Hệ thống Giáo dục phổ thông và đào tạo nghề ngày càng được mở rộng, nhờ đó trình độ dân trí được nâng cao tạo nền tảng vững chắc cho sự tiếp tục đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề. Công tác Giáo dục, đào tạo nhân lực được quan tâm tới tất cả kỹ năng, trình độ và đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp.


Thứ hai: Về cơ bản Hà Tây đã đảm bảo được yêu cầu đào tạo nghề ngắn hạn; các ngành nghề đào tạo đa dạng, phong phú, bước đầu phù hợp với yêu cầu của CNH, HĐH.

Thứ ba: Công tác xã hội hoá Giáo dục đào tạo nghề đã được triển khai và có hiệu quả. Việc khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề được nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm hơn trước. UBND tỉnh kết hợp với phòng Công nghiệp, Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội mở được nhiều lớp dạy nghề (hơn 500 lớp) và khoảng 600 lớp khuyến nông, khuyến công, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ, do đó làm tăng số làng có nghề tiểu thủ công nghiệp hơn trước. Năm 1996 mới có 88 làng nghề đến năm 2003 đã có 1116 làng có nghề, do vậy số việc làm mới tạo ra ngày càng nhiều, số lao động tham gia các hoạt động kinh tế ngày càng tăng.

Thứ tư: Hà Tây đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Trong thời gian qua, Hà Tây đã thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, tăng thêm thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên 70% và góp một phần rất quan trọng trong việc tăng tổng sản phẩm của tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng nông nhàn ở nông thôn.

Thứ năm: Kết quả đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu lao động. Năm 2001 có 480 lao động xuất khẩu, năm 2002 có 1.000 lao động, năm 2003 có 1.500 lao động, năm 2004 việc xuất khẩu có xu hướng giảm trong tình trạng chung của cả nước, chỉ tiêu Hà Tây đặt ra là 1.200 lao động nhưng trong 6 tháng đầu năm mới thực hiện được hơn 40%. Đối với lao động sau khi được đào tạo nghề đã có việc làm ổn định (khoảng 80 % so với tổng số lao động được đào tạo); còn khoảng 15% là việc làm chưa ổn định vì muốn tìm nơi có thu nhập cao hơn hoặc đi xuất khẩu lao động.

2.3.1.2. Những hạn chế


Một là: mạng lưới đào tạo, nhất là đào tạo nghề của tỉnh còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu cho công tác đào tạo nhân lực cả về số lượng và chất lượng và cơ cấu vùng. So với yêu cầu CNH, HĐH và mục tiêu đào tạo NNL tới 2010 thì Hà Tây chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo lao động có trình độ cao, điều này thể hiện trong số lao động được qua đào tạo thì lao động có chuyên môn kỹ thuật không bằng còn nhiều (190.351/tổng số 327.492) số công nhân kỹ thuật cũng còn hạn chế (32.779/327.492 người). Việc khôi phục nghề cũ, phát triển nghề mới tuy có sự phát triển, số lớp và số người được học nghề ngày càng tăng song chưa thể đáp ứng được yêu cầu khai thác tiềm năng của tỉnh. Trong lực lượng lao động của tỉnh chủ yếu vẫn là lực lượng lao động phổ thông, lao động kỹ thuật tuy đã được nâng lên nhưng mới chỉ có hơn 20%.

Hai là: lao động qua đào tạo hàng năm chủ yếu vẫn là đào tạo ngắn hạn cho các nghề thủ công nghiệp ở nông thôn nhằm giải quyết việc làm trước mắt. Do đó những lao động qua đào tạo ở Hà Tây gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc làm tại các doanh nghiệp và tham gia dự tuyển lao động xuất khẩu. Việc nuôi dưỡng nhân tài chưa được quan tâm từ phía chính quyền địa phương và các cơ sở tuyển dụng nhân lực. Ở Hà Tây hiếm thấy sự đài thọ đối với học sinh giỏi cấp quốc gia, học sinh đỗ cao vào các trường Đại học có chuyên ngành phù hợp với xu hướng phát triển và khai thác tiềm năng của tỉnh.

Ba là: mức độ toàn dụng lao động ở Hà Tây còn thấp, sự phân bố lao động chưa hợp lý, hiệu quả khai thác sử dụng lao động chưa cao.

Những hạn chế này đã cản trở nhịp độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian qua.

2.3.1.3. Nguyên nhân


* Nhận thức về việc làm, về nghề nghiệp chưa có sự thay đổi vượt bậc trong nhân dân. Phần đông cho rằng phải có bằng Đại học mới có việc làm và có việc làm cho thu nhập cao. Đối với những người không có khả năng vào được các trường cao đẳng, đại học thì chỉ cần giải quyết lợi ích trước mắt là có việc làm ngay nên chỉ theo học nghề ngắn hạn.

* Trình độ cơ sở vật chất, qui mô, số lượng trường và trình độ giáo viên trong các trường dạy nghề không đồng đều, số giáo viên giỏi và có trình độ cao còn ít. Hệ thống các Trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Danh mục các ngành nghề đào tạo chưa nhiều và còn lạc hậu.

* Ngân sách còn hạn hẹp và thu nhập của dân cư thấp nên nguồn tài chính giành cho đào tạo nghề và nuôi dưỡng nhân tài chưa tương xứng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển ngành nghề còn chậm do đó số việc làm tạo ra chưa nhiều. Hà Tây chưa có chính sách tuyển dụng hấp dẫn, cuốn hút lao động nhất là lao động chất lượng cao và số sinh viên là con em của Hà Tây sau khi tốt nghiệp các trường Đại học về công tác tại tỉnh.

* Hà Tây vẫn còn chậm trễ trong đổi mới cơ chế tuyển dụng NNL nên không kích thích được việc đào tạo lại để có thể nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo, trình độ học vấn và nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất xã hội. Trong thực tế điều này chỉ có thể giải quyết được thông qua việc đào tạo lại, phổ cập nghề cho người lao động bởi nhân lực được đào tạo ở Hà Tây chủ yếu là ngắn hạn.

2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới

2.3.2.1. Tình trạng vừa thiếu vừa thừa, bất hợp lý về cơ cấu trình độ đào tạo của nguồn nhân lực.


Xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn sản xuất đều cho thấy rằng: năng suất và hiệu quả cao hay thấp của sản xuất đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Sự phụ thuộc này được xem xét cả về số lượng và chất lượng của NNL hiện có và sẽ có trong tương lai. Cả hai yếu tố này lại phụ thuộc rất lớn vào các chính sách: dân số, đào tạo và sử dụng NNL. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế tri thức Hà Tây cần phải quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

- Nguồn nhân lực ở Hà Tây đang đứng trước tình hình là thừa lao động, thiếu việc làm, số lượng cung về lao động giản đơn rất lớn trong khi cầu về lao động lành nghề, lao động có hàm lượng trí tuệ cao nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế gây nên sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động trên thị trường. Theo số liệu đã trình bày ở trên, dân số tự nhiên ở Hà Tây còn ở mức cao, tốc độ tăng lao động vẫn diễn ra mạnh, hàng năm có khoảng 3 vạn lao động được bổ sung và cần giải quyết việc làm. Ước tính đến năm 2005 dân số Hà Tây có 2,53 triệu, lao động trong độ tuổi 1,45 triệu, đến năm 2010 dân số khoảng 2,67 triệu, lao động trong độ tuổi 1,5 triệu. Bên cạnh đó số lao động dư thừa, lao động chưa có việc làm hàng năm gần 20%. Nguồn lao động lớn lại tăng nhanh trong khi tốc độ phát triển kinh tế ở Hà Tây còn chậm, chưa có khả năng mở rộng tái sản xuất để thu hút lao động. Cơ cấu ngành nghề còn đang trong quá trình chuyển dịch và lại diễn ra chậm chạp nên sự phát triển nghề về cơ bản đã giúp giải quyết việc làm hàng năm, song vẫn thấp hơn so với yêu cầu phải giải quyết. Sự phát triển của quan hệ cung - cầu về lao động như thế dẫn đến sức ép về giải quyết việc làm ngày càng cao.

- Mặt khác, quá trình CNH, HĐH ở Hà Tây thời gian qua và sắp tới cho thấy nhu cầu đòi hỏi về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn lao động giản đơn. Ví dụ như nhu cầu của 17 cụm công nghiệp của địa


phương cần tới hàng chục ngàn lao động, khu công nghiệp Phú Cát 45.000 lao động, nhu cầu phát triển của ngành du lịch đến năm 2005 cũng cần 15.360 người và số lao động dự kiến để thực hiện phát triển thêm cho các làng nghề với chỉ tiêu hơn 200 làng nghề đạt tiêu chuẩn cũng đòi hỏi được bổ xung khoảng 3 vạn lao động được đào tạo nghề.

Số lao động cần cho quá trình phát triển chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế thị trường. Yêu cầu này đặt trước nguồn cung cấp lao động chủ yếu là lao động phổ thông có tay nghề giản đơn, lao động nhàn dỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ (số này chiếm gần 80% lực lượng lao động) cho thấy khả năng số người không có việc làm sẽ tiếp tục tăng nếu cung đào tạo nhân lực chuyên môn không đáp ứng kịp thời. Sự lệch pha này làm cho quan hệ cung cầu lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối hơn trước, ảnh hưởng đến quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH.

- Trong thực tiễn, quá trình CNH, HĐH việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện quá trình chuyển lao động thủ công thành lao động kỹ thuật sử dụng máy móc công nghệ, có chuyên môn kỹ thuật tăng. Nhưng một điều đáng lo ngại ở Hà Tây hiện nay là số thời gian lao động chưa được sử dụng của lao động nông nghiệp khá cao (gần 25%); trong số những người không có việc làm ở nông thôn thì đại bộ phận là không có nghề, không có vốn và chưa qua đào tạo; số lượng Bộ đội xuất ngũ hầu hết chưa qua đào tạo nghề, trình độ nhân lực được đào tạo lại bất hợp lý. Số lao động qua đào tạo mới đạt 21,5% nhưng nhu cầu tới năm 2005 đòi hỏi phải đạt 35% và tới 2010 phải đạt 45%. Cơ cấu trình độ lao động giữa đại học, cao đẳng - trung học chuyên nghiệp - công nhân ký thuật mới đạt tỷ lệ 4,7% - 5,2% - 2,47%. Trong khi đó theo yêu cầu của CNH, HĐH đã được lựa chọn ở Hà Tây thì tới 2005

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/01/2023