Bắc bộ có ô trũng đê viền. Vùng đồi núi phía Tây chiếm 1/3 diện tích, bao gồm phần lớn các huyện: Ba Vì, thị xã Sơn Tây, rìa tây của huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, liên kết thành một dải chạy dài theo hướng Tây bắc - Đông nam. Trừ đỉnh Vua núi Ba Vì cao 1287m và đỉnh núi Thiên Trù (Hương Sơn - Mỹ Đức) cao 378 m còn đại bộ phận là vùng đồi núi thấp. Hà Tây có nhiều khoáng sản quí, tập trung nhiều nhất ở huyện Ba Vì như vàng, đồng, pyrít, cao lanh, nước khoáng... Ngoài ra có thể kể tới đô lô nít (Quốc Oai); đá vôi ở Mỹ Đức, Chương Mỹ, đá granít ốp lát (Chương Mỹ); đất sét (Chương Mỹ, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai); than bùn (Mỹ Đức, Sơn Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ).
Rừng ở Hà Tây không nhiều (7,6% diện tích) với hai khu vực chủ yếu
là
vườn quốc gia Ba Vì và khu rừng văn hoá gắn với cảnh đẹp chùa
Hương thuộc Nhà nước quản lý.
Hà Tây có hệ thống hồ tự nhiên và nhân tạo như: Đầm Long, Suối Hai, Đồng Mô, Ngải Sơn...
Hà Tây có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Đồng Mô, chùa Hương, chùa Đậu, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian, chùa Trầm, đền Và, chùa Mía, thành cổ SơnTây
Bên cạnh cảnh quan, di tích du lịch kể trên, Hà Tây còn nổi tiếng là đất trăm nghề. Ở Hà Tây hiện nay đã có 1.116 làng nghề và theo dự kiến năm 2004 sẽ công nhận thêm 40 làng nghề nữa; trong số các làng nghề nêu trên có 160 làng được công nhận là làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn.
Hà Tây với số dân 2.489.200 người, là tỉnh có dân số lớn nhất đồng bằng sông Hồng. Tốc độ tăng dân số tự nhiên cao (1,3% năm). Gần 90% dân
số sống ở nông thôn: 2.256.464 người. Có 9 xã đồng bào dân tộc với số dân gần 30.000 người. Tỷ lệ dân số lao động/tổng số dân hơn 60%, toàn tỉnh có 1,3 triệu lao động. Hàng năm số lao động bổ sung thêm khoảng 2,5 đến 3 vạn người. Số lao đông trong độ tuổi có xu hướng trẻ hoá. Lao động trong khối cơ quan quản lý nhà nước phần đông đã tốt nghiệp đại học. Trong khối sản xuất kinh doanh cũng có nhiều kỹ sư, chuyên gia có trình độ kỹ thuật, quản lý kinh tế. Song nhìn tổng thể có thể nói: hạn chế của lao động Hà Tây là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, không qua trường lớp đào tạo; chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm, tự học hỏi hoặc chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cấp tốc, thiếu lao động có kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhất là quản lý công nghiệp, du lịch, kinh tế đối ngoại. Lao động ở nông thôn đang thiếu việc làm, quỹ thời gian làm việc chỉ khoảng 70%, phổ biến là thuần nông. Lao động thành thị chưa có nghề (12%); nghề nghiệp chưa ổn định (15%). Toàn tỉnh có khoảng 20% lao động không có hoặc thiếu việc làm [39].
Trên địa bàn Hà Tây hiện nay tất cả các xã đều có trường tiểu học. 100% số xã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học và xoá nạn mù chữ. Toàn tỉnh có 59 trường phổ thông trung học. Các huyện đều có các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp. Trên địa bàn Hà Tây có 8 trường đại học và cao đẳng; 9 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; một trung tâm dịch vụ việc làm thuộc liên đoàn lao động của tỉnh.
Hà Tây có mạng điện quốc gia đã phát triển tới tất cả các huyện và hầu hết các xã (97% số xã và 95% số hộ có điện). Hệ thống điện nông thôn chủ yếu dùng cho sinh hoạt và thuỷ lợi; sử dụng cho công nghiệp và dịch vụ chưa nhiều. Trong những năm gần đây, tỉnh Uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, và các chương trình về công tác đào tạo nghề như: Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII, thứ IX về việc nhân rộng thêm làng nghề, tạo nghề mới và đầu tư, mở mang dạy nghề. Chương trình 34 và Chỉ thị
04 về đẩy mạnh công tác đào tạo nghề. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập các quĩ khuyến nông, khuyến công. Đặc biệt để nâng cao NNL trình độ cao, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt cho một số cơ sở đào tạo trong tỉnh mở các lớp đào tạo liên kết với các trường đại học của Trung ương.
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn
Từ tổng quan những đặc điểm tự nhiên, KT - XH, môi trường thể chế có thể thấy nó chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi song cũng không ít những khó khăn đối với việc đào tạo và sử dụng NNL ở Hà Tây.
2.1.2.1. Về thuận lợi
- Hà Tây là tỉnh có tiềm năng về NNL, đất đai, tài nguyên nên có nhiều lợi thế cho sự phát triển nông nghiệp và các ngành nghề, thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH như phát triển công nghiệp, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, phát triển du lịch và làng nghề, do đó mở ra khả năng lớn cho việc khai thác sử dụng NNL.
- Sự quan tâm của tỉnh Uỷ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh đến sự phát triển giáo dục - đào tạo để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH. Tại Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ IX, tỉnh Uỷ Hà Tây đã xác định: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Huy động mọi nguồn lực cho phát triển giáo dục toàn diện, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng dạy nghề, đào tạo đội ngũ công nhân có chất lượng tay nghề cao phục vụ CNH, HĐH. Năm 2002 được xác định là năm Giáo dục của Hà Tây [20, tr.48- 49].
- Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Tây bước đầu có sự khởi sắc cùng với sự thay đổi về nhận thức của người dân về nghề nghiệp, do đó số người có nhu cầu học nghề tăng lên, đối tượng học nghề đa dạng ở nhiều độ
tuổi khác nhau, ngân sách đầu tư cho giáo dục - đào tạo nghề được tăng lên, việc xã hội hoá giáo dục cũng như đào tạo nghề bước đầu có kết quả.
- Hà Tây là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội nên gần các trường đại học, cao đẳng của quốc gia, các viện nghiên cứu và gần tam giác tăng trưởng kinh tế của đồng bằng Bắc bộ nên nhận được nhiều ảnh hưởng theo chiều thuận lợi đối với đào tạo và sử dụng NNL.
2.1.2.2. Khó khăn
- Hà Tây là tỉnh đông dân, số người trong độ tuổi lao động nhiều (1,3 triệu) hàng năm lại được bổ sung khoảng 3 vạn lao động. Đây là một tiềm năng quí đối với quá trình CNH, HĐH để phát triển KT – XH, nhưng hiện nay số lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao còn ít, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới dừng lại ở con số rất khiêm tốn: khoảng 20%. Trung bình mỗi năm ở Hà Tây có hàng chục nghìn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó mới chỉ có hơn 5.000 em thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng; hơn nữa, hàng năm Hà Tây lại tiếp đón khoảng gần 5.000 thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về xây dựng địa phương. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho đào tạo NNL để khai thác phát huy tiềm năng con người không kém phần quan trọng và khó khăn.
- Mặc dù đã có sự thay đổi nhận thức trong nhân dân cũng như các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo nghề, song còn thấp xa so với thực tế vị trí của nó trong sự nghiệp CNH, HĐH, đặc biệt là vấn đề phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và sử dụng học sinh trung học chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường.
- Sự phân bố các cơ sở đào tạo nghề chưa đều, tập trung ở thị xã Hà Đông và Sơn Tây, nguồn tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị đều thiếu và lạc
hậu trong khi nhu cầu xã hội đối với giáo dục đào tạo tăng nhanh. Hà Tây chưa có trường đại học vùng và toàn tỉnh mới có 1 trường dạy nghề.
- Ở Hà Tây, tuy đã có sự phát triển các ngành nghề và đặc biệt là các làng nghề truyền thống, nhưng số lao động và tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng chưa cao, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị chiếm 5%; hiệu quả sử dụng lao động thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng chưa phát triển theo chiều sâu.
Nhìn chung Hà Tây là nơi hội tụ nhiều tiềm năng thuận lợi về tự nhiên và xã hội để phát triển một nền kinh tế đa dạng, phong phú và có sức hút đối với các đối tác đầu tư. Hà Tây có nguồn lao động dồi dào, có nhiều làng nghề và tiềm năng du lịch lớn, đó là những nhân tố quan trọng cho việc phát triển kinh tế làng nghề, du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song để có thể khai thác tốt tiềm năng của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH cần kết hợp thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp đúng đắn về đào tạo và sử dụng NNL có vai trò rất quan trọng.
2.2. Tổng quan thực trạng đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây thời gian qua
2.2.1. Thực trạng hình đào tạo nguồn nhân lực
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung và Hà Tây nói riêng đã và đang đòi hỏi đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh để nhanh chóng đưa trình độ kỹ thuật, công nghệ lên trình độ tiên tiến hiện đại, khôi phục, phát triển và khai thác có hiệu quả các ngành, nghề trong nền kinh tế. Trong bối cảnh đó phát triển đào tạo sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu đa dạng về NNL cho nền sản xuất xã hội, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động. Trong nhiều năm qua hoạt động đào tạo NNL ở Hà Tây đã đạt được những thành tựu đáng kể sau đây:
Thứ nhất: Tình hình giáo dục phổ thông - số lượng và chất lượng nhìn nhận dưới góc độ là nguồn đầu vào của đào tạo nguồn nhân lực.
Tính đến nay hệ thống trường lớp được xây dựng rộng khắp trong toàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu học tập của nhân dân với các loại hình công lập, ngoài công lập, phương thức chính qui và không chính qui. Hà Tây là tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Trong toàn tỉnh có 755 trường phổ thông, (trong đó có 59 trường trung học phổ thông, có 2 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông), với 535.666 học sinh, trong đó học sinh trung học phổ thông là 106.756. Tính bình quân cứ 1 vạn dân có 2.152 học sinh. Năm 2004 toàn tỉnh có 132.512 học sinh thi tốt nghiệp các cấp, riêng trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông có 35.097 học sinh. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99%, chất lượng giáo dục từng bước được cải thiện, số học sinh giỏi của tỉnh hàng năm đều tăng (năm 2001: 7.214 em, năm 2002: 7.850 em, năm 2003: 8.648 em, năm 2004: 8.950 em); riêng khối trung học phổ thông năm 2002 - 2003 có
2.574 em, năm 2003 - 2004 có 2.690 em. Một số học sinh được công nhận là học sinh giỏi quốc gia: năm 2001 có 60 em, năm 2002 - 2003 có 41 em, năm 2003 - 2004 có 45 em. Từ năm 1995 đến nay, Hà Tây luôn có học sinh dự thi quốc tế và đạt huy chương. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm ngày càng tăng: năm 1996 - 1997 có 4.222 em, năm 1999 - 2000 có 5.410 em, năm 2002 có 5.518 em, đến năm 2003 có 6.802 em. Hầu hết các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đều tổ chức cho học sinh được học nghề (85%). Cơ sở vật chất phục vụ cho Giáo dục có nhiều chuyển biến, về cơ bản đã xoá bỏ được lớp học tranh tre và tình trạng học 3 ca. Tuy nhiên giáo dục phổ thông Hà Tây vẫn còn bộc lộ những yếu kém như: chất lượng giáo dục toàn diện (nhất là giáo dục đạo đức) có nhiều chuyển biến, song cần được quan tâm để đạt kết quả tốt hơn. Nhiều giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục lạc hậu, việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và giáo dục còn lúng túng, nhất là khâu thí nghiệm và thực hành. Việc phân luồng trong đào tạo còn khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số trường còn thiếu phòng học, bàn ghế và trang thiết bị dạy học. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp còn chưa được đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu của loại hình đào tạo không chính qui cho người đi học và hướng nghiệp các nghề kinh tế kỹ thuật cao cho học sinh.
nghề.
Thứ ha: Về đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
Hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo đã được hình thành và ngày càng
mở rộng. Tính đến 2003, trên địa bàn tỉnh có 6 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 9 trường dạy nghề và tham gia dạy nghề của Trung ương và của tỉnh. Có 20 trung tâm dạy nghề, 2 trung tâm dịch vụ việc làm (1 trung tâm của Liên đoàn lao động tỉnh và 1 trung tâm tư thục), cùng với hơn 1000 cơ sở dạy nghề và truyền nghề của cá nhân và tập thể. Trong 1.116 làng nghề thì có 160 làng tham gia dạy nghề do các nghệ nhân và thợ lành nghề đào tạo. Năm 2003, tỉnh thành lập thêm một số trung tâm dạy nghề ở Ứng Hoà, Thạch Thất, Hoài Đức và Trung tâm dạy nghề tư thục Hà Dương. Ngoài ra, trong tỉnh còn có hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy nghề như ở Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên và các Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp điển hình như: Ứng Hoà, Thanh Oai, Hà Đông, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây và Thường Tín.
Kết quả hoạt động của từng màng lưới dạy nghề nói trên đã làm cho số lượng lao động được đào tạo nghề qua các năm ngày càng tăng.
Bảng 2.1: Số lao động được đào tạo từ 1998 - 2003
Đơn vị tính: Người
1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tác Động Của Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Đối Với Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá
- Nội Dung Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Được Đào Tạo
- Thị Trường Lao Động Và Cơ Chế Chính Sách Tuyển Dụng
- Về Tình Hình Thu Hút Và Phân Bố Sử Dụng Lao Động
- Đánh Giá Chung Và Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực
- Tiềm Năng Nhân Lực Còn Bị Lãng Phí, Phân Bổ Sử Dụng Chưa Hợp Lý Và Hiệu Quả Sử Dụng Chưa Cao Trong Khi Yêu Cầu Khai Thác Sử Dụng Rất Lớn
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
10.120 | 14.500 | 18.100 | 21.330 | 21.370 | 23.580 |
Nguồn: Sở lao động Thương binh - Xã hội [37].
Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ lao động được đào tạo ở Hà Tây từ 11% năm 1996 lên 16,5% năm 2000; 18,1% năm 2001 lên 19,6% năm 2002 và đến năm 2003 đạt tỷ lệ 21,5%. Trong 5 năm qua kết quả dạy nghề tăng bình quân 1,9%/ năm. Kết quả này đã góp phần to lớn đáp ứng yêu cầu về bổ xung lao động qua đào tạo cho các doanh nghiệp, khôi phục phát triển làng nghề và góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động đồng thời nâng cao chất lượng lao động.
Tuy nhiên số lao động được đào tạo nghề ở Hà Tây chủ yếu là lao động qua đào tạo ngắn hạn, lao động qua đào tạo dài hạn rất ít.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động được đào tạo dài hạn và ngắn hạn
Đơn vị tính: Người
1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | |
Tổng số | 10.120 | 14.500 | 18.100 | 21.330 | 21.370 | 23.580 |
Dài hạn | 1.620 | 2.000 | 2.600 | 3.580 | 4.265 | 5.150 |
Ngắn hạn | 8.500 | 12.500 | 15.500 | 17.770 | 17.605 | 18.340 |
Nguồn: Sở Lao động Thương binh-Xã hội và Uỷ ban Nhân dân tỉnh [37], [45].
Từ số liệu trên cho thấy, số lượng đào tạo ngắn hạn năm 2001 chiếm 83,22% trên tổng số người được đào tạo, số được đào tạo dài hạn là 16,8% và đến năm 2003 là 21,9%. Có thể nói cho đến nay, Hà Tây về cơ bản đã đáp ứng được việc đào tạo nghề ngắn hạn (85%) số còn thiếu là 15% do các cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh đào tạo. Ở Hà Tây, các ngành nghề được đào tạo khá đa dạng và phong phú. Có thể khái quát ở 6 nhóm ngành như: cơ khí, điện, tin học, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ và nghề làm