của một bộ phận đáng kể lực lượng lao động xã hội mà trong đào tạo nhất thiết phải tính đến.
+ Trong mỗi giai đoạn phát triển của CNH, HĐH, sự biến đổi về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ lại luôn thúc đẩy sự phát triển chất lượng của NNL và đòi hỏi NNL qua đào tạo ngày càng nhiều và với chất luơng cao.
+ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá con là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu giải phóng và phát triển con người một cách toàn diện. Điều đó tác động không nhỏ đến mục tiêu đào tạo toàn diện NNL cho CNH, HĐH đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, nhanh chóng đổi mới đưa kỹ thuật công nghệ của nền sản xuất lên trình độ tiên tiến, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng trong GDP và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tỷ trọng và số tuyệt đối của lao động nông nghiệp giảm, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp và dịch vụ tăng. Đặc biệt CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đòi hỏi vệc đào tạo NNL không chỉ đáp ứng yêu cầu về chất lượng mà ngày càng phải tiến dần tới sự đáp ứng yêu cầu về số lượng, qui mô, cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và cho các lĩnh vực quản lý xã hội và sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động và sức cạnh tranh của lao động nước ta. Vì vậy việc đào tạo NNL phải làm tốt công tác dự báo, phải điều chỉnh qui hoạch đào tạo; bồi dưỡng thường xuyên NNL bao gồm cả đào tạo CĐ ĐH, THCN và đào tạo nghề với các cấp trình độ bán lành nghề, lành nghề, trình độ cao cho các ngành, các lĩnh vực KT - XH để khắc phục sự bất cập về trình độ, qui mô, cơ cấu của NNL hiện nay để có thể tiếp thu sử dụng công nghệ hiện đại mới. Vấn đề này đã được nêu trong kết luận của Hội nghị Trung ương 6: "Điều chỉnh cơ cấu đào tạo,
tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao" [18, tr.129].
Như vậy, vấn đề đào tạo NNL ở nước ta vừa phải đáp ứng yêu cầu chất lượng vừa phải đáp ứng yêu cầu số lượng, qui mô, cơ cấu trình độ và thực tiễn phát triển của các ngành nghề trong các lĩnh vực khác nhau, trên địa bàn lãnh thổ khác nhau. Điều đó có nghĩa là đào tạo NNL phải gắn với nhu cầu thực tiễn; nhu cầu NNL cần sử dụng để giải quyết sự mất cân đối "rất thiếu nhưng rất thừa nhân lực hiện nay" như định hướng của Hội nghị Trung ương 6, khoá IX: "Nâng cao chất lượng và hiệu quả Giáo dục. Phát triển qui mô Giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển KT - XH, đào tạo với sử dụng" [18, tr. 126].
Thứ hai: Đối với sử dụng nguồn nhân lực.
Đào tạo và sử dụng NNL là hai mặt của sự phát triển. Khi xác định chiến lược phát triển đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH Đảng ta đã chỉ rõ những nguồn lực làm cơ sở cho việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là con người Việt Nam, nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất và tiềm lực khoa học kỹ thuật vốn có và các nguồn lực ngoài nước (vốn, thị trường, công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Nhưng các nguồn lực đó tự nó không thể tham gia vào các quá trình KT - XH bởi phần lớn mới ở dạng tiềm năng. Để thực hiện được mục tiêu của CNH chúng ta không thể không khai thác, sử dụng phát huy tối đa nguồn lực lâu bền và quan trọng nhất đó là NNL vì chỉ có con người mới có thể tác động khai thác các nguồn lực đó biến nó ở dạng tiềm năng thành hiện thực. Hơn nữa, nguồn lực con người không chỉ quyết định sử dụng hiệu quả việc khai thác các nguồn lực tự nhiên mà còn góp phần tạo ra các nguồn lực mới. Như Mác - Ăngghen đã nói: "Những con người có năng
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 1
- Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hà Tây - 2
- Nội Dung Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Được Đào Tạo
- Thị Trường Lao Động Và Cơ Chế Chính Sách Tuyển Dụng
- Tổng Quan Thực Trạng Đào Tạo Và Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Ở Hà Tây Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng các nguồn lực tự nhiên cho sự phát triển xã hội..." [32, tr.474-475].
Đào tạo NNL đông đảo có trình độ chuyên môn là một vấn đề quan trọng nhưng việc sử dụng NNL đó như thế nào để phát huy được mọi tiềm năng của nó đặc biệt là tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo lại càng quan trọng hơn. Điều này đã được khẳng định thông qua kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực và thế giới. Vấn đề thực tiễn đặt ra cho nước ta hiện nay là với một nguồn lực lao động dồi dào nhưng còn có những điểm bất cập về trình độ, cơ cấu, sự phân bổ lao động trong các ngành, vùng chưa hợp lý nhưng lại phải khắc phục sự tụt hậu quá xa về kinh tế kỹ thuật bởi vậy cần phải có chính sách phân công lao động hợp lý để có thể thu hút được tất cả lực lượng lao động xã hội, tạo điều kiện cho mọi người đều có việc làm, có cơ hội để cống hiến sức lực trí tuệ của mình cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lực lượng lao động xã hội phải được xem như một tổng thể nằm trong một cơ cấu lao động thống nhất. Ở đó, mỗi cá nhân người lao động được sử dụng đúng trình độ chuyên môn kỹ thuật, đúng công việc mà mình yêu thích theo hướng toàn dụng lao động. Mặt khác dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lao động trí tuệ trở thành đặc trưng, với ý nghĩa đó việc khai thác phát huy tiềm năng lao động trí tuệ trở thành yêu cầu cơ bản nhất của sử dụng NNL qua đào tạo để bảo đảm năng suất, hiệu quả lao động cao. Trong điều kiện nền kinh tế mở, quan hệ phân công và hợp tác lao động quốc tế ngày càng mở rộng, việc sử dụng NNL càng mang tính mở rộng, tính quốc tế hoá cao. Nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài ở mỗi quốc gia trên thế giới hiện nay rất đa dạng về chủng loại, cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn, do vậy việc xuất khẩu lao động là một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng cần được chú ý tới trong việc khai thác sử dụng lao động. Xuất
khẩu lao động - một mặt nhằm giải quyết việc làm, giảm bớt những căng thẳng về lao động dư thừa trong nước, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho nhà nước và mặt khác, đây còn là con đường để đào tạo nguồn lao động cho quốc gia. Nên nhà nước cần có chính sách và sự quan tâm thích đáng cho hoạt động xuất khẩu lao động để khai thác lợi thế nguồn lao động dồi dào phục vụ quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Như vậy khai thác sử dụng, phát huy tối đa và hiệu quả NNL là điều kiện quan trọng trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy quá trình CNH, HĐH ở nước ta nói chung và quá trình CNH, HĐH ở Hà Tây nói riêng hiện nay đòi hỏi phải đào tạo NNL chất lượng cao và khai thác sử dụng một cách hiệu quả NNL đó mà CNH, HĐH với tư cách thuộc phía cầu của NNL trên thị trường lao động ở nước ta.
1.1.2.2. Sự tác động của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nguồn nhân lực, nhất là NNL qua đào tạo là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của việc nhận thức, lĩnh hội và sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất, thúc đẩy CNH, HĐH và phát triển KT - XH như Lênin nói: "Nếu không có các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất thì không thể nào có bước chuyển lên xã hội XHCN" [29, tr.362]. NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, một yếu tố không thể thiếu của quá trình CNH, HĐH, được Lênin viết: "Việc điện khí hoá không phải do những người mù chữ thực hiện được mà chỉ biết chữ thôi thì không đủ... điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một nền học vấn hiện đại và nếu không có nền học vấn hiện đại đó thì chủ nghĩa Cộng sản chỉ là nguyện vọng mà thôi" [29, tr.364- 365]. Theo Lênin cái quyết định cho sự thắng lợi của trật tự xã hội mới
đối với xã hội cũ là năng suất lao động bởi vậy muốn đạt được năng suất lao động cao thì cần phải thực hiện sự phát triển NNL Từ ý tưởng đó có thể thấy để nâng cao năng suất lao động trước hết phải nâng cao trình độ tiến bộ của nền giáo dục và văn hoá của đông đảo quần chúng nhân dân tiếp đến phải nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động, năng cao tài khéo léo và trình độ thành thạo của NNL. Trên cơ sở nhận thức lý luận và thực tiễn Đảng ta đã chỉ rõ những nguồn lực làm cơ sở cho quá trình CNH, HĐH đất nước là nguồn lực con người Việt Nam, nguồn lực tự nhiên, cơ sở vật chất, tiềm lực khoa học công nghệ, các nguồn lực ngoài nước nhưng trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất". Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ... đó là nguồn lực quan trọng" [11, tr.5]. Sở dĩ như vậy vì NNL qua đào tạo là lực lượng duy nhất có khả năng phát hiện, xác định mục tiêu, nội dung và các giải pháp đúng đắn để tiến hành CNH, HĐH. Mặt khác NNL qua đào tạo có ưu thế hơn hẳn các nguồn lực khác, nó có khả năng tái sinh và tự sản sinh nên nó là nguồn lực không bao giờ cạn như một tác giả đã viết chỉ có con người và tri thức của con người là không bao giờ cạn: "Tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết " [1,tr.41].
Chính vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Phương hướng chủ yếu phát triển trí tuệ của con người Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực khoa học công nghệ đào tạo để nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" [13, tr.28]. Đến Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII Đảng ta nhấn mạnh rằng: "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển Giáo dục đào tạo, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh và bền vững" [14, tr.19].
Thực tiễn của nước ta và các nước đi trước đã chứng minh quá trình CNH, HĐH diễn ra với tốc độ nhanh hay chậm, hiệu quả cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết tuỳ thuộc vào chất lượng NNL bởi nền kinh tế thế giới đã phát triển theo hương kinh tế tri thức, yếu tố tri thức đã chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản phẩm, tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm chỉ còn 1/10, trí tuệ được coi là thước đo trình độ CNH và động lực của quá trình phát triển. Mặt khác trong xu thế toàn cầu hoá và việc mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế hiện nay, các nước có thể khắc phục sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ thông qua con đường chuyển giao, khắc phục sự thiếu vốn qua con đường nhập khẩu hoặc gia tăng nguồn vốn bằng cách vay từ ngân hàng, quỹ phát triển của thế giới, nhưng không thể khắc phục hoàn toàn sự yếu kém về NNL qua nhập khẩu lao động hay vay mượn khả năng sáng tạo của con người. Vì vậy, Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm tới việc đầu tư phát triển NNL qua đào tạo. Tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra rằng: "Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, coi phát triển Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH, HĐH" [17, tr.91].
Tóm lại, những quan điểm trên cho thấy NNL qua đào tạo có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của CNH, HĐH và sự phát triển KT - XH. Vì vậy phải chăm lo đào tạo NNL đặc biệt cần quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và trình độ NNL để hướng tới sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Cần ý thức sâu sắc rằng đầu tư cho Giáo dục đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển; Giáo dục đào tạo phải thật sự trở thành quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người kịp thời và phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH. Xét một cách tổng thể việc đào tạo NNL phải đáp ứng yêu cầu giải quyết mối quan hệ cung - cầu lao
động cả số lượng, chất lượng, cơ cấu, hạn chế tối đa việc dư thừa bất hợp lý về lao động đã đào tạo trên tất cả các lĩnh vực. Trước hết phải tạo ra được những con người có khả năng để đảm nhận và hoàn thành công việc ở cương vị công tác theo sự phân công lao động xã hội. Đó là những con người vừa có tài vừa có đức. Theo tiêu chí của tài và đức thì hệ thống các cơ sở đào tạo NNL phải làm thế nào để người học sau khi được đào tạo phải được trang bị kiến thức văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo thực hành, có năng lực hợp tác trong mọi hoạt động, có năng lực nhận thức, vận dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, hiểu và biết vận dụng đường lối chính sách của Đảng, biết lựa chọn các giải pháp tối ưu cho các hoạt động của mình...đồng thời phải có phẩm chất đạo đức tốt, biết đặt lợi ích của cộng đồng xã hội lên trên lợi ích cá nhân, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, ý thức tự hào và phát huy truyền thống dân tộc, ý chí vươn lên để thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu.
1.2. Nội dung, nhân tố ảnh hưởng và vai trò đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
1.2.1. Nội dung của đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
1.2.1.1. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực
Nước ta bắt đầu thực hiện CNH, HĐH với một xuất phát điểm thấp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu (72 % dân số làm nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 50 % GDP) chưa có lợi thế về chỉ số phát triển con người. Tốc độ nâng cao dân trí ở nước ta trong nhiều năm qua còn rất chậm. Với mặt bằng dân trí thấp thì số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao cũng như số người có học vấn đại học và sau đại học còn ít, phần đông số người lao động chưa qua đào tạo về nghề nghiệp. Đây là một khó khăn lớn cho việc tiếp thu khoa học công nghệ mới nhằm đạt tới mục tiêu CNH, HĐH. Mặt khác do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển theo hướng
kinh tế tri thức với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới nên lợi thế về lao động giản đơn đang mất dần ý nghĩa nhường chỗ cho lao động trí tuệ. Do đó nội dung giáo dục đào tạo nhằm chuẩn bị NNL chất lượng cho tương lai được xác định theo hướng "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội, tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý trí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc " [16, tr.114]. Như đã biết, sự nghiệp CNH, HĐH đang đặt ra yêu cầu và đòi hỏi rất cao và đa dạng, phong phú cả về nội dung và phương thức đối với việc đào tạo NNL ở nước ta hiện nay. Nội dung đào tạo NNL ở nước ta không chỉ là những kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ mà còn bao hàm cả đạo đức, truyền thống dân tộc. Nội dung các tri thức cấu thành chương trình đào tạo, các loại nhân lực cũng phải bao hàm sự kế thừa các yếu tố truyền thống, tiếp cận các trí thức hiện đại và tính tới sự phát triển. Đào tạo chuyên môn, trình độ học vấn cho mỗi người là rất quan trọng để tạo điều kiện cho họ có khả năng lao động, khả năng đảm nhận một công việc nào đó trong xã hội. Còn đào luyện "Đức" chính là tạo ra cái gốc, yếu tố cơ bản đem lại sức khoẻ về tinh thần để làm người có văn hoá, có tài. Đến lượt nó lại trở thành động lực thúc đẩy người lao động có những quyết định đúng đắn và hiệu quả trong hoạt động của họ, giúp họ biết hợp tác với ai, biết làm cái gì, làm vì ai và sẽ làm như thế nào. Nội dung của đào tạo NNL được thực hiện qua nhiều cấp bậc học với các mức độ khác nhau. Nhưng tác giả quan tâm chú ý đến nhiều hơn tới bậc đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, đào tạo đại học, cao đẳng nên đã phân một cách khái quát qua các cấp bậc sau đây: