Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Một Địa Phương


nghề truyền thống, bảo vệ vùng sinh thái. Từ đó hấp thụ những yếu tố văn minh của nhân loại nhằm nâng cao dân trí, tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong nhân dân… Điều này quyết định sự phát triển cân đối về nhân cách của mỗi cá nhân trong toàn xã hội.

- Hoạt động du lịch làm tăng khả năng lao động, trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

- Hoạt động du lịch góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm, có nghĩa là làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

- Các hoạt động du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Hoạt động du lịch đóng vai trò như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh giao lưu quốc tế, giúp cho nhân dân các nước hiểu biết thêm về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc, qua đó tranh thủ sự đoàn kết giúp đỡ của các nước.

- Ngoài ra du lịch còn giúp cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc có hiệu quả, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội.

Như vậy, hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.

1.1.2. Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch

- Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, không thể tách rời nhau và là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Muốn hoạt động du lịch phát triển, thì quốc gia đó, địa phương đó phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia cùng phát triển, không xem nhẹ bên nào. Bởi vì, nếu thiếu một trong những bên tham gia thì hoạt động du lịch sẽ không hiệu quả, thậm chí không tồn tại.

- Du lịch và kinh doanh du lịch có các loại hình sau:

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch tại tỉnh Thái Nguyên - 3


+ Kinh doanh lữ hành nội địa.

+ Kinh doanh lữ hành quốc tế.

+ Kinh doanh lưu trú du lịch.

+ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch.

+ Kinh doanh các khu du lịch, điểm du lịch.

+ Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.

1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đối với một địa phương

1.1.3.1. Về kinh tế

Du lịch phát triển sẽ tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương có hoạt động du lịch từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của các địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn.

Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành, là cơ sở cho các ngành khác (giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) phát triển. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch còn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa. Mặt khác, sự phát triển của du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác.

1.1.3.2. Về chính trị

Du lịch thể hiện vai trò to lớn như một nhân tố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch có những chủ đề khác nhau, như "Du lịch là giấy thông hành của hòa bình" (1967), "Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người" (1983)... các chủ đề này đã kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các


dân tộc.

1.1.3.3. Về văn hóa, xã hội

Du lịch góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế vùng có hoạt động du lịch và giảm quá trình đô thị hóa. Thông thường tài nguyên du lịch tự nhiên có ở các vùng hẻo lánh, xa xôi, vùng ven biển... Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phải đầu tư về mọi mặt giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa - xã hội... Do vậy mà việc phát triển du lịch sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng đó, giảm đi sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, đồng thời cũng góp phần làm giảm đi sự tập trung dân cư ở những trung tâm dân cư.

Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho đất nước về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục, tập quán... nơi họ đã đến mà không phải mất tiền.

Thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết, do đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch cho tương lai của con người - khách du lịch.

Trong thời gian đi du lịch, khách thường sử dụng các dịch vụ, hàng hóa và thường tiếp xúc với dân cư địa phương. Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, văn hóa của cả khách và người bản xứ được trao đổi và nâng cao. Du lịch còn làm phong phú thêm khả năng thẩm mỹ của con người khi họ được tham quan các kho tàng mỹ thuật của một đất nước.

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu nước, giữ gìn và nâng cao truyền thống của dân tộc. Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãn cảnh... người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình.

Ngoài ra, việc phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác và bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề


thủ công truyền thống, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội.

1.1.3.4. Về môi trường sinh thái

Tạo môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động của con người.

Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Lúc này đòi hỏi con người phải tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối quan hệ chặt chẽ. Một mặt xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch, nhưng mặt khác lại phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động phá hoại của các dòng khách du lịch và việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối liên quan gần gũi với nhau.

1.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

1.2.1.1. Quan niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch rất đa dạng và luôn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước để duy trì và phát triển. Việc thành công hay thất bại của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào khung khổ pháp lý và những chính sách thích hợp với điều kiện và trình độ phát triển của đất nước. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là một vấn đế cần thiết được đặt lên hàng đầu. Hơn nữa du lịch ở Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển, còn gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn do vậy rất cần có sự định hướng của Nhà nước để du lịch phát triển. Có thế kết luận rằng hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước bởi vì:

- Một mặt, do những khuyết tật và hạn chế của cơ chế thị trường gây nên. Mặt khác, do Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, thể hiện ở việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cũng như đối với ngành kinh tế du lịch nói riêng


trong từng thời kỳ. Nhà nước còn điều tiết, can thiệp vào các quan hệ du lịch nhằm đảm bảo sự ổn định thị trường, giá cả và sự phát triển bền vững của ngành.

- Quản lý nhà nước về hoạt động du lịch tạo ra sự thống nhất trong tổ chức và phối hợp các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch. Đồng thời, chỉ có sự quản lý thống nhất của Nhà nước về hoạt động du lịch mới giúp cho việc khai thác các thế mạnh của từng vùng, từng địa phương đạt kết quả, hơn nữa lại phát huy lợi thế so sánh của quốc gia trong phát triển du lịch quốc tế.

- Ngoài ra, du lịch còn là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Nó liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Do vậy, cần thiết phải có sự quản lý của Nhà nước để điều hòa mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, các lĩnh vực có liên quan.

Tóm lại: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là hoạt động sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra... của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước tại địa bàn tỉnh đối với lĩnh vực du lịch trên cơ sở nhận thức vai trò,vị trí và đặc điểm kinh tế - văn hóa - lịch sử, chuyên môn của ngành du lịch để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài tỉnh, nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao nhất. [27]

1.2.1.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

Một là, Nhà nước là người tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch diễn ra trong nền kinh tế thị trường.

Xuất phát từ đặc trưng của nền kinh tế thị trường là tính phức tạp, năng động và nhạy cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một chủ thể có tiềm lực về mọi mặt để đứng ra tổ chức và điều hành, chủ thể ấy không ai khác chính là Nhà nước - vừa là người quản lý, vừa là người tổ chức hoạt động du lịch. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, Nhà nước phải đề ra pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,... và sử dụng các công cụ này để tổ chức và quản lý hoạt động du lịch. Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, làm cho các quan hệ kinh tế rất đa dạng, ngày càng phức tạp. Hơn nữa, trước sức ép của cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận, càng làm cho các quan hệ kinh tế - xã hội trở nên sôi động, quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, để định hướng cho sự phát


triển của hoạt động du lịch, đòi hỏi nhà nước phải có cơ chế, chính sách và đặc biệt là pháp luật để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch nhằm bảo vệ lợi ích của nhả nước, của xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức khi tham gia vào các hoạt động du lịch, việc quy định pháp luật cũng như cách thức sử dụng pháp luật để quản lý hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới phải có những thay đổi phù hợp, linh hoạt.

Hai là, hệ thống công cụ như pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... phát triển du lịch là cơ sở, là những công cụ để Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động du lịch.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động du lịch diễn ra hết sức phức tạp với sự đa dạng về chủ thể, về hình thức tổ chức và quy mô hoạt động... Dù phức tạp thế nào đi chăng nữa, sự quản lý của Nhà nước cũng phải bảo đảm cho hoạt động du lịch có tính tổ chức cao, ổn định, công bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, Nhà nước phải ban hành pháp luật, đề ra các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch... và dùng các công cụ này tác động vào lĩnh vực du lịch. Nhờ có các công cụ đó mà các cơ quan nhà nước, các tổ chức, và mọi công dân tham gia hoạt động du lịch được vận hành theo đúng quỹ đạo, đảm bảo được kỷ cương trong lĩnh vực du lịch.

Với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ từ xây dựng, ban hành pháp luật đến việc tổ chức thực hiện pháp luật, đồng thời nhà nước còn thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch.

Với tư cách là đối tượng quản lý, hoạt động du lịch phải được tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với tư cách là cơ sở và công cụ để nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, thống nhất, là chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận động, phát triển và để chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng bị quản lý.

Ba là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch đòi hỏi phải có một bộ

máy Nhà nước mạnh, có hiệu lực, hiệu quả và một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước


có trình độ, năng lực thật sự.

Nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với những quan hệ kinh tế mới rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi chúng ta đã là một thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và mục tiêu toàn cầu hóa được các các quốc gia hướng tới thì nhu cầu có một bộ máy nhà nước nước mạnh với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp và một đội ngũ cán bộ QLNN có trình độ, năng lực thực thi không chỉ là yêu cầu mà còn là thách thức đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch phải tạo được những cân đối chung, điều tiết được thị trường, ngăn ngừa và xử lý những đột biến xấu, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mọi hoạt động du lịch phát triển, xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Và để thực hiện tốt điều này thì tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước không thể khác hơn là phải được tổ chức thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả từ trung ương đến địa phương.

Bốn là, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch còn xuất phát từ chính nhu cầu khách quan của sự gia tăng vai trò của chính sách, pháp luật... trong nền kinh tế thị trường với tư cách là công cụ quản lý.

Hoạt động du lịch với những quan hệ kinh tế rất đa dạng và năng động đòi hỏi có một sân chơi an toàn và bình đẳng, đặc biệt khi lượng khách du lịch tăng cao. Trong bối cảnh đó, phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế và luật pháp trong khu vực. Đây là sự thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi mọi quan hệ hợp tác dù bất kỳ đối tác nào thì cũng cần và chỉ có thể dựa trên cơ sở pháp luật.

1.2.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch

1.2.2.1. Vai trò định hướng

- Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định hướng hoạt động du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chương trình, dự án cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.


- Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch.

- Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phương hướng hình thành phương án chiến lược, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trường.

1.2.2.2. Vai trò tổ chức và phối hợp

- Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nước, nhằm đưa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

- Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức quản lý du lịch của trung ương, tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).

- Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này được thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh tế, thương mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phương thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch, đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết.

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch.

1.2.2.3. Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường

- Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức năng này, một

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí