Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 15


mạnh về tài nguyên du lịch của mình. Sản phẩm du lịch còn thiếu sự đa dạng, bị trùng lặp và chất lượng còn hạn chế. Sản phẩm du lịch cạnh tranh hơn cần được xây dựng dựa trên lợi thế so sánh của các vùng và các nguyên tắc về phát triển du lịch có trách nhiệm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch, có thể xem xét đến các đề xuất sau:

- Các địa phương cần phối hợp, hợp tác với nhau để lựa chọn phát triển các loại hình du lịch thể hiện đầy đủ nhất giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch trong vùng.

- Nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng cảu môi trường tự nhiên, nét đặc sắc về văn hóa, lịch sử hình thành nên sản phẩm du lịch Việt Nam, đặc biệt chú trọng tới du lịch nghỉ dưỡng biết, du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử.

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường khách du lịch có khả năng thanh toán cao.

- Gấp rút xây dựng và triển khai một chiến lược phát triển thị trường du lịch một cách tổng thể, hướng tới các mục tiêu dài hạn, đi kèm với một chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch ấn tượng, hiệu quả.

- Nhà nước cần ban hành và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ người tiêu dùng khách du lịch, bảo vệ môi trường du lịch, các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ du lịch, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên cả cấp độ quản lý và lao động nghề trong phạm vi cả nước.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Với tiềm năng và nhiều lợi thế để xây dựng và phát triển ngành du lịch Ninh Bình thành một thành phố du lịch trọng điểm của khu vực phía Bắc. Tuy nhiên với những gì đang và đã diễn ra đối với ngành du lịch Ninh Bình thì vẫn là một thách thức không hề nhỏ. Để tận dụng được cơ hội và các điểm mạnh của mình, ngoài những vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ du lịch.

Phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình - 15

Để nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch thì ngành du lịch Ninh Bình cần có phương án cụ thể xây dựng mô hình chuỗi giá trị du lịch. Có như vậy du lịch Ninh Bình mới thực sự phát triển. Khả năng cạnh tranh cao và thu hút nhiều du khách, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội đóng góp lớn hơn nữa vào nền kinh tế của tỉnh.

Để đạt mục tiêu trên, bên cạnh việc phát huy nội lực, Ninh Bình sẽ tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh thành, đặc biệt với các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong công tác phát triển du lịch, qua đó tạo sự liên kết, bổ sung cho nhau, tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Ngành du lịch phải có những giải pháp kịp thời như: Phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đi đôi với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phát triển thị trường xúc tiến quảng bá thương hiệu, gắn liền với đầu tư và chính sách phát triển đồng thời tích cực triển khai thực hiện hợp tác, liên kết về du lịch, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và liên quan đến du lịch.


KẾT LUẬN


Ninh Bình là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, là "địa linh" độc đáo. Toàn tỉnh có 975 di tích, trong đó có 80 di tích đã được xếp hạng quốc gia. Là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc văn hoá làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng và những tiềm năng được thiên nhiên ban tặng, Ninh Bình đang khẳng định là điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mời gọi du khách muôn phương.

Trong thời gian qua du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tựu nhất định. Du lịch Ninh Bình đang đứng trước những cơ hội và thách thức, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng với tiềm năng, nên tác giả mạnh dạn nghiên cứu thực trạng du lịch Ninh Bình trong giai đoạn 2012 - 2014 để đề ra phương hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch tỉnh Ninh Bình. Chuỗi giá trị là một mô hình hết sức cần thiết trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, mô hình chuỗi giá trị sẽ luôn là chủ đề nóng trong thời gian tới. Trong lĩnh vực Du lịch thì chuỗi giá trị sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tạo tiền đề phát triển ngành du lịch. Để du lịch Ninh Bình thực sự phát triển thì còn nhiều việc phải làm và một trong những việc đó là thực hiện phát triển mô hình chuỗi giá trị vào việc phát triển du lịch.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ thì khả năng bao quát toàn diện các vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực phát triển du lịch không thể tránh khỏi khiếm khuyết. Hi vọng rằng Luận văn này sẽ có đóng góp nhất định vào việc phát triển du lịch tại Ninh Bình.

Tác giả rất mong nhận được những góp ý quý báu của các thầy, cô


giáo, các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài này. Hi vọng rằng tác giả sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện có hiệu quả để có cơ hội tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này./.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Ngọc Bảo (2006), “ Khu Tam Cốc- Bích Động: Thành công nhờ mô hình mới”, Tạp chí du lịch Việt Nam

2) Ban nghiên cứu hành động chính sách (2007), Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo, Trung tâm thông tin ADB, Hà Nội

3) Cục thống kê Ninh Bình (2013), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2014.

4) Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (2007), Value Links Mannual

5) Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6) Trịnh Quang Hào (2008), Nghiên cứu quy định tạm thời quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch Ninh Bình

7) Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

8) Kaplinsky R. và Morris M. (2001), Value Chain

9) Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2006), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nxb. Hà Nội

10) Rober thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội.

11) Sở Du lịch Ninh Bình (2006), “Báo cáo tóm tắt dự án bổ sung quy hoạch khu du lịch Tam Cốc- Bích Động đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

12) Tỉnh ủy Ninh Bình (2009), Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh


về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

13) Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2005), Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 15- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

14) Phạm Thị Hoàn Nguyên (2011), Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ đại dương tại Tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại Học Nha Trang)

15) Lê Thị Vân (2006), Giáo trình văn hóa Du lịch,Nxb.Hà Nội

16) Website của du lịch Ninh Bình (www.ninhbinhtourism) – CPCC,1999. Báo cáo Cúc Phương: Bản tin dự án bảo tồn Cúc Phương, tập 2,(5).

17) Website của du lịch Việt Nam (www.dulichvietnam.com.vn).

18) Trang web: www. http://vi.wikipedia.org/

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí