Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 8

40


Lý thuyết năng lực động giải thích sự hình thành của ba nguồn lực doanh nghiệp: ĐHTT, ĐHHH và sự đổi mới. Lý thuyết này cũng giải thích mối quan hệ giữa 3 nguồn lực này với KQKD (Teece, 1997). Khi nguồn lực trở thành năng lực động sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trước tác động của yếu tố môi trường, thành phần thứ nhất của lý thuyết IO (structure market), doanh nghiệp cần nhận thức về mức độ tác động của môi trường. Lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết IO (cụ thể là thành phần thứ hai – thực thi chiến lược (Conduct)) sẽ giải thích hành vi của doanh nghiệp trong việc triển khai chiến lược, đó là ĐHTT, ĐHHH, và sự đổi mới. Tuy nhiên, sự thực thi ba chiến lược về nguồn lực không hề dễ dàng, doanh nghiệp cần đòi hỏi kiến thức được áp dụng trong nội bộ của tổ chức. Lý thuyết kiến thức được giải thích quá trình thực hiện chiến lược về nguồn nhân lực nhằm tạo ra KQKD tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết IO cũng được sử dụng để giải thích rằng, khi doanh nghiệp thực thi chiến lược sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Trong lý thuyết IO, luận án sử dụng chính nhằm giải thích sự tồn tại của khái niệm nghiên cứu yếu tố MTKD và vai trò điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới đến KQKD của doanh nghiệp. Đây là điểm mới của luận án được vận dụng trong mô hình nghiên cứu này.

2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Inkumsah, Abdul-Hamid và Angenu (2021) nghiên cứu đánh giá tác động của định hướng học tập đối với sự phát triển dịch vụ sáng tạo, tăng trưởng kinh doanh và lợi nhuận trong lĩnh vực bảo hiểm. Nghiên cứu dựa trên quan điểm lý thuyết nguồn nhân lực (RBV) và năng lực động của công ty. Ba trăm năm (305) nhà quản lý cấp trung và cấp cao nhất của các công ty bảo hiểm, công ty môi giới và bảo hiểm ở Ghana đã được khảo sát. Các phát hiện chỉ ra rằng cam kết học tập và chia sẽ tầm thuộc định định hướng học tập tác động tích cực và đáng kể đối với các hoạt động phát triển dịch vụ đổi mới. Tương tự, kết quả cũng cho thấy việc phát triển

41


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

dịch vụ đổi mới có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu cho rằng cam kết học hỏi và chia sẻ tầm nhìn đòi hỏi các công ty bảo hiểm, nhà môi giới và bảo hiểm phải chủ động hơn trong việc giới thiệu các hoạt động phát triển dịch vụ sáng tạo.

Phorncharoen (2020) nghiên cứu xem xét mô hình mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong kinh doanh bất động sản Thái Lan. Với 555 mẫu của các doanh nhân được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Một bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu và phân tích với SEM. Mô hình được tạo là phù hợp. Kết quả cho thấy có ý nghĩa thống kê rằng ĐHTT (MO) đã ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động, tính đổi mới (IN) và định hướng học tập (LO) (p <0,001). Định hướng học tập có ảnh hưởng tích cực đến tính đổi mới (p <0,05) nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu quả hoạt động (p> 0,05). Cuối cùng, tính đổi mới đã ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động (p <0,001). Ngoài ra, định hướng học tập là trung gian giữa ĐHTT và tính đổi mới. Các yếu tố tiền định (MO, IN và LO) đã hợp tác giải thích mô hình mối quan hệ nhân quả ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ở mức 62,80%. Do đó, các doanh nhân có thể đạt được hiệu quả hoạt động bằng cách xem xét và thực hiện chủ yếu các hoạt động liên quan đến ĐHTT và đổi mới.

Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 8

Amin (2015) nghiên cứu kiểm định tác động của định hướng kinh doanh và định hướng học tập lên KQKD của các DNVVN. Tổng số 200 DNVVN từ lĩnh vực điện tử và 250 DNVVN từ các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống đã được chọn ngẫu nhiên. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các khía cạnh định hướng kinh doanh (tính đổi mới, tính chủ động và chấp nhận rủi ro) và định hướng học tập có mối quan hệ đáng kể với KQKD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bối cảnh này, định hướng kinh doanh đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động của các DNVVN khi việc học tập định hướng được xem là đầu tư và là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của các DNVVN.

- Pardi và cộng sự (2014) với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của ĐHTT và định hướng kinh doanh tới ĐHHH, đổi mới, lợi thế cạnh canh và KQKD”.

42


Đối tượng khảo sát là chủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Java, Indonesia. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra và giải thích kết quả của ĐHTT theo ĐHHH, đổi mới và KQKD; ĐHHH theo hướng đổi mới, lợi thế cạnh tranh và KQKD; định hướng kinh doanh theo hướng học hỏi, lợi thế cạnh tranh, và KQKD; đổi mới lợi thế cạnh tranh, và KQKD, và lợi thế cạnh tranh để thực hiện kinh doanh. Trong cuộc khảo sát, các bảng câu hỏi được phân phối ngẫu nhiên đến 97 chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Java, Indonesia với tư cách là người trả lời nghiên cứu. Hơn nữa, dữ liệu được phân tích bằng phân tích SEM dựa trên phương sai sử dụng phần mềm GSCA. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát bảng hỏi.



Định hướng

thị trường

Đổi mới

Định hướng

học hỏi

Kết quả

kinh doanh

Định hướng

cạnh tranh

Lợi thế

cạnh canh


Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Pardi và cộng sự (2014)

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng: ĐHTT không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tiếp thị; ĐHTT ảnh hưởng đáng kể đến ĐHHH; ĐHTT ảnh hưởng đáng kể đến sự đổi mới; ĐHHH ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh; ĐHHH ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh; ĐHHH không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tiếp thị; định hướng cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến ĐHHH; định hướng cạnh tranh ảnh hưởng lợi thế cạnh tranh; định hướng kinh doanh không ảnh hưởng

43


đến hiệu suất tiếp thị; đổi mới ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh; đổi mới ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tiếp thị và lợi thế cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tiếp thị.

Hạn chế của nghiên cứu: thứ nhất, dữ liệu chính được thu thập bằng cách tự đánh giá nhận thức của người trả lời về các biến số nghiên cứu, do đó có khả năng sai lệch trong câu trả lời của người trả lời; thứ hai, nghiên cứu này là nghiên cứu cắt ngang, do đó nó không thể thấy được động lực của các đối tượng nghiên cứu theo thời gian, đặc biệt là liên quan đến các biến thị trường, định hướng kinh tế, và ĐHHH, kết quả chỉ có thể được đo lường trong thời gian dài.

- Mahmoud Abdulai Mahmoud và cộng sự (2016) với đề tài nghiên cứu

“ĐHTT, ĐHHH và KQKD: Vai trò trung gian của đổi mới”.

Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý cấp cao của các ngân hàng ở Ghana.

Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và đổi mới; đánh giá vai trò của đổi mới, ĐHTT và ĐHHH đối với KQKD của doanh nghiệp sử dụng một quốc gia đang phát triển làm bối cảnh nghiên cứu.

Mô hình:


Định hướng thị trường

Đổi mới

Kết quả kinh doanh

Định hướng học hỏi

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Mahmoud Abdulai Mahmoud và cộng sự (2016)

Phương pháp nghiên cứu: sau một cuộc khảo sát toàn quốc giữa các nhà quản lý cấp cao của 28 ngân hàng ở Ghana, năm đề xuất nghiên cứu đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng nhiều phân tích hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy ĐHTT có mối liên hệ đáng kể với sự đổi mới trong khi ĐHHH có tác động đáng kể đến sự đổi mới. Hơn nữa, đổi mới làm trung gian cho mối quan hệ giữa ĐHTT và

44


KQKD. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản lý ngân hàng đặc biệt là ở Ghana và các nước đang phát triển khác đánh giá cao các biến tiếp thị này. Về ý nghĩa xã hội, các nỗ lực đổi mới của ngân hàng, đồng thời với việc phát triển văn hóa ĐHTT và cải tiến trong quá trình học hỏi phải mang lại lợi ích cho khách hàng và các bên liên quan. Về tính giá trị, nghiên cứu này sẽ giúp các ngân hàng ở Ghana và các nước đang phát triển khác đánh giá cao những nỗ lực đổi mới của họ đồng thời đồng bộ với sự phát triển của văn hóa ĐHTT và cải tiến trong quá trình học hỏi tổ chức. Hạn chế của nghiên cứu là kích thước mẫu nhỏ; kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.

- Abeer Zayed và Nawal Alawad (2017) với đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, đổi mới và KQKD của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ai Cập”.

Định hướng thị trường

H5

H1

H4

Đổi mới

Kết quả kinh

doanh

H3

H2


Định hướng học hỏi

Văn hóa

Đối tượng khảo sát là các nhân viên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ai Cập. Mục tiêu nghiên cứu nhằm kiểm tra vai trò trung gian của sự đổi mới giữa thị trường và ĐHHH và KQKD trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như kiểm tra vai trò văn hóa để tăng cường mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 35 doanh nghiệp Ai Cập được phân loại là doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng nhân viên từ 8 đến 300. Ngoài ra, bài viết đã chọn từ các ngành trong cả hai lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.


Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Abeer Zayed và Nawal Alawad (2017)

45


Kết quả cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong đổi mới do ĐHTT, nhưng giả thuyết H2 bị bác bỏ và kết quả chỉ ra rằng không có mối quan hệ không đáng kể giữa ĐHHH và đổi mới và chỉ ra rằng mọi người thích học hỏi từ những người khác. Hơn nữa, giả thuyết H3 đã được xác nhận là có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa sự đổi mới và KQKD. Giả thuyết H4: Văn hóa điều tiết (Moderate) mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD và cuối cùng là kết quả xác nhận rằng có sự thay đổi đáng kể về kết quả theo các ĐHTT khác nhau. Những phát hiện trong nghiên cứu này chỉ ra rằng các doanh nghiệp nên tăng cường ĐHHH và đổi mới. Mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập: ĐHHH, ĐHTT; các biến trung gian là Đổi mới; biến kiểm duyệt là Văn hóa; và biến phụ thuộc là KQKD. Hạn chế: thứ nhất, nghiên cứu sử dụng dữ liệu cắt ngang không cho phép giải thích trình tự thời gian của các mối quan hệ giữa ĐHTT, đổi mới văn hóa và KQKD; thứ hai, cỡ mẫu tương đối nhỏ có thể không đại diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Ai Cập; thứ ba, mức độ chính xác của mô hình vẫn còn thấp.

- Shehu, A.M., và Mahmood, R. (2014) với đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nigeria: Vai trò của văn hóa tổ chức”.

Nghiên cứu nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nigeria. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng tìm cách kiểm tra mối quan hệ vai trò trung gian của văn hóa tổ chức với ĐHTT và KQKD. Mô hình này đã được khảo sát trên một mẫu 640 công ty thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi. Kết quả từ phân tích tương quan đã thiết lập mối quan hệ tốt giữa ĐHTT, văn hóa tổ chức và KQKD. Dựa trên kết quả phân tích Pearson, có sự tương quan đáng kể giữa các ĐHTT, văn hóa tổ chức và KQKD.

46


Hình 2 5 Mô hình nghiên cứu của Shehu A M và Mahmood R 2014 Kết quả của hồi 1

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu của Shehu, A.M., và Mahmood, R. (2014)

Kết quả của hồi quy cho thấy không có mối liên hệ đáng kể giữa ĐHTT và KQKD của các DNNVV Nigeria. Nghiên cứu này cung cấp một nền tảng tốt cho các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan chính phủ khác như Cơ quan phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nigeria để tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Aris Tri Haryanto và cộng sự (2017) với đề tài nghiên cứu “ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp vừa và nhỏ: Vai trò trung gian của đổi mới”.

Đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý hoặc chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhỏ ở Surakarta, Sukoharjo, Sragen. Nghiên cứu này nhằm mục đích chứng minh bằng thực nghiệm mối quan hệ ĐHTT, ĐHHH về đổi mới và KQKD trong phạm vi của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng giải thích tầm quan trọng của sự đổi mới của công ty như là một mối quan hệ trung gian để cải thiện KQKD.

Mô hình nghiên cứu được giới thiệu tại Hình 2.6.


Định hướng thị trường

Đổi mới

Kết quả kinh

Định hướng học hỏi

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Aris Tri Haryanto và cộng sự (2017)

47


Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy ĐHTT ảnh hưởng tích cực cho KQKD và đổi mới của công ty. ĐHHH ảnh hưởng tích cực về KQKD và sự đổi mới của công ty. Đổi mới của công ty đã ảnh hưởng đến KQKD.

- Suliyanto và Rahaba (2012) với đề tài nghiên cứu “Vai trò của ĐHTT và ĐHHH trong việc cải thiện tính sáng tạo và KQKD của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Đối tượng khảo sát là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; được thực hiện vào tháng 9 đến tháng 11 năm 2010. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả mối quan hệ mâu thuẫn giữa ĐHTT với KQKD và phân tích định lượng, trong đó ĐHHH, ĐHTT, định hướng kinh doanh và chức năng đổi mới là yếu tố thành công chính trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Các tác giả xây dựng mô hình cấu trúc để kiểm tra mối quan hệ giữa các cấu trúc này. Một mô hình cấu trúc được thiết kế để kiểm tra mối quan hệ.

Mô hình nghiên cứu:


Định hướng

thị trường

Đổi mới

Kết quả kinh

doanh

Định hướng

học hỏi

Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Suliyanto và Rahaba (2012)

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là nghiên cứu định lượng với kiểm định giả thuyết. Đơn vị phân tích của nghiên cứu này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương pháp lấy mẫu là lấy mẫu phi xác suất với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, Số lượng mẫu là 200 công ty. Dữ liệu bộ sưu tập được lấy từ khảo sát bằng cách gửi bảng câu hỏi đến chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí