Mô Hình Tổ Chức Thanh Tra Lao Động Ở Một Số Nước


vai trò hết sức quan trọng giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng kiểm soát chặt chẽ đối tượng quản lý, phát hiện kịp thời những sai sót, vi phạm trong lĩnh vực được phân công quản lý và có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, Thanh tra ngành Lao động - Thương binhXã hội còn giúp cơ quan quản lý nhà nước phát hiện sự chồng chéo trong công tác quản lý giữa các ngành với nhau để từng bước xác định ranh giới quản lý cụ thể giữa các ngành, qua đó đảm bảo việc quản lý vừa không bị chồng chéo, vừa không bị bỏ sót, nhờ vậy mà phát huy hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý có thẩm quyền riêng. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng làm tròn trách nhiệm của mình thì hoạt động quản lý nhà nước theo lãnh thổ được thực hiện tốt.

Nhận định về vị trí và vai trò của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đối với sự phát triển của ngành, trong bài phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Thanh tra, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng nhấn mạnh: “Trong suốt 60 năm xây dựng và trưởng thành, Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ được giao đó là: Thanh tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm trong việc thực hiện pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân; xử lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm. Qua kết quả thanh tra, có kiến nghị về bổ sung, sửa đổi chính sách, chế độ cho phù hợp thực tiễn và quá trình phát triển” [32, tr. 9].‌

1.4. MÔ HÌNH TỔ CHỨC THANH TRA LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NƯỚC


1.4.1. Các mô hình tổ chức thanh tra


Để kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm minh của pháp luật, các nước đều thiết lập cơ chế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

kiểm tra, thanh tra, giám sát bằng việc thành lập các cơ quan chức năng đặt tại các vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước. Căn cứ vào nhu cầu quản lý, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, hiện nay trên thế giới phân chia thành các mô hình thanh tra như sau:

Thứ nhất là mô hình Thanh tra Quốc hội (như Thuỵ Điển). Đây là mô hình của các nước có nền kinh tế phát triển, có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Vì vậy, Thanh tra Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và giám sát hoạt động của các cán bộ, công chức nhà nước; có quyền tiến hành thanh tra các cơ quan nhà nước, các tổ chức được Nhà nước trao quyền trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Lý luận, thực trạng và giải pháp - 5

Mô hình thứ hai là Thanh tra, giám sát hành chính (như Trung Quốc). Khác với mô hình Thanh tra Quốc hội, mô hình thanh tra, giám sát hành chính không trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước mà trực thuộc Tổng thống hoặc Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống các cơ quan thanh tra, giám sát hành chính thường tổ chức thành hệ thống từ Trung ương tới địa phương hoặc được tổ chức theo cấp hành chính. Tổ chức này có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, thanh tra việc thực hiện pháp luật của các đối tượng thuộc quyền giám sát như cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước…

Mô hình thứ ba là Thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan hành pháp. Theo mô hình này thì tổ chức thanh tra, kiểm tra có thể được thành lập ở Chính phủ hoặc các cấp hành chính và tổ chức thanh tra, kiểm tra được thành lập ở các Bộ, ngành (như Pháp).

1.4.2. Một số mô hình tổ chức thanh tra lao động


Qua nghiên cứu ở một số nước có điều kiện tương tự nước ta thì tổ chức thanh tra lao động là mô hình có nhiều ưu điểm nổi bật mà Việt Nam có thể học hỏi và vận dụng. Vì vậy, luận văn tham khảo mô hình tổ chức thanh tra lao động ở 3 nước là Philippin, Thái Lan và Bungari.

1.4.2.1. Philippin


Các Văn phòng thanh tra lao động thuộc Vụ Điều kiện lao động (là một trong 6 Vụ chuyên môn thuộc Bộ Lao động và việc làm ở Philippin) không tiến hành thanh tra trực tiếp tại các doanh nghiệp. Việc thanh tra tại các doanh nghiệp do các Văn phòng lao động vùng phụ trách. Các Văn phòng lao động vùng có bộ máy thanh tra giống hệt như ở Vụ Điều kiện lao động, tức là đều có thanh tra tiêu chuẩn lao động (thanh tra chính sách); thanh tra chung (thanh tra an toàn – vệ sinh lao động) và thanh tra kỹ thuật (thanh tra kỹ thuật an toàn). Các bộ phận khác trong bộ máy của Vụ điều kiện lao động có các máy móc đo đạc điều kiện lao động sẽ phối kết hợp với thanh tra lao động để tiến hành đo đạc các yếu tố điều kiện lao động. Thanh tra ở Philippin đều quy chung về một đầu mối và tập trung dưới sự chỉ đạo của Bộ Lao động – Việc làm nên tránh được sự chồng chéo chức năng thanh tra.


1.4.2.2. Thái Lan


Tổ chức của Thanh tra lao động Thái Lan thuộc Cục Bảo hộ lao động và Phúc lợi quản lý.

Thanh tra lao động có nhiệm vụ giám sát, phát triển công tác thanh tra và bảo đảm về các tiêu chuẩn lao động, tư vấn về phát triển và sửa đổi các vấn đề về lao động và luật có liên quan, thúc đẩy hiệu lực của luật lao động, xúc


tiến và phát triển hệ thống quan hệ lao động ở các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, tư vấn về các biện pháp cải thiện điều kiện và môi trường lao động, phát triển hệ thống đào tạo cho người lao động, người sử dụng lao động và cán bộ công chức trong lĩnh vực bảo hộ lao động, quan hệ lao động phúc lợi lao động và quản lý nhân sự, thúc đẩy hơn nữa phúc lợi lao động ngoài các quy định của luật pháp, hoàn thiện các hệ thống biểu mẫu, các phương pháp điều tra thu thập số liệu trong lĩnh vực lao động.

Một điểm chung trong hoạt động thanh tra lao động ở Thái Lan và Philippin là soạn mẫu thanh tra lao động dựa trên mẫu chung của Mỹ và các nước tư bản. Biểu mẫu thanh tra là những mẫu do cấp có thẩm quyền soạn thảo dưới dạng mẫu chung bắt buộc phải thực hiện và được dùng để tiến hành các cuộc thanh tra ở các doanh nghiệp. Biểu mẫu thanh tra giúp cho việc tổng hợp số liệu về thanh tra nhanh chóng, chính xác trên phạm vi tỉnh, vùng và cả nước. Tuy nhiên, việc thanh tra theo biểu mẫu làm cho cuộc thanh tra tiến hành nhiều khi cứng nhắc, không phát huy được tính sáng tạo của thanh tra viên.

1.4.2.3. Bungari


Thanh tra lao động Bungari là một hệ thống thanh tra trực tuyến, trực thuộc Bộ trưởng Bộ Lao động và Chính sách xã hội. Tổng Thanh tra lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động và Chính sách xã hội bổ nhiệm.

Ngoài thanh tra lao động thuộc Bộ, ở Bungari có 28 cơ quan thanh tra lao động vùng trực thuộc Tổng Thanh tra lao động, Giám đốc Thanh tra lao động vùng do Tổng Thanh tra lao động bổ nhiệm. Thanh tra lao động thuộc Bộ có chức năng chủ yếu là hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra lao động vùng. Thanh tra lao động vùng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra.


Cơ quan thanh tra lao động vùng hoạt động tương đối độc lập (chỉ chịu sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra lao động) và có hiệu quả.

Tổ chức thanh tra lao động trực tuyến có ưu điểm nổi bật là thanh tra viên chỉ chịu sự điều hành của tổ chức thanh tra lao động cấp trên, không lệ thuộc vào cơ quan hành chính các cấp về lãnh đạo, chỉ đạo… nên các quyết định, kết luận thanh tra có độ chính xác cao nhưng việc áp dụng hình thức tổ chức này rất khó vì đòi hỏi đầu tư lớn về văn phòng làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ cho thanh tra viên tại mỗi vùng…. Đây là mô hình mà thanh tra lao động ở nước ta đang hướng tới.

1.4.3. Những kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam


Trong điều kiện có sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ, tính chuyên nghiệp ngày càng thể hiện hiệu quả của nó. Vì vậy, cần tổ chức bộ máy công tác thanh tra lao động phải mang tính chuyên nghiệp cao, có tính độc lập tương đối.

Trước hết phải khẳng định rằng, thanh tra lao động ở Thái Lan và Philippin có thuận lợi hơn nhiều so với thanh tra lao động Việt Nam. Họ không phải đảm nhiệm thanh tra về chính sách xã hội như ở nước ta. Tổ chức hệ thống thanh tra lao động ở Philippin và Thái Lan có một số nét tương đồng, đó là hệ thống thanh tra lao động thống nhất. Chính sự thống nhất dẫn đến thanh tra lao động ở hai nước này không có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ.

Ở Philippin, các cơ chế, chính sách liên quan hoặc hỗ trợ cho thanh tra lao động đều do Văn phòng thanh tra lao động trực thuộc Vụ Điều kiện lao động đưa ra. Thanh tra Bộ không trực tiếp thanh tra ở doanh nghiệp. Thanh tra Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý, tư vấn cho việc sửa đổi chính sách,


hướng dẫn thực hiện, thanh kiểm tra việc thực hiện cũng như tổng hợp báo cáo từ các Văn phòng lao động vùng. Ở Thái Lan cũng vậy, chỉ khác ở chỗ việc đề ra chính sách là chức năng, nhiệm vụ của Vụ Thư ký thường trực, thanh tra lao động không thực hiện chức năng này. Ngoài ra, ở Thái Lan còn có thêm bộ phận Tổng Thanh tra có chức năng, nhiệm vụ thanh tra công chức nhà nước khi có vụ việc xảy ra. Bộ phận này trực thuộc Vụ Bảo hộ lao động và phúc lợi của Bộ Lao động và phúc lợi xã hội.

Ở Philippin, thanh tra lao động được phân bố theo 15 vùng, thanh tra lao động ở mỗi vùng phụ trách một số tỉnh. Thanh tra lao động vùng trực thuộc Văn phòng lao động vùng. Trái lại, ở Thái Lan, thanh tra lao động được phân bố theo 75 tỉnh (trừ Băng Cốc do Vụ Bảo hộ lao động và Phúc lợi phụ trách trực tiếp), mỗi tỉnh có một Sở Lao động và thanh tra lao động trực thuộc Sở này. Điểm mới ở đây là các Văn phòng lao động vùng hoặc Sở Lao động tỉnh đều trực thuộc một cách toàn diện đối với Bộ Lao động, kể cả về mặt chuyên môn, nhân sự, tài chính và các vấn đề khác mà không chịu ảnh hưởng của chính quyền địa phương. Điều này cho phép Bộ Lao động thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và luân chuyển cán bộ được dễ dàng, có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy.

Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới hiện nay cho thấy mô hình tổ chức trực tuyến là mô hình mang lại hiệu quả cao. Tại Bungari, trước khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cũng có bộ máy cơ quan thanh tra như ở nước ta. Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tổ chức thanh tra của Bungari được thực hiện theo hình thức trực tuyến, cả nước chia làm 26 vùng. Bộ trưởng Bộ Lao động bổ nhiệm Tổng Thanh tra Lao động Trung ương. Hoạt động thanh tra từ chỗ chỉ thực hiện được bình quân (một thanh tra viên)


11 đến 12 cuộc thanh tra mỗi năm thì sau khi xác lập hệ thống thanh tra trực tuyến đã đạt mức 100 cuộc thanh tra một năm.

Từ ba mô hình tổ chức thanh tra lao động của các nước như phân tích trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm tổ chức thanh tra lao động ở Việt Nam:

- Hoạt động thanh tra theo vùng là bước khởi đầu, chuẩn bị để tiến tới tổ chức thanh tra trực tuyến. Phương thức thanh tra theo vùng hoặc thanh tra trực tuyến có những ưu điểm rõ rệt so với phương thức thanh tra theo đoàn: tính linh hoạt của hoạt động thanh tra cao, không chồng chéo, gọn nhẹ, số lượng doanh nghiệp được kiểm soát nhiều hơn, nâng cao trách nhiệm cá nhân của thanh tra viên, đồng thời khắc phục được tình trạng chênh lệch khá lớn về trình độ, nghiệp vụ của thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra lao động trung ương với thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra lao động địa phương.

- Sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra lao động trung ương với cơ quan thanh tra lao động các cấp và các cơ quan khác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.

- Sự độc lập của thanh tra viên phụ trách vùng đối với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan rõ nét hơn so với thanh tra theo đoàn.

Tóm lại: Sau khi nêu và phân tích một số khái niệm cơ bản, luận văn đã đưa ra các dấu hiệu để phân biệt thanh tra với kiểm tra. Luận văn đi sâu xem xét các vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của công tác thanh tra nói chung và vị trí, vai trò của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước của ngành. Luận văn khẳng định: Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động trọng tâm và chủ yếu nhất của quản lý nhà nước, trong đó thanh tra là một khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý hành chính nhà nước. Từ Chủ nghĩa Mác - Lê nin đến tư tưởng Hồ Chí Minh,


từ các Văn kiện của Đảng đến pháp luật của Nhà nước đều khẳng định vị trí, vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra không những có mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy nhân tố tích cực, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.‌

Nằm trong hệ thống của ngành thanh tra và là tổ chức thanh tra của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực sự là chiếc cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp và người dân, xứng đáng “là tai mắt của trên, là người bạn của dưới” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị. Với vị thế của mình, Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội là công cụ không thể thiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế và củng cố nguyên tắc quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoạch định chính sách và đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của nhà nước, của ngành trong lĩnh vực lao động – thương binh và xã hội được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2023