Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Trong Định Hướng Kinh Tế Thị Trường Của Trung Quốc

bằng; lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác vì mục đích thu lợi bất chính; hạn chế quyền tự do của người khác; giao dịch pháp lý đầu cơ...

Đối với pháp luật của nước ta, không áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử và cũng chưa xác định cụ thể phạm vi thế nào là vi phạm đạo đức xã hội nên trong thực tiễn xét xử và ngay trong hoạt động kinh doanh cũng gây khó khăn cho các thẩm phán và các thương nhân.

Như vậy, từ việc xác định rõ các giao dịch loại nào buộc phải tuân theo một hình thức cụ thể cùng với việc áp dụng án lệ trong hoạt động giải thích pháp luật nên tạo được sự minh bạch trong pháp luật. Điều này có vai trò rất lớn đối với tự do kinh doanh, các chủ thể tham gia kinh doanh có thể dễ dàng căn cứ vào quy định của pháp luật để thực hiện đúng và đầy đủ mọi yêu cầu nhằm tránh việc các giao dịch bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

1.4.2. Bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong định hướng kinh tế thị trường của Trung Quốc

Quan niệm kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc rất rõ ràng, Trung Quốc đề ra quan niệm kinh tế thị trường có hai mặt:

Một là, nó tương đương với kinh tế kế hoạch truyền thống của chủ nghĩa xã hội.

Hai là, nó tương đương với kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản.

Trung Quốc đã rất thành công với mô hình xây dựng cơ chế kinh doanh của chủ thể thị trường, lấy việc tự chịu lỗ, lãi của xí nghiệp làm cơ sở, lấy việc đáp ứng nhu cầu của quốc gia và thị trường làm mục đích, xí nghiệp quyết định và điều tiết cơ chế vận hành của hoạt động sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp với tư cách là chủ thể thị trường, cho nên cơ chế kinh doanh của nó là một hệ thống lớn hoàn chỉnh, bao quát.

Trung Quốc đã chú trọng việc cải cách các xí nghiệp trở thành các xí nghiệp hiện đại trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa, người kinh doanh thực sự

độc lập. Trọng tâm của xí nghiệp hiện đại là làm cho nó trở thành một thực thể pháp nhân có tên gọi phù hợp với thực tế. Họ đã tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh ra, tuy nhiên hai nhóm này vẫn dựa vào nhau. Cơ sở lý luận của việc thiết lập này là đưa ra quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về cơ quan nhà nước và quyền kinh doanh được trao cho các giám đốc trên thực tế được gọi là "lưỡng quyền phân ly", nó là sự ràng buộc mạnh mẽ, nhà nước không tham gia vào hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp, can thiệp vào sản xuất kinh doanh, giao trả quyền kinh doanh thực sự cho xí nghiệp. Buộc trách nhiệm cho người kinh doanh là cải biến mọi hoạt động của xí nghiệp dưới cơ chế truyền thống, cải biến tình trạng rập khuôn mệnh lệnh của cấp trên. Việc thực hiện "lưỡng quyền phân ly" đã làm cho các xí nghiệp của Trung Quốc thoát khỏi vị trí phụ thuộc vào cơ chế hành chính, biến nó thành một thực thể sống và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.4.3. Kinh nghiệm Việt Nam có thể tiếp thu

Qua việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh của một số nước có nền kinh tế phát triển, chúng ta có thể áp dụng và tiếp thu kinh nghiệm để góp phần thúc đẩy quyền tự do kinh doanh như:

Bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam - 5

Một là, quy định cụ thể, rõ ràng trong hệ thống luật dân sự về hình thức, nội dung giao dịch, để khi phát sinh tranh chấp các chủ thể tham gia giải quyết có đầy đủ cơ sở để đánh giá tính hợp pháp của giao dịch.

Hai là, trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tách quyền sở hữu tư liệu sản xuất của nhà nước với quyền kinh doanh, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời buộc người đứng đầu chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đại diện cho nhà nước quản lý doanh nghiệp.

Ba là, trong quá trình xét xử hệ cho phép được áp dụng án lệ, Cơ quan tư pháp và Quốc hội cần pháp điển hóa các án lệ làm căn cứ áp dụng trên thực tiễn.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY


2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo vệ quyền tư hữu

tài sản

Ở nước ta trước đây, chế độ công hữu được coi là nền tảng kinh tế của

xã hội chủ nghĩa. Chính quan điểm này mà sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất đã bị hạn chế tối đa. Theo quy định của Điều 15 của Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận:

Mục đích chính sách kinh tế của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa… [30].

Qua quy định nêu trên của bản Hiến pháp này cho thấy, Nhà nước ta đưa ra cơ sở phát triển kinh tế dựa vào nền tảng là chế độ tập thể làm chủ. Tức là bảo vệ và duy trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, gần như tất cả tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân.

Tiếp đó, Điều 18 của Hiến pháp năm 1980 cũng quy định:

Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và

thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu của tập thể nhân dân lao động. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được ưu tiên phát triển [30].

Như vậy, từ quy định nêu trên chúng ta chỉ thấy xuất hiện hai hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tương ứng với nó là hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã. Vai trò chủ chốt thuộc về kinh tế quốc doanh và được ưu tiên phát triển. Trong Hiến pháp năm 1980, chúng ta không thấy quy định về quyền tự do sở hữu tài sản. Điều 26 quy định rằng các thành phần kinh tế tư nhân và tư bản chủ nghĩa sẽ được cải tạo "Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng những hình thức thích hợp" [30]. Thành phần kinh tế tư nhân tư bản sẽ được cải tạo mà suy cho cùng là Nhà nước tìm cách triệt tiêu chế độ sở hữu tư nhân, cưỡng ép nó nhập vào kinh tế xã hội chủ nghĩa. Pháp luật chỉ cho phép công dân sở hữu thu nhập nhỏ lẻ, chủ yếu phát sinh từ thu nhập và các tư liệu dành cho sinh hoạt. Điều 27 của Hiến pháp ghi nhận: "Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt" [30].

“Nhận thức được quy luật vận động và vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng ta đã tiến hành đổi mới nền kinh tế mà trước hết là đổi mới quan hệ sở hữu” [9, tr. 82]. Quan điểm về chế độ sở hữu ở nước ta đã có sự thay đổi lớn từ sau khi có chính sách đổi mới. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã chỉ rõ "phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu" [10]. Để thể chế hóa những tư tưởng, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng thể hiện trong các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng chúng ta có thể thấy rõ nhất trong Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001). Theo quy định của Điều 15 Hiến pháp thì:

Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng [35].

Như vậy, bên cạnh sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã chính thức được thừa nhận. Với quy định này, công dân có quyền tự do sở hữu tư liệu sản xuất, yếu tố nền tảng để thực hiện quyền tự do kinh doanh được pháp luật chính thức thừa nhận.

“Phù hợp với tính đa dạng chủ thể của quyền sở hữu” [9, tr. 84], Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định năm loại hình sở hữu ứng với năm loại chủ thể đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Theo quy định của Điều 213, Bộ luật Dân sự năm 2005 thì cá nhân có quyền tư hữu về tài sản, được toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt miễn là việc sở hữu đó không gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền lợi ích của người khác. Cụ thể quyền được quy định như sau: "Cá nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của pháp luật" [39]. Căn cứ vào những quy định nêu trên thì cá nhân có toàn quyền lựa chọn cách thức sử dụng tài sản của mình, họ có thể dùng cho hoạt động kinh doanh, tiêu dùng, sản xuất hoặc bất cứ mục đích nào khác trong phạm vi khuân khổ được pháp luật cho phép.

Ngoài việc pháp luật quy định công dân có quyền được tự do chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, bên cạnh đó pháp luật

quy định rõ tài sản hợp pháp của công dân được các chủ thể khác tôn trọng, thừa nhận. Theo quy định của khoản 2, Điều 5, Luật doanh nghiệp năm 2005 thì "Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp" [40]. Điều 4 của Luật Đầu tư năm 2005 cũng quy định "Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư" [43]. Như vậy, theo quy định nêu trên thì tài sản thuộc quyền sở hữu của tư nhân sẽ được nhà nước thừa nhận, toàn bộ tài sản của tư nhân sẽ được nhà nước tôn trọng và bảo vệ. Hơn nữa, đối với những nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành thực hiện các dự án, các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng được pháp luật bảo vệ tối đa quyền sở hữu, khoản 2, Điều 4 của Luật Đầu tư quy định: "Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư" [43]. Một trong những đảm bảo đóng vai trò quan trọng nhằm thu hút đầu tư đó chính là việc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, họ đều được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, bảo vệ quyền tư hữu về tài sản "vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính" [43].

Như vậy, các quy định hiện hành của pháp luật nước ta về sở hữu đã thể hiện khá rõ nét yếu tố cá nhân có quyền tư hữu về tài sản, và tài sản được nhà nước tôn trọng và thừa nhận.

Quyền tư hữu về tài sản được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Việc bảo vệ quyền tư hữu được thực hiện ở hai mức độ. Một mặt, nhà nước quy định phạm vi những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền sở hữu của mình

một cách an toàn, đầy đủ nhất. Mặt khác, nhà nước quy định những biện pháp pháp lý cụ thể để dựa vào đó, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp bảo vệ quyền sở hữu của mình.

Theo quy định của Điều 255 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật [39].

Việc thực hiện các quyền nêu trên được thể hiện bằng các biện pháp khác nhau. Chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện để bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm hại tới quyền sở hữu của mình; họ cũng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chấm dứt những hành vi đó hoặc khởi kiện trước tòa án.

Ngoài phương thức bảo vệ quyền tư hữu về tài sản theo thủ tục của luật dân sự, việc bảo vệ quyền này còn được thực hiện theo thủ tục hành chính. Việc bảo vệ quyền sở hữu tư liệu sản xuất theo trình tự của pháp luật hành chính được thực hiện bằng các biện pháp như: đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu. Ví dụ theo quy định của Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì:

Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c. Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này [44].

Theo quy định của khoản 1, Điều 14 Nghị định số 43/2010 ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp quy định nghiêm cấm việc đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn:

Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 [6].

Việc đăng ký tài sản, đăng ký nhãn hiệu, đăng ký tên doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý nhằm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của mình, trong trường hợp quyền sở hữu bị vi phạm cá nhân có quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ thể vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm đến quyền tư hữu về tài sản, đồng thời trong một số trường hợp các chủ thể này còn bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.

Pháp luật hình sự bảo vệ quyền sở hữu bằng cách quy định những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu là tội phạm và quy định mức hình phạt tương ứng đối với những hành vi vi phạm đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khách thể của các tội phạm sở hữu là quyền sở hữu tài sản, nhưng không có nghĩa là hành vi phạm tội phải xâm hại tới tất cả ba quyền năng của quyền sở hữu, mà chỉ cần gây thiệt hại cho một trong các quyền năng đó cũng cấu thành tội xâm phạm sở hữu. Chẳng hạn, tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự. Hình phạt được áp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/12/2022