Ảnh Hưởng Của Văn Hoá Kinh Doanh Australia Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hoá Việt Nam Trên Thị Trường Này.


13. Dịch vụ xây dựng

14. Khoáng sản (dầu thô, khí đốt, chronut...)

15. Hàng thủ công mỹ nghệ

(2) Nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện:

1. Chè, cao su

2. Rau, hoa tươi

3. Thực phẩm chế biến (thịt, cá chế biến; bánh đậu xanh, kẹo dừa)

4. Lắp ráp đầu tư dân dụng

5. Một số sản phẩm cơ khí nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

6. Một số hóa chất

7. Xi măng

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 8

8. Thịt heo

9. Dịch vụ ngân hàng

10. Dịch vụ viễn thông

11. Vận tải hàng không

12. Vận tải hàng hải

13. Kiểm toán

14. Công nghiệp phần mềm

15. Dịch vụ bảo hiểm

16. Dịch vụ tư vấn

17. Dịch vụ chữa bệnh

(3) Nhóm có khả năng cạnh tranh thấp:

1. Mía đường

2. Bông

3. Cây có dầu

4. Đậu nành

5. Bắp

6. Sữa bò


7. Gà chăn nuôi công nghiệp

8. Thép, phôi thép

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh của hàng hóa 2006, VCCI


Hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh với hàng hóa các nước khác tại Australia hay không phụ thuộc vào 4 yếu tố: chất lượng, giá cả, phân phối và hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh.

2.3.1. Chất lượng sản phẩm.


Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu có chất lượng nhìn chung đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Australia, ngay cả các thị trường khó tính như Sydney và Melbourne. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam đặc biệt được ưa chuộng bởi trình độ tay nghề của nhân công Việt Nam cao, các mẫu thêu thủ công tỉ mỉ và độc đáo (đặc biệt là những mặt hàng thổ cẩm mang đậm nét văn hóa của các dân tộc vùng núi phía Bắc). Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu đồ gỗ của VN sang Australia - thị trường đứng thứ 11 trong

các nước nhập khẩu đồ gỗ của VN - đang có nhiều thuận lợi, đạt kim ngạch gần 15 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.1


Bình quân mỗi năm, giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Australia đạt khoảng 800 triệu USD chủ yếu là đồ gỗ gia dụng, văn phòng, trang trí; đạt được điều này là do chất lượng gỗ Việt Nam đáp được nhu cầu sử dụng khắt khe của thị trường Australia (các mặt hàng gỗ trước khi nhập khẩu đều phải được hun trùng nghiêm ngặt, Australia cấm vận chuyển gỗ chưa qua kiểm định vào nước này).


Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự có một phong cách riêng, hay vượt trội so với các sản phẩm cùng loại được sản xuất từ các nước châu Á khác. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu theo đơn đặt hàng hoặc đối với hàng dệt may, da giầy là các hợp đồng gia công chứ ít doanh nghiệp chủ động


1 Nguồn: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2005/07/3B9E0864/


tìm kiếm nhu cầu của thị trường quốc tế, sản xuất và xuất khẩu mặt hàng, phần vì hạn chế về vốn và nhân lực, phần vì khả năng chấp nhận rủi ro thấp. Mặt khác, việc đảm bảo chất lượng cho hàng hóa Việt Nam chưa đồng bộ nên nhiều khi xảy ra tình trạng

―con sâu làm rầu nồi canh‖ như đối với hàng thủy sản. Những doanh nghiệp xuất khẩu tôm với dư lượng thuốc kháng sinh vượt quá mức cho phép vào thị trường Australia đều là những doanh nghiệp nhỏ, không tham gia vào Hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt Nam nên khó can thiệp và có các biện pháp yêu cầu đảm bảo đúng chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo, Cục Thanh tra và Kiểm dịch Australia (AQIS) vừa ra quyết định sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt dư lượng Malachite Green trong thuỷ sản nuôi nhập khẩu. Theo quyết định này, tất cả thuỷ sản nuôi có mã số thuế quan tham chiếu theo AQIS (mã số 0302, 0303 và 0304) sẽ được lấy mẫu, kiểm tra Malachite Green và Leucomalachite Green. Đó là các sản phẩm thủy sản philê, bỏ đầu/bỏ ruột, nguyên con, đông lạnh hoặc ướp lạnh. Tỷ lệ kiểm tra là 5%. Khi nhập hàng vào, các nhà nhập khẩu hoặc nhà môi giới phải xuất trình tờ khai của nhà sản xuất, nêu rõ thuỷ sản được nuôi hay đánh bắt từ tự nhiên. Nếu được khai là có nguồn gốc nuôi trồng, thì lô thuỷ sản đó

sẽ được lấy mẫu và kiểm tra dư lượng Malachite Green.1. Do đó, chất lượng hàng hóa

Việt Nam tại thị trường Australia cần những nỗ lực từ cả phía các doanh nghiệp lẫn hoạt động đồng bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

2.3.2. Giá thành sản phẩm.


Khi hai hay nhiều sản phẩm có chất lượng tương đương thì người tiêu dùng sẽ lấy giá cả làm cán cân để quyết định hành vi mua sản phẩm đó. Về mặt này, hàng hóa Trung Quốc thực sự là một mối đe dọa với hàng hóa của những nước sản xuất hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế bởi quy mô vốn lớn, giá sức lao động rẻ và thị trường tiêu thụ rộng. Xét về mặt giá cả, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chưa thực sự chiếm ưu


1 nguồn: http://vietnamnet.vn/kinhte/thuongmaidichvu/2005/09/493570/


thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là so với các đối thủ như Trung Quốc, Thái Lan. Ví dụ như hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam so với hàng Trung Quốc, năng lực cạnh tranh về giá hoàn toàn bị hàng Trung Quốc ―đè bẹp‖ ngay cả trong thị trường trong nước. Theo xác định của Cục Xúc tiến Thương mại và các doanh nghiệp làm hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm của Việt Nam hiện đang gặp phải một số khó khăn. Khó khăn lớn nhất là phải đối mặt chính là sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang là nguồn cung cấp chính cho thị trường Australia những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng như mây tre lá, thêu… tương tự như các mặt hàng mà Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu. Hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, lượng hàng lớn nên giá thành sản phẩm thấp. Một nhà nhập khẩu Australia không khỏi ngạc nhiên cho rằng ―điều khó hiểu là Việt Nam có nguồn nhân công rẻ, nhưng sản phẩm vẫn cứ cao hơn đối thủ cạnh tranh của mình‖. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam quy mô tổ chức nhỏ, nên ít quan tâm tới công tác tổ chức lao động, từ đó không tiết kiệm được chi phí, nên giá thành sản phẩm cao. Có thể nói, giá cả sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế không phải là một lợi thế lớn do gặp phải cạnh tranh về giá của các nước có điều kiện kinh tế, xã hội tương đối tương đồng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, giá hàng Việt Nam vẫn có sức cạnh tranh nếu hàng hóa được cá biệt hóa.


2.3.3. Phân phối sản phẩm.


Hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bắt buộc phải qua các kênh phân phối mới đến được tay khách hàng. Thị trường càng khó tính thì khâu phân phối càng quan trọng bởi nó có thể ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa (nếu nhà phân phối ăn lãi nhiều hoặc quy mô nhỏ, chi phí lớn có thể khiến giá cả hàng hóa tăng cao) cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh của sản phẩm khi nhập khẩu qua những nhà phân phối không được ưa chuộng tại thị trường nước nhập khẩu. Đối với thị trường Australia, hàng hóa Việt Nam phân phối sang thị trường này qua 3 kênh chính: qua trung gian; qua các đại lý mua bán của hệ thống siêu thị và qua bán lẻ, nhà buôn nhỏ. Trong đó, các siêu thị ở Australia không mua hàng trực tiếp của Việt Nam mà phải qua trung gian


( Thái Lan, Singapore…) và thông qua các đại lý vì đại lý bảo đảm về nguồn hàng, chất lượng hàng hóa, độc lập về tài chính và có uy tín giữ đúng thời hạn hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, hiện nay, việc phân phối hàng hóa của Việt Nam nếu chỉ qua 3 kênh nói trên thì chưa đủ mà cần phải có nhiều kênh phân phối khác như: cung ứng hàng hóa Việt Nam trực tiếp cho các hệ thống siêu thị; cung ứng cho mạng lưới Việt kiều; giới thiệu sản phẩm một cách có hệ thống và lưu tâm đến những nhà buôn nhỏ và vừa.


Tóm lại, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên phương diện phân phối chưa được đẩy mạnh về mặt tổ chức và chưa thực sự mang tính chủ động tìm kiếm được những nhà phân phối, tất nhiên là cũng có những công ty tìm được hướng đi đúng và đã thành công trên các thị trường Australia.


2.3.4. Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh.


Việc quảng bá sản phẩm của sản phẩm là cực kỳ quan trọng, đặc biệt khi tham gia thương mại quốc tế. Tuy nhiên phải thừa nhận hàng hóa Việt Nam còn chưa cạnh tranh được với hàng hóa một số nước của Châu á tại thị trường Australia. Tuy chủng loại mặt hàng của Việt Nam khá đa dạng và phong phú, nhưng lại không tập trung vào một thế mạnh cụ thể nên chưa tạo được thương hiệu mạnh cho sản phẩm nước mình, chẳng hạn như chè của Sri Lanka, cà phê của Brazil, đồ sứ của Trung Quốc hay các sản phẩm từ sữa của New Zealand và Hà Lan. Các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến nên cũng hạn chế về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng mà thường chủ yếu đến các nhà cung cấp, hiện nay chủ yếu xuất khẩu dầu thô, gỗ thô và các sản phẩm đồ gỗ, rau quả vào thị trường Australia. Lý do một phần cũng do chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài khá cao so với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên mới đây, Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng đã đầu tư một đoạn phim quảng cáo về Việt Nam nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với du khách nước ngoài. Đoạn phim 30 giây quảng bá du lịch Việt Nam sẽ được phát sóng định kỳ trên kênh truyền hình quốc tế CNN châu Á (bao


gồm cả Nhật Bản và Australia) bắt đầu từ ngày 10/10/2007 và kéo dài 3 tháng liên tiếp đến hết ngày 13/1/2008. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết CNN đã dành giờ vàng mỗi ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều để quảng cáo cho du lịch Việt Nam (theo giờ HongKong; ngày thường từ 7h-9h buổi sáng, 29h-24h buổi chiều, cuối tuần từ 9h- 12h buổi sáng, 19h-24h buổi chiều). Đây mới chỉ là hành động chung ở tầm vĩ mô, trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh tại nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa như thành lập các hiệp hội hàng Việt Nam tại các khu vực thị trường lớn để có những hoạt động thường xuyên để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Marketing trực tiếp- một hệ thống tương tác của marketing sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông quảng cáo (gửi thư trực tiếp, catalogue, marketing qua điện thoại, mua hàng qua hệ thống điện tử...) để tạo ra phản ứng đáp lại đo được và/ hoặc một vụ giao dịch tại bất kì địa điểm nào -cũng là một hình thức tiếp thị phổ biến và đang rất phát triển tại thị trường Australia. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cũng có thể xem xét đây như một cơ hội, một hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng, một hình thức quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của mình tại thị truờng này.

Theo hiệp hội Marketing Australia, hình thức kinh doanh này đạt doanh số 6,8 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng khoảng 7 - 8 % / năm. Các con số của Uỷ ban Tư vấn Kinh tế Thương mại Australia (CEASA) cũng cho thấy, chi phí cho các hoạt động marketing trực tiếp tăng mạnh (15,6 % tương đương với khoảng 4,3 tỷ USD - năm 1999)1. Hiện nay mới chỉ có Kymdan và Hiệp hội xuất khẩu thủy sản (VASEP) bước đầu áp dụng các hình thức marketing trực tiếp tại thị trường Australia.‌

2.4. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường này.

2.4.1. Chất lượng sản phẩm.


1 Nguồn: trung tâm Thông tin tiêu chuẩn và đo lường chất lượng


Australia là một đất nước có thể nói là gần như không có sự phân chia giai cấp xã hội, không phải là một xã hội coi trọng vật chất nên các sản phẩm trên thị trường ít có sự phân tầng địa vị. Họ không mua một món hàng chỉ vì món hàng đó nói lên địa vị của họ trong xã hội, mà mua vì bản thân cảm thấy thích, thấy được những ưu điểm của mặt hàng đó. Khách hàng Australia khó tính, yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao nhưng họ lại không có tư tưởng ăn chắc mặc bền mà thích sự đổi mới nên các nhà sản xuất phải không ngừng đổi mới sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm. Điều này là một trở ngại đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam bởi hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều chưa thực sự tìm tòi, cải tiến sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Australia. Chẳng hạn như việc dư lượng thuốc kháng sinh của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Australia không được xử lý đồng bộ và dứt điểm, khiến lòng tin của thị trường này với sản phẩm thủy sản Việt Nam bị lung lay. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp Việt Nam đạt được tiêu chuẩn về sản phẩm và phát triển khá bền vững: kim ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần Thủy sản tăng 3,32%; Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta tăng 10,09%; Công ty TNHH Phương Nam tăng 39,65%... Những công ty này góp phần đáng kể làm tăng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 8 tháng đầu năm nay trên 205 triệu USD, tăng 8,41% so với

cùng kỳ năm ngoái1. Sống trong một đất nước có thiên nhiên phong phú và đa dạng,

nền nông nghiệp phát triển mạnh nên người Australia rất kỹ tính trong việc lựa chọn các mặt hàng thực phẩm. Họ cho rằng gia súc phải được chăn thả trên đồng cỏ và họ cũng cho rằng việc nhốt một con vật trong chuồng là một việc làm độc ác. Do đó, họ thích chọn thực phẩm có chất lượng được chế biến trên dây truyền công nghệ hiện đại, được làm từ nguyên liệu nuôi trồng tự nhiên có đóng dấu của cơ quan kiểm dịch. Điều này gây ra một số khó khăn cho hàng hóa Việt Nam bởi hệ thống kiếm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa Việt Nam nhìn chung chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dân Australia. Thêm vào đó, các sản phẩm nông nghiệp từ Australia rất phong phú, nên hầu như ít có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản, trong khi đó lại là thế


1 Nguồn:http://www.vietlinh.com.vn/ktcbxnk/VLktcbxnkShowContent.asp?ID=490)


mạnh của hàng hóa Việt Nam. Thói quen tiêu dùng của người Australia chịu ảnh hưởng nhiều của lối sống phương Tây họ còn lựa chọn sản phẩm theo niềm tin và sự mê tín. Chẳng hạn như họ thích dùng đồ gỗ để trang trí và sử dụng trong nhà và ngoài vườn cũng như tin rằng chạm vào gỗ thì sẽ xua đuổi được quỷ dữ. ở một số mặt hàng mang tính chất mốt cao như quần áo, giầy dép người tiêu dùng Australia không phải là nhóm khách hàng đi tiên phong như người Anh, mà họ thuộc số đông theo sau với tiêu chí phong cách ăn mặc đơn giản, thoải mái, gọn gàng. Bao bì, nhãn mác, kí hiệu, ngôn ngữ trên bao bì phải đáp ứng được các quy định về nhãn của cục Liên bang Australia (Australian Federal and State Government). Australia không coi việc đóng gói bao bì là một nghệ thuật nên giá trị của bao bì chỉ chiếm 4-5% giá hàng, ngôn ngữ trên bao bì bằng tiếng Anh.

Ở Australia, người tiêu dùng rất được tôn trọng và đòi hỏi cao. Không chỉ các nhà bán lẻ và các đại lý, mà các nhà sản xuất ở đây cũng luôn lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng để đáp ứng đầy đủ yêu cầu cầu họ.

2.4.2. Chính sách giá cả.

Vấn đề giá cả đối với người dân Australia khá quan trọng. Do thu nhập của người dân Australia khá khiêm tốn so với một số nước Châu Âu nên họ thường mua những sản phẩm có giá cả vừa phải. Thêm vào đó, người tiêu dùng Australia không cho rằng giá càng cao thì chất lượng hàng hoá càng tốt, họ ít có thói quen chấp nhận bất cứ mức giá nào để mua được món hàng mà mình ưa thích. Những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp hay vừa phải chắc chắn sẽ phù hợp với thị trường này. Trong khi đó, hàng hoá nhập khẩu vào Australia đều qua các khâu trung gian, ở mỗi cấp phân phối đều phải trả cộng lãi rất cao cộng với cước phí vận chuyển làm cho giá thành sản phẩm tăng lên rất nhiều. Ví dụ như mặt hàng đệm mút Kymdan của Việt Nam khi tham gia thị trường này cũng gặp phải những khó khăn về giá cả. Ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Sài Gòn - Kymdan cho biết: Muốn chen chân ở trị trường nước ngoài, bên cạnh việc có sản phẩm độc đáo, giá thành còn phải hạ. Tại Australia, giá một tấm nệm gấp đôi ở Việt Nam nên thị phần hàng năm

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí