Mô Hình Tổ Chức Kiểm Soát Sức Khoẻ An Toàn Và Môi Trường Chung


Qua dữ liệu từ biểu đồ ta thấy rằng người lao động đang làm việc tại công trường chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo vẫn chiếm đa số và đó cũng là đặc thù của lĩnh vực xây dựng nói chung. Nắm bắt được điều đó công ty cũng cần phải có tăng cường biện pháp tuyên truyền, huấn luyện phù hợp với đối tượng này để trang bị cho họ những kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và nâng cao ý thức của họ trong việc chấp hành những nội quy và quy trình làm việc an toàn đã đề ra.

2.3.2. Mô hình tổ chức kiểm soát sức khoẻ an toàn và môi trường chung


QUẢN LÝ DỰ ÁN

BAN CHỈ HUY CT

QUẢN LÝ ATVSLĐ CT


THẦU PHỤ/CÔNG NHÂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.


Sơ đồ 2.2: Tổ chức kiểm an toàn vệ sinh lao động chung tại công trường

(Nguồn: Ban quản lý dự án Hateco Laroma)

Trách nhiệm của các bộ phận: Quản lý dự án:

- Thiết lập mục tiêu thực tiễn của ATVSLĐ tại công trường, lập ra một tổ chức những người tận tâm chuyên trách về ATVSLĐ.

- Đảm bảo thành lập nội quy chương trình ATVSLĐ tại công trình bao gồm chương trình huấn luyện toàn diện, quy trình ứng cứu khẩn cấp, hệ thống các công việc được phép làm, kế hoạch khuyến khích khen thưởng…

- Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo các yêu cầu ATVSLĐ để làm gương về việc ý thức ATVSLĐ chủ đầu tư.

- Thiết lập và chỉ đạo đội điều tra khi có tai nạn xảy ra.


- Liên hệ hàng ngày các vấn đề ban hành ATVSLĐ cho người đại diện chủ đầu tư ở công trường.

Ban Chỉ huy công trường:

Chỉ huy trưởng công trường sẽ đảm bảo công việc thực hiện thường xuyên, an toàn trong chừng mực môi trường lành mạnh với vai trò và nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch và sắp xếp công việc đảm bảo không xảy ra mâu thuẫn giữa các nhà thầu phụ.

- Hướng dẫn, kỷ luật các giám sát trong việc đảm bảo thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ về ATVSLĐ. Tổ chức các cuộc họp hàng tuần với các chủ đề về ATVSLĐ.

- Hướng dẫn cho các nhà thầu phụ xác định được các mối nguy hiểm liên quan trong suốt quá trình làm việc ở công trường.

- Đảm bảo các quy trình thực hiện công việc được cung cấp cho tất cả công việc và kết hợp chặt chẽ đầy đủ với quy trình ATVSLĐ.

- Kiểm tra công trường thường xuyên để xác định tình trạng công việc và việc áp dụng theo các yêu cầu ATVSLĐ.

Quản lý ATVSLĐ công trường:

- Quản lý ATVSLĐ sẽ giúp Chủ thầu và GĐDA về các vấn đề ATVSLĐ trong việc đẩy mạnh các chương trình ATVSLĐ và đảm bảo các yêu cầu ATVSLĐ được thỏa mãn. Quản lý an toàn chịu trách nhiệm giám sát và quản lý việc tiên phong thực hiện các chương trình ATVSLĐ cho toàn bộ dự án để cung cấp cho việc giúp nhận ra, đánh giá và sau đó là loại bỏ hoặc kiểm soát các điều kiện và công việc nguy hiểm.

Nhà thầu phụ:

- Nhân lực của thầu phụ bao gồm cai lao động và công nhân sẽ thực hiện vai trò và trách nhiệm của họ về các nội quy ATVSLĐ theo từng hạng mục công việc và vị trí của họ. Để duy trì mối liên hệ chặt chẽ với nhà thầu phụ, nhà thầu chính sẽ tổ chức các cuộc họp ATVSLĐ, các buổi huấn luyện ATVSLĐ.


- Quản lý hay đội trưởng thầu phụ chịu hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo việc quản lý và thực hiện ATVSLĐ theo chức danh công việc khu vực được phân công.

Vai trò và nhiệm vụ chính của các nhà thầu phụ:

- Hợp nhất các hướng dẫn an toàn theo thứ tự hàng ngày.

- Ngăn ngừa cho công nhân phòng tránh các rủi ro.

- Đảm bảo tất cả công nhân hiểu rỏ các nội quy ATVSLĐ và tiêu chuẩn công việc.

- Khiển trách những người có nhận thức sai lệch về việc thực hiện trách nhiệm vai trò của họ.

- Báo cáo một cách nhanh chóng với các giám sát tất cả sai sót ở các thiết bị máy móc.

- Đảm bảo nhận thức nghiêm túc các thủ tục và kế hoạch ATVSLĐ.

- Đảm bảo việc phân công nhiệm vụ cho công nhân phù hợp với khả năng và năng lực của họ.

- Đảm bảo tất cả các công việc cần thiết được làm tại công trường.

- Hướng dẫn các cuộc họp “Nói về giảm rủi ro, phân tích trách nhiệm an toàn” với các đội.

- Đảm bảo trang bị các phương tiện bảo hộ lao động. Vai trò và trách nhiệm của công nhân:

- Nhận thức về trách nhiệm của mọi người về ATVSLĐ.

- Tham gia các khóa huấn luyện thực hiện ATVSLĐ trước khi bắt đầu công việc, và bất kỳ các khóa huấn luyện chuyên biệt theo yêu cầu của dự án.

- Thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của giám sát và nhân viên an toàn.

- Mặc quần áo, trang thiết bị bảo hộ lao động, các thiết bị và dụng cụ cầm tay an toàn.

- Luôn luôn giữ môi trường làm việc ngăn nắp.



dự án

2.3.3. Công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại


2.3.3.1. Phổ biến, nhắc nhở an toàn lao động tại công trường

Công tác tuyên truyền được thực hiện một cách đều đặn hàng ngày thông

qua đào tạo đầu vào bởi nhân viên an toàn của chủ đầu tư, đào tạo lại hàng tháng, và các cuộc họp an toàn nhóm các buổi sáng trước khi bắt đầu vào làm việc, ngoài ra còn có các buổi đào tạo chuyên sâu cho các đối tượng làm việc liên quan đến các công việc nguy hiểm có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

Chủ đầu tư tổ chức đều đặn mỗi tháng một buổi đào tạo an toàn tổng thể với toàn bộ công nhân, kỹ thuật, giám sát của tất cả các nhà thầu và chủ đầu tư và chủ đầu tư, và tất cả mọi người đều phải tham gia.

Công tác đào tạo người lao động theo các nhóm lao động trong quy định của luật: Hiện tại công ty chưa có đủ điều kiện để đào tạo nội bộ vì thế chi phí dành thuê nhà cung cấp dịch vụ đào tạo cho công nhân tốn khá nhiều chi phí của nhà thầu, vì công nhân làm việc trên công trường đa số là đến làm việc theo mùa vụ, do đó họ chỉ làm thời gian ngắn, chi phí cho đào tạo lại khá tốn kém.

Hình 2 3 Công nhân thể dục và hô khẩu hiệu an toàn mỗi buổi sáng Nguồn Tác 1

Hình 2.3: Công nhân thể dục và hô khẩu hiệu an toàn mỗi buổi sáng

(Nguồn: Tác giả chụp)

Thứ 2 hàng tuần:


- Sinh hoạt an toàn, phổ biến cho công nhân các vấn đề, sự cố liên quan đến công tác an toàn lao động đã xảy ra trong lĩnh vực xây dựng (theo dõi thông tin trên báo chí).

- Nhắc nhở, công bố thông tin công nhân của các tổ đội/ nhà thầu có hành vi vi phạm an toàn lao động – vệ sinh môi trường trong tuần.

- Nhắc nhở những hành vi vi phạm an toàn lao động – vệ sinh môi trường mà công nhân các tổ đội/ nhà thầu thường phạm phải để tránh trình trạng tái diễn các hành vi trên ở công nhân các tổ đội khác.

- Cảnh báo cho công nhân các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra trong thời gian làm việc sắp tới tại công trường.

- Thông báo, phổ biến những nội quy/ quy định mới ban hành trong quá trình làm việc của Ban chỉ huy công trường đối với công nhân của các tổ đội/ nhà thầu đang làm việc trên công trường.

Hàng ngày:

- Kiểm tra việc tuân thủ của công nhân các tổ đội/ nhà thầu tham gia làm việc trên công trường về công tác an toàn lao động – vệ sinh môi trường (trang bị và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân).

- Kiểm tra lại hệ thống an toàn đã được thiết lập: lan can an toàn, biển báo an toàn, công tác che đậy hộp gen lỗ thông tầng, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn điện,…

- Triển khai công tác an toàn mới phát sinh thêm trong quá trình làm việc: lan can an toàn, biển báo an toàn, công tác che đậy hộp gen lỗ thông tầng, an toàn điện thi công,..kịp thời ngăn chặn những sự cố có thể xảy ra.

2.3.3.2. Huấn luyện an toàn công nhân mới vào làm việc

- Tất cả giám sát và công nhân của các nhà thầu đều được tham gia khóa huấn luyện ATVSLĐ trước khi khi bắt đầu vào làm việc. Trường hợp không tham gia khóa học này, nhà thầu sẽ không nhận được thẻ ID vào công trường làm việc.


- Trước khi huấn luyện ATVSLĐ, tất cả công nhân sẽ nộp “Thông tin cá nhân” theo mẫu được thiết kế như: Họ tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số CMND, địa chỉ liên lạc, tình trạng sức khỏe, kinh nghiệm …...

- Tất cả công nhân khi vào cổng đều được bộ phận bảo vệ kiểm tra và chỉ cho phép công nhân vào khi đã trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân:

- Giày BHLĐ

- Nón BHLĐ

- Áo BHLĐ

- Áo lưới phản quang

- Băng chân phản quang


Hình 2 4 Lớp học an toàn tại công trường Nguồn Tác giả chụp  Nội dung 2

Hình 2.4: Lớp học an toàn tại công trường

(Nguồn: Tác giả chụp)

Nội dung huấn luyện ATVSLĐ

- Huấn luyện giới thiệu ATVSLĐ cho người công nhân:

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của ATVSLĐ và trách nhiệm của mọi cá nhân.

- Sự định hướng về mặt bằng tổng thể công trường và môi trường làm việc.

- Nội quy làm việc (giờ làm việc, công việc tăng ca, ngày nghỉ, phương tiện vận chuyển, cấm hút thuốc, cờ bạc, rượu chè…).

- Nội quy công trường bao gồm kiểm soát cổng ra vào, nội quy đi lại trong công trường.


- Các hành động trong trường hợp ứng cứu khẩn cấp (Phát thảo quy trình ứng cứu khẩn cấp).

- Hệ thống các công việc được phép làm.

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Nhận diện có nguy cơ về tai nạn và biện pháp phòng ngừa.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của kho bãi

- Huấn luyện ATVSLĐ an toàn điện trên công trình:

+ Thực hiện công việc an toàn, cách điện, tiếp đất, cầu chì, hàn điện, sử dụng các dụng cụ an toàn, cách nhiệt, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân….

- Huấn luyện ATVSLĐ về làm việc trên cao (ngăn chặn té ngã):

+ Nguyên tắc làm việc trên cao, nguyên tắc sử dụng các thiết bị như thang, giàn giáo, gondola khi làm trên cao, cách sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Những mối nguy mà người lao động phải đối khi làm việc tại công trường, phân tích trách nhiệm an toàn.

- Huấn luyện an toàn máy móc thiết bị: Thực hiện các thao tác an toàn, chứng chỉ hành nghề, bảo trì và kiểm tra, tốc độ giới hạn…Công việc hàn cắt, hàn điện, bình gió đá, sử dụng bình cứu hỏa….

- Huấn luyện an toàn làm việc trong không gian hạn hẹp: Hệ thống công việc được cho phép, đo đạc, kiểm tra trước khi thực hiện công việc, kiểm soát lối vào, thông thoáng, phương tiện hô hấp, hệ thống di tản…

- Huấn luyện di tản, cứu hỏa, phòng chống cháy nổ

- Huấn luyện 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng).

- Công tác nâng, hạ cẩu và hoạt động cẩu tháp.

Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề của lái cấu, phương thức hoạt động an toàn, sử dụng dầm công xôn, kiểm tra và duy trì thiết bị, tín hiệu, treo móc, thiết bị an toàn.

- Nắm bắt các chất độc hại.


Cung cấp cho người lao động những thông tin về hóa chất độc, môi trường làm việc có hơi khi độc và những tác hại của chúng đối với con người.

Quy trình thực hiện công tác huấn luyện đầu vào tại dự án



Đầu vào

Lưu hồ sơ

- Ký cam kết

- Đánh giá

Phổ biến ATLĐ



Đăng ký HL

ATLĐ

Mở lớp huấn luyện theo chuyên đề


Lưu hồ sơ

- Kiểm tra

- Cấp Chứng chỉ

Sơ đồ 2.3. Quy trình huấn luyện đầu vào

(Nguồn: Ban quản lý dự án Hateco Laroma)

Huấn luyện đầu vào- Ban ATLĐ Công trường

- CBCNV-CN-TP được phổ biến kiến thức tại dự án, nội qui, qui định của ban quản lý

- Hướng dẫn sử dụng PTBVCN

- Hướng dẫn kiểm soát ra vào cổng

- Hướng dẫn sơ đồ lối thoát hiểm

- Hướng dẫn sử dụng biển báo và khu vực vệ sinh

- Xem phim tuyên truyền công tác an toàn

- Ký cam kết, lưu sổ huấn luyện

Huấn luyện tính chất công việc, bồi dưỡng nghiệp vụ ATLĐ: Ban ATLĐ Công ty

- Phổ biến Pháp Luật ATLĐ

- Công việc có yếu tố nguy hiểm

- Tuyên truyền ý thức ATLĐ

- Kiểm tra, Cấp chứng chỉ, chứng nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024