Những Nhược Điểm Của Kinh Tế Hộ Trong Kinh Tế Thị Trường Có Sự Quản Lý Của Nhà Nước Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Nước Ta


nông hộ thời kỳ tiền hợp tác, các hộ nông dân thời kỳ này có sự phong phú về loại hình, về cơ cấu ngành nghề. Sự phân hóa về sản xuất và mức thu nhập cũng bộc lộ rò. Việc xác định vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân và thực hiện vai trò đó trong thực tế đã dẫn đến kết quả: hộ nông dân là đợn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho vai trò độc tôn của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trước đây. Vai trò, địa vị kinh tế chủ yếu thể hiện ở chỗ hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, cung cấp đại bộ phận nông phẩm cho xã hội. Về nông sản thực phẩm, kinh tế hộ đã cung cấp 95%-98% sản phẩm chăn nuôi và gần 100% rau quả. Về sản phẩm lương thực, kinh tế hộ đã tạo ra một khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 90%, trong đó xuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn/ năm [13]. Sau một thời gian “khoán 10” đi vào thực tiễn, có thể dễ dàng thấy rằng kinh tế nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh phần lớn là nhờ vào sự năng động của kinh tế hộ.

Tác dụng của cơ chế Khoán 10 cùng với những thành tựu về thủy lợi, cải tạo giống, thâm canh tăng năng suất ở đồng bằng Bắc Bộ và mở rộng diện tích đất canh tác ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa nền nông nghiệp Việt Nam sang trang sử mới. Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1988 vẫn còn phải nhập khẩu hơn 450.000 tấn gạo, nhưng từ năm 1989, Việt Nam vừa bảo đảm nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ, vừa xuất khẩu gạo mỗi năm từ 1 đến 1,5 triệu tấn, tiến dần lên 4 đến 4,5 triệu tấn rồi trên 6 triệu tấn như hiện nay.

Kinh tế nông hộ có những ưu điểm sau:

Một là, toàn bộ kết quả sản xuất sau khi trừ khoản nộp thuế và những nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thuộc quyền định đoạt của hộ, được tự do mua bán trên thị trường nên thu nhập và mức sống của hộ tăng lên. Kể từ năm 1988, việc chuyển sang phát triển kinh tế hộ, lấy hộ làm đơn vị kinh tế cơ bản trong nông thôn thì thu nhập và mức sống của nông dân càng được nâng lên. Hạt lúa đã gắn với công sức và quyền lợi của người nông dân, đây là động lực quan


trọng để người nông dân chăm lo đến nông nghiệp. Những hộ nông dân có nhiều đất đai, nhiều vốn đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, hoặc chuyển sang ngành nghề khác, tiến hành sản xuất hàng hoá. Những mặt tích cực và hiệu quả kinh tế của mô hình này đã được chứng minh trong thực tế. Sự xác lập và phát triển vai trò tự chủ của nông hộ đã có tác động to lớn tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới.

Hai là, lợi ích kinh tế nói trên đã kích thích tinh thần tự giác, tự nguyện lao động tích cực của những người trong hộ và khơi dậy các tiềm năng của hộ. Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ đã khơi dậy tiềm năng to lớn ẩn dấu trong từng hộ gia đình, từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, cải tạo và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, kích thích những người trong hộ tự nguyện lao động. Khác với trong công nghiệp, đơn vị sản xuất cơ bản có tính phổ biến trong nông nghiệp là từng hộ nông dân chứ không phải là xí nghiệp quy mô lớn với đông đảo công nhân. Lao động cụ thể của từng hộ gia đình có điều kiện gắn bó mật thiết với đất đai, cây trồng và vật nuôi để kịp thời ứng phó với những thay đổi bất ngờ của ngoại cảnh và đòi hỏi của đối tượng lao động. Điều đó càng trở nên thuận lợi và có hiệu quả hơn nếu người lao động đồng thời cũng là người chủ đất đai, cây trồng, vật nuôi, người chủ trong tổ chức sản xuất và kinh doanh. Ở nước ta, kinh tế nông hộ đã trải qua nhiều bước thăng trầm mới được xác lập là một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp và nông thôn. Những chủ trương và quyết sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đã giải phóng hộ nông dân khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ, để họ làm chủ quá trình sản xuất kinh doanh của mình, trực tiếp đối mặt với cơ chế thị trường… Điều này đã trở thành động lực để khơi dậy những tiềm năng trong mỗi hộ nông dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp làm cho bộ mặt nông thôn Việt Nam trong những năm đổi mới có nhiều khởi sắc. Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế thích ứng với


những biến động của nền kinh tế đang phát triển, tự khai thác nguồn lao động gia đình, linh hoạt trước sự thay đổi môi trường sản xuất, là hình thức tổ chức đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện sản xuất nông nghiệp thủ công. Là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội, hộ là chủ sở hữu hoặc chủ thể sử dụng đất đai và những tư liệu sản xuất chủ yếu khác; là đơn vị độc lập tham gia vào phân công lao động chung của toàn xã hội; hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất thích nghi với các ngành sản xuất nông nghiệp. Hộ với tư cách là tế bào của xã hội, là cơ sở để hình thành những mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, nơi giáo dục, gìn giữ, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Lao động gia đình của nông hộ được xác định là tất cả những người trong gia đình có khả năng lao động và sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ để cung cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của nông hộ gồm những người trong độ tuổi lao động và cả những người ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động khi cần thiết. Lao động của gia đình không loại trừ lao động đổi công, lao động thuê mướn hoặc đi làm thuê vào thời vụ lao động như thời điểm làm đất, thu hoạch... Xác định lao động gia đình của hộ nông dân cần chú ý đến trình độ lao động, tay nghề lao động, đặc biệt là lao động tiềm năng, tức những người đang học nghề, hoặc chưa đến tuổi lao động còn đi học...

Ba là, kinh tế hộ có thể kết hợp với nghề thủ công gia đình để tận dụng thời gian nông nhàn, tăng thu nhập và phát triển hàng hóa. Trong điều kiện quy mô đất đai quá nhỏ, nhân khẩu tiếp tục tăng, khả năng tìm kiếm việc làm mới trong và ngoài nông nghiệp khó khăn, lại hoạt động theo mùa vụ nên có khoảng thời gian nông nhàn. Ban đầu người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó, chúng được đem đi bán để kiếm thêm thu nhập.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn ở nước ta hiện nay - 3


Chính những nghề phụ ấy đã phá vỡ các quan hệ kinh tế khép kín, thúc đấy phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa phát triển.

1.1.3.Những nhược điểm của kinh tế hộ trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Khi phát triển tới một trình độ nhất định, kinh tế nông hộ phát huy hết tiềm năng và ưu điểm của nó, bắt đầu bộc lộ những nhược điểm của sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu. Nổi bật là:

Thứ nhất, kinh tế hộ khó tiếp cận với các dịch vụ đầu vào của sản xuất. Là nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thuộc tốp thấp nhất thế giới, trung bình 0,3ha/người trong bối cảnh 70% dân số sống ở nông thôn, đa số làm nghề nông, nền nông nghiệp của nước ta nhỏ lẻ, manh mún. Việc đưa máy móc vào đồng ruộng rất khó khăn, việc tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho trồng trọt và chăn nuôi như giống cây trồng vật nuôi, bảo hiểm nông nghiệp, vốn và kỹ thuật sản xuất của các nông hộ còn hạn chế. Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để sản xuất hàng hóa lớn đã khó, việc tiếp cận đầu vào cho sản xuất nông nghiệp càng khó khăn không kém, giá cả thị trường biến động thường bất lợi cho các hộ nông dân, giao thông khó khăn, vốn ít nên không thể mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu.

Thứ hai, kinh tế hộ thiếu thông tin về thị trường, thiếu phương tiện vận chuyển nông sản, khó tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thường bị ép cấp, ép giá, được mùa mất giá được giá mất mùa. Phẩm chất nông sản của các hộ khác nhau, khó tập trung khối lượng lớn để xuất khẩu.

Thứ ba, trình độ lành nghề của lao động nói chung là thấp, quy mô diện tích nhỏ, khó ứng dụng kỹ thuật tiên tiến nên năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém nên chịu nhiều rủi ro. Các Mác từng nhận xét: được mùa lại là sự rủi ro với


tiểu nông vì khi được mùa, giá nông sản hạ, những đơn vị ứng dụng kỹ thuật tiên tiến sẽ có giá thành cá biệt của nông sản thấp nên bán theo giá thị trường hạ vẫn có lãi, còn tiểu nông, chi phí cao, giá thành cá biệt cao nên bán theo giá thị trường hạ không bù lại được đủ chi phí, có khi phá sản, vỡ nợ. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động thấp, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản phẩm hàng hoá của các hộ gia đình chưa cao, chủ yếu dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn. Một hạn chế nữa trong lao động nông thôn đó là việc sử dụng quỹ thời gian còn thấp, do tính thời vụ, khó kiếm việc làm trong lúc nông nhàn nên đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp.

Thứ tư, nông hộ không có điều kiện để bảo quản và chế biến nông sản (như sấy, kho dự trữ…) nên thường bị thất thoát nhiều trong khâu sau thu hoạch và khó đảm bảo chất lượng nông sản cao cũng dẫn đến giảm thu nhập

Thứ năm, do thu nhập thấp nên phần lớn nông hộ chưa tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội vì vậy cả sản xuất và đời sống của người nông dân đều bấp bênh, không ổn định. Các hộ nghèo, hộ thuần nông gặp rủi ro nhiều hơn và gặp thiệt hại nặng nề hơn so với các hộ khác. Những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh là phổ biến nhất.

1.2 YÊU CẦU TẤT YẾU CHUYỂN KINH TẾ NÔNG HỘ LÊN SẢN XUẤT LỚN

Muốn nâng cao đời sống của nông dân phải khắc phục các nhược điểm của kinh tế hộ, bắt buộc phải chuyển kinh tế hộ lên sản xuất hàng hóa lớn bằng cách là liên kết kinh tế nông hộ với các doanh nghiệp lớn chế biến và tiêu thụ nông sản hoặc là thành lập các hợp tác xã nông nghiệp hoặc là hình thành các trang trại.


1.2.1 Hình thức hợp tác xã

Trong những lúc thời vụ khẩn trương, nhu cầu lao động của các hộ vượt quá khả năng của gia đình đã xuất hiện việc đổi công, hiệp tác trong cộng đồng nông thôn. Cùng với quá trình chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, khu vực hợp tác xã Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm. Các hợp tác xã kiểu mới dần dần hình thành và phát triển, dựa trên sự gắn kết chặt chẽ các xã viên, đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ của họ cũng như nắm bắt tốt những cơ hội do thị trường mang lại.

Tham gia hợp tác xã, nông dân được hỗ trợ những việc mà họ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệu quả, khắc phúc được những nhược điểm và hạn chế khi sản xuất kinh doanh đơn lẻ. Hợp tác xã nông nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, giúp nhau tăng sức cạnh tranh, khai thác các nguồn tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật để phát triển, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các hộ sản xuất, xã viên với nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước. Hợp tác xã nông nghiệp góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn; phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho lao động nông nghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin khoa học - kỹ thuật và thông tin thị trường đến các xã, thôn. Hợp tác xã phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và người lao động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, là tiền đề quan trọng để thực hiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn; các hợp tác xã phát huy tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt nghèo, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường và ổn định xã


hội ở nông thôn. Hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn: hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội, như nhà mẫu giáo, nhà trẻ, nhà văn hoá, trường học để phục vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư.

Tuy nhiên để xây dựng được hợp tác xã đòi hỏi những điều kiện mà phần lớn số hộ chưa đáp ứng được, cần phải có thời gian chuẩn bị như:

a. Điều kiện để hiệp tác lao động phát huy ưu thế so với lao động cá thể là tập trung tư liệu sản xuất, quy mô tập trung tư liệu sản xuất quyết định quy mô tập trung sức lao động. Điều kiện này đòi hỏi có vốn, nhưng các hộ hầu hết là nghèo, ít vồn riêng lại khó tiếp cận tín dụng nên quy mô vốn nhỏ, thêm vào đó là tâm lý ngại tập trung ruộng đất, chưa khuyến khích được người nhiều vốn, nhiều kinh nghiệm quản lý, kinh doanh tham gia hợp tác xã. Thực trạng chung của các hợp tác xã là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là các hợp tác xã trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố định ở các hợp tác xã chiếm tỷ lệ cao, từ trên 70% đến 95%, nhưng lại thường thiếu vốn lưu động, do đó cũng không phát huy được công suất và hiệu quả vốn cố định, trong khi vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp.

b. Hợp tác xã phải có chỉ huy và kế toán, đòi hỏi phải đào tạo cán bộ quản lý có trình độ. Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông; sở hữu manh mún của các xã viên đối với tài sản của mình làm hạn chế các quết định của hợp tác xã. Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng được các yêu cầu trên do năng lực hoạt động kém, hiệu quả thấp. Hợp tác xã chỉ mới đảm nhiệm được một phần nhỏ các dịch vụ cung ứng phân bón và giống, còn phần lớn phải dựa vào các đại lý tư nhân.


c. Khi hợp tác xã hoạt động tốt, năng suất lao động tăng, số lao động của hộ dôi dư, đòi hỏi phải giải quyết việc làm nhưng chưa tìm được biện pháp hữu hiệu.

d. Sản phẩm hàng hóa tuy còn ít nhưng cũng gặp khó khăn về tiêu thụ, bị thương lái ép cấp, ép giá.

1.2.2. Mô hình kinh tế trang trại

Nông hộ cũng có thể lên sản xuất lớn bằng cách chuyển thành trang trại. Kinh tế trang trại là bước phát triển cao hơn của kinh tế hộ, tuy nhiên, để phát triển loại hình kinh tế này cũng gặp nhiều thách thức lớn, nhất là ở vùng đồng bằng, đất chật người đông, bình quân diện tích nhân khẩu thấp, gây khó khăn trong việc tập trung ruộng đất quy mô lớn để làm trang trại. Ngoài ra, kinh tế trang trại còn nhiều hạn chế như:

- Hầu hết các trang trại gia đình, trình độ quản lý của chủ trang trại còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa chú trọng vào việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.

- Hầu hết lao động làm thuê cho các trang trại thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, chưa được đào tạo qua các trường lớp. Nhiều trang trại còn lúng túng về phương hướng sản xuất, thu nhập thấp. Phần lớn các trang trại chưa được thừa nhận về mặt pháp lý nên chưa có tư cách pháp nhân trong quan hệ giao dịch với cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế, nhất là đối với ngân hàng.

- Thực tế, chủ trang trại chỉ được xem như là một chủ hộ nông dân bình thường, trong khi đó qui mô sản xuất của chủ trang trang trại lớn, nhất là vốn. Thiếu tư cách pháp nhân chủ trang trại chịu thiệt thòi về nhiều mặt, do đó họ chưa yên tâm và không có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. Các trang trại đều có qui mô ruộng đất vượt quá hạn điền theo quy định của Luật đất đai hiện hành. Hầu hết quỹ đất của trang trại là do khai hoang, phục hóa và nhận chuyển nhượng từ người khác. Nguồn vốn và lao động của gia đình, nhưng lại

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí