Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Tiến Về Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Thương Mại


triển Nông thôn Việt Nam­ chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về phát triển chất lượng cho vay sản xuất nông nghiệp, đánh giá thực trạng về dịch vụ trong giai đoạn 2017­2019, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển chất lượng cho vay sản xuất nông nghiệp đối với KHCN. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ phân tích trên phạm vi hẹp là tại Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Hồ Đức Minh ( 2018), luận văn thạc sỹ, Chất lượng cho vay KHCN tại

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam­ chi nhánh Huế. Tác giả phân loại các hình thức cho vay, làm rõ đặc điểm của các hình thức, đối tượng vay vốn. Đồng thời tác giả nêu rõ thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng, quy trình, các điểm nổi bật, từ đó đưa ra được nhận xét khách quan nhất để phát triển chất lượng dịch vụ một cách tốt nhất, đưa ra đề suất chiến lược và kiến nghị giải pháp cụ thể cho Ngân hàng.

Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), Khóa luận tốt nghiệp, Đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế. Trong bài luận, tác giả hệ thống hóa các lý luận về cho vay tiêu dùng của các Ngân hàng thương mại, phân tích đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hfnag TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế, sau đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cáo chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.

Đỗ Đức Hiệp (2016), Luận văn thạc sỹ, Chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhở tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long. Luận văn đã tổng quan chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ, vị trí, vai trò của nó đối với nền kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng về quan hệ cho vay của ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ ra được những tồn tại và nguyên nhân đưa ra giải pháp kiến nghị với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương – chi nhánh Thăng Long giúp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Nguyễn Thị Như Thủy (2015), Luận án tiến sĩ, Hiệu quả tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam. Luận án hệ thống lại các đề tài nghiên cứu quốc tế về hoạt động tín dụng, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại. Luận án đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng riêng biệt như hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, hệ số thu hồi nợ, hệ số rủi ro tín dụng với chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng tổng thể là lợi nhuận hoạt động tín dụng. Luận án cũng gợi ý một số giải pháp cải thiển các chỉ

tiêu về

hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

tín dụng, đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng

thương mại nói chung.

Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội II - 3

Nguyễn Hà Linh (2015), Luận văn thạc sỹ, Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ­ Chi nhánh Láng Hạ. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu những lý luận chung về cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các đặc điểm cho vay của ngân hàng, vai trò của cho vay, nguyên tắc cấp tín dụng là những vấn đề mà tác giả quan tâm. Dựa trên số liệu thu thập được, thông qua việc phân tích đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tác giả đưa ra những mặt tích cực và những điểm hạn chế trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục.

Cùng với những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều công trình khác nghiên cứu về các nội dung lý luận và thực tiễn của chất lượng cho vay KHCN tại NHTM theo phạm vi nghiên cứu của từng đề tài. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về Chất lượng cho vay KHCN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam­ Chi nhánh Hà Nội II trong giai đoạn 2018­ 2020. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài nay có giá trị cả về mặt lý luận và ý nghĩa thực tiễn.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

3.1. Mục tiêu nghiên cứu


Nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ­ Chi nhánh Hà Nội II, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao công tác này tại Chi nhánh trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

­ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cho vay khách hàng cá nhân và chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

­ Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Nội II, từ đó tổng hợp những ưu điểm và hạn chế trong công tác này tại Chi nhánh.

­ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Nội II.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

­ Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Hà Nội II.

­ Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Hà Nội II.

Về thời gian: Các thông tin và số liệu phục vụ làm luận văn thu thập được chủ yếu từ năm 2018 đến năm 2020, đề xuất giải pháp đến năm 2025.

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội II.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập thông tin


Thông tin thứ cấp

Nội dung thu thập thông tin thứ cấp gồm các nội dung sau:

­ Cơ sở lý thuyết liên quan đến phát triển thuyết liên quan đến chất lượng cho vay KHCN tại các ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm và các hình thức cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Các thông tin này được thu thập từ các nghiên cứu đi trước: các bài báo, luận văn, luận án được công bố trên các website và tạp chí khoa học.

­ Thông tin liên quan đến thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng: kết quả hoạt động huy động vốn, kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin thứ cấp quan trọng liên quan đến đề tài bao gồm các thông tin phản ánh chất lượng cho vay KHCN tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ­ chi nhánh Hà Nội II: các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay, các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ­ Chi nhánh Hà Nội II .

5.2. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin sau khi thu thập được tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm Excel và tổng hợp lại dưới dạng bảng biểu để dễ dàng cho việc phân tích dữ liệu. PHần mềm excel được sử dụng để tính toán các dữ liệu.

5.3. Phương pháp phân tích thông tin

Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp sau đây để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu, cùng các số liệu thu thập được để tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu:

­ Phương pháp thống kê mô tả: Tác giả sử dụng để mô tả sơ lược về đối tượng mà tác giả tiến hành nghiên cứu. Do các cán bộ và nhân viên của Chi nhánh nắm rõ về quy trình tín dụng và các hoạt động tín dụng cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh. Do đó, tác giả tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ và nhân viên của Chi nhánh


­ Phương pháp so sánh: Mục đích của phương pháp so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đặc trưng của đối tượng được nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả so sánh kết quả hoạt động chung của ngân hàng, kết quả hoạt động huy động vốn, kết quả hoạt động cho vay và các kết quả phản ánh chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Chương 2 : Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội II.

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội II


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIẾN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm

Cho vay là hoạt động truyền thống nhất của NHTM và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tỷ trọng tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất. Đây là một hình thức cấp tín dụng mà theo đó NHTM giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Trong đó khách hàng cá nhân và hộ gia đình ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM. Các cá nhân và hộ gia đình vay tiền từ NHTM để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư cho mục đích kinh doanh sản xuất của mình.

Theo Lê Thị Quyên, Thebank.vn Blog, “ Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức tài trợ tài chính của ngân hàng, công ty tài chính. Sau khi nhận được yêu cầu vay vốn, ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ giải ngân một khoản tiền nhất định tới khách hàng với cam kết sẽ phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong thời gian xác định.

Như vậy, Hoạt động cho vay KHCN là hình thức cho vay mà Ngân hàng

chuyển nhượng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.

1.1.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

­ Thời hạn của các khoản vay ngắn

Với khách hàng là các doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụng với mục đích tài trợ cho tài sản cố định hay xây dưng nhà xưởng… Còn với


KHCN, chủ yếu các khoản vay là những khoản vay ngắn hạn, chỉ có một phần trung hạn, dài hạn hầu như không có.

­ Các khoản cho vay có độ rủi ro cao

Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật,

… thì ngay lập tức thu nhập đó hoặc giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn. NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro đó, mà công tác thẩm định, quản lí khách hàng lại không thể kiểm soát được hết tất cả. Chính vì điều này, rất nhiều NHTM trong một thời gian dài trước đây đã rất "ngại" cho KHCN vay vốn. Nhưng hiện nay, nhận thấy hoạt động cho vay đối với KHCN mang lại một nguồn thu không nhỏ nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này. Và công tác quản lí rủi ro ngày càng được các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn.

­ Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn

Đặc điểm của KHCN là vay nợ với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất hộ gia đình nên món vay thường có giá trị nhỏ. So với các khoản vay của các doanh

nghiệp thì khoản vay này nhỏ hơn rất nhiều lần. Tuy vậy nhưng đối tượng

KHCN thường là đông đảo nhất. Ngoài ra, các khoản vay của KHCN thường xuyên phát sinh và khối lượng giao dịch ngày càng lớn. Vì số lượng khoản vay nhiều nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN sẽ không nhỏ nếu Ngân hàng biết cách huy động và làm tốt các công tác quản lí có liên quan khác.

­ Chi phí thẩm định lớn

Để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc thu nhập thông tin cá nhân là rất khó khăn (thường không đầy đủ và thiếu chính xác) nên các NHTM sẽ chấp nhận chi phí cao để đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay.

­ Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác

Lãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất khác của các khoản vay khác của NHTM. Do quy mô của các khoản vay thường không lớn nhưng chi


phí bỏ ra để quản lí lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao để bù đắp chi phí(gồm chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lí…).

1.1.3. Phân loại cho vay khách hang cá nhân

­ Căn cứ vào mục đích vay

Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích cư trú: cho vay nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình.

Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng: cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm phương tiện, đồ dùng sinh hoạt, du lịch, học hành, giải trí, chữa bệnh,…

Cho vay KHCN nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: cho vay để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh nhỏ ở từng cá nhân, hộ gia đình, vay để buôn bán sản xuất kinh doanh,…

­ Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Cho vay KHCN trả một lần khi đáo hạn: Là các khoản vay ngắn hạn của cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay đáo hạn.

Cho vay trả góp: Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hoặc nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc quý). Khoản cho

vay được trả làm nhiều lần theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng,

phương thức này được dùng để tài trợ cho việc mua sắm các vật dụng đắt tiền như mua ô tô, mua nhà,…

Cho vay theo thẻ tín dụng: thẻ tín dụng cung cấp một dòng tín dụng thường xuyên và quay vòng mà khách hàng có thể sử dụng bất cứ khi nào họ có nhu cầu.

Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi: Khi khách hàng có một tài khoản tiền gửi ở ngân hàng, khách hàng có thể chi vượt một giới hạn nhất định so với số tiền có trên tài khoản của mình trong một khoản thời gian xác định.

­ Căn cứ vào hình thức cho vay

Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệp đã bán chịu hàng hoá hoặc đã cung cấp các

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí