- Liên đoàn lao động quận Hoàn Kiếm tặng cờ: "Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc".
- Đồng chí Nguyễn Minh Hiền - Giám đốc công ty được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Nhà doanh nghiệp giỏi năm 2001.
- Từ năm 1998 - 2001 Đảng bộ công ty đều được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Năm 2002:
- UBND thành phố Hà Nội tặng cờ Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua.
- Tổng Liên đoàn lao động tặng bằng khen - Công đoàn vững mạnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Lượng Sách Phân Phối Cho Các Kênh Của Công Ty Phs Hà Nội
- Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường - 9
- Công Ty Phát Hành Sách Hà Nội Với Các Công Tác Văn Hóa Xã Hội Khác
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Tiếp Tục Đẩy Mạnh Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Công Ty Phát Hành Sách Hà Nội
- Đẩy Mạnh Hoạt Động Marketing, Tiếp Thị Xuất Bản Phẩm
- Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
- Thành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen.
Chương 3
Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách Hà Nội trong thời gian tới
3.1. phát triển văn hóa thông tin trong điều kiện đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trước Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), nền kinh tế - xã hội của nước ta được quản lý theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Trong điều kiện có hệ thống XHCN hùng mạnh, có viện trợ lớn và chiến tranh kéo dài, cơ chế ấy đã phát huy được những mặt tích cực, vì thế chúng ta đã dành được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế... tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Và xét về mặt nào đó, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của thời chiến.
Sau khi cả nước thống nhất, đi vào xây dựng kinh tế thì cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều nhược điểm, trở thành lực cản của sự phát triển, không tạo được động lực phát triển, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, giảm năng suất, chất lượng và hiệu quả, hạn chế tính chủ động, năng động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân người lao động... Tình trạng này kéo dài là do chúng ta quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu với hệ thống pháp lệnh chi tiết từ trên xuống, các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, kế hoạch hóa mệnh lệnh, không chú ý đến quan hệ hàng hóa - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, thực hiện chế độ cấp phát và giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều nấc trung gian, cán bộ quản lý thiếu năng động, không thạo kinh doanh, cơ chế phân phối bình quân, bao cấp, cào bằng...
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã phân tích những mặt yếu kém và hậu quả của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp một cách toàn diện, chỉ rõ việc cần thiết cấp bách phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường. Do đó ở nước ta, tình hình kinh tế - xã hội hơn 15 năm qua đã có sự chuyển biến to lớn:
- Từ một nền kinh tế thuần nhất về thành phần và chế độ sở hữu (quốc doanh và tập thể) chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần và sở hữu đa dạng.
- Từ nền kinh tế hiện vật chuyển sang nền kinh tế hàng hóa.
- Từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Từ nền kinh tế khép kín, đóng cửa, tự cung tự cấp chuyển sang nền kinh tế mở cửa hội nhập với bên ngoài.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích và phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh.
Thực tiễn hơn mười lăm năm đổi mới vừa qua cho thấy, mô hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là mô hình cho phép tìm tòi một thể chế kinh tế vừa tiếp thu được những thành tựu hàng trăm năm của kinh tế thị trường vừa xác định khuôn khổ mới cho sự vận hành của thị trường có tổ chức, có hướng dẫn, đáp ứng các mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong từng giai đoạn phát triển. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường phát triển rút ngắn để vừa tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững vừa khắc phục, hạn chế những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, cũng như của cơ chế kế hoạch hóa tập trung hành chính quan liêu, thực hiện có hiệu quả mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Với cơ chế cũ, hầu như mọi hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội đều dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, không huy động được các tiềm năng trong xã hội, trong người dân. Cơ chế mới đã động viên được mọi nguồn lực xã hội, phát huy cao độ tính chủ động của toàn dân, kích thích sự sáng tạo, trọng dụng mọi tài năng, tạo động lực phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất trên cơ sở thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, khai thác mọi tiềm năng trong nước đi đôi với sử dụng thành quả của nền kinh tế thế giới để phục vụ mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thể chế của các thành phần kinh tế tự do, tự chủ kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Trong điều hành các hoạt động kinh tế, hạn chế tối đa những mệnh lệnh hành chính, để cho các hoạt động thị trường diễn ra chủ yếu dựa trên quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, bảo đảm nguyên tắc vận hành chủ yếu là nền kinh tế là nguyên tắc thị trường. Nhà nước quản lý bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách... nhằm giải phóng sức sản xuất, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và của toàn thể nhân dân.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Đó là đặc trưng và là mục tiêu quan trọng của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Do tác động của quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh, kinh tế thị trường thúc đẩy con người vì mục đích thiết thân mà không ngừng "nhân đôi" mình lên trong sản xuất ra hàng hóa với số lượng và chất lượng ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường và do đó cũng "nhân đôi" mình lên về trình độ hiểu biết, về sáng tạo và sự khôn ngoan. Nhưng tuyệt đối hóa tác dụng của kinh tế hàng hóa tới mức sùng bái hàng hóa, sùng bái đồng tiền thì nó sẽ làm tha hóa bản chất người của con người, làm tha hóa văn hóa và đạo đức.
Sự tác động của việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa là rất to lớn. Trong điều kiện cơ chế thị trường, đời sống của cư dân thay đổi, các phương tiện giải trí phát triển, hiện tượng xóa bao cấp diễn ra, sản phẩm văn hóa cũng được coi là một loại hàng hóa được bán rộng rãi, hoạt động văn hóa nói chung cũng phải lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi.
Khi phân chia các loại thị trường, các nhà kinh tế căn cứ vào loại hàng hóa, dịch vụ trao đổi, mua bán và phạm vi trao đổi, mua bán đã xác định có các loại thị trường sau đây: Thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường bất động sản; thị trường lao động; thị trường khoa học và công nghệ... Và ở lĩnh vực văn hóa thông tin có thị trường văn hóa - thông tin (trong đó thị trường XBP, thị trường sách là một trong các thị trường văn hóa tiêu biểu). Thị trường văn hóa vừa mang những nét chung của thị trường, vừa có những nét đặc thù của mình, do hàng hóa ở đây là sản phẩm văn hóa. Là một lĩnh vực hoạt động xã hội, ngành văn hóa thông tin đương nhiên sẽ chịu những tác động cả tiêu cực lẫn tích cực của nền kinh tế thị trường. Xem xét những tác động ấy phải xuất phát từ những đặc trưng của ngành văn hóa thông tin:
- Thứ nhất, nội dung quản lý của ngành văn hóa thông tin là những hoạt động văn hóa thông tin như: văn hóa, nghệ thuật, báo chí, xuất bản, in, phát hành, điện ảnh, bảo tồn bảo tàng, thư viện, thông tin cổ động, triển lãm, quảng cáo, nhiếp ảnh... (sau đây gọi chung là các ngành văn hóa thông tin) và trực tiếp chỉ đạo một số hoạt động văn hóa thông tin có tính quốc gia, quốc tế. Những hoạt động này là những hoạt động liên quan đến lĩnh vực tư tưởng, đến việc truyền bá hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng những hoạt động này lại có những đặc thù, bởi những hoạt động ấy đều là những hoạt động sáng tạo tinh thần.
- Thứ hai, chủ thể quản lý của ngành văn hóa thông tin là những cán bộ khoa học văn hóa nghệ thuật, thông tin, những nghệ sĩ, những cán bộ tác nghiệp v.v... Đội ngũ cán bộ quản lý của ngành văn hóa thông tin, vừa là những chiến sĩ tư tưởng của Đảng trên mặt trận tư tưởng, lại vừa là những nghệ sĩ trên mặt trận nghệ thuật văn hóa.
- Thứ ba, đối tượng quản lý của ngành văn hóa thông tin là tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội, bởi hoạt động văn hóa là hoạt động liên quan đến mọi người, văn hóa xét cho cùng là hoạt động sáng tạo của con người, vì con người.
- Thứ tư, các sản phẩm của văn hóa thông tin luôn mang tính chất kép vừa là hàng hóa thông thường, vừa là hàng hóa đặc biệt. Đây là vấn đề lâu nay chúng ta ít quan tâm, ít muốn thừa nhận, hoặc quá nhấn mạnh vào khía cạnh sản phẩm văn hóa là hàng hóa đặc biệt, mà quên hàng loạt sản phẩm văn hóa có tính chất hàng hóa hoặc là hàng hóa. Thực ra, chính đây là mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Nghĩa là chúng ta phải thừa nhận sự tác động của quy luật giá trị đối với sản phẩm văn hóa, với tư cách là hàng hóa, kể cả đây là loại hàng hóa đặc biệt. Quy luật giá trị, với mặt tích cực của nó, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm văn hóa, với mặt tiêu cực của nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục, hoàn thiện nhân cách của con người. Chẳng hạn, một băng nhạc được nhà xuất bản của Bộ Văn hóa Thông tin phát hành, đương nhiên, đây là một hàng hóa, băng nhạc ấy phải chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu của thị trường. Chất lượng của băng nhạc về mặt kỹ thuật, về mặt hấp dẫn hay không của những bài ca được thu trong băng, chi phí đầu vào của khâu sản xuất để dẫn tới giá thành, tất cả các công việc ấy đều chịu sự tác động của quy luật giá trị, mặt khác, băng nhạc ấy có tiêu thụ được hay không lại do quy luật cung cầu của thị trường. Nhưng băng nhạc ấy lại là một hàng hóa đặc biệt, liên quan đến việc bồi dưỡng tâm hồn tư tưởng nhân cách của nhiều con người, đến môi trường văn hóa thẩm mỹ của thời đại, vì vậy khi đưa vào lưu hành người quản lý phải rất cẩn thận, không thể chạy theo lợi nhuận để đưa ra ngoài đời những ấn phẩm, những băng nhạc độc hại. Không như các loại hàng hóa khác, những sản phẩm văn hóa ở ngoài đời, nếu là sản phẩm độc hại, nó không chỉ có hai với thế hệ hôm nay mà còn tới những thế hệ mai sau.
Xem xét ảnh hưởng của thị trường đối với văn hóa thông tin, rõ ràng cần nhìn trên cả hai chiều tích cực lẫn tiêu cực. Quan sát sự vận động của văn hóa thông tin trong những năm vừa qua cho thấy mặc dù còn có sự bỡ ngỡ, sự e dè, hẫng hụt của phần lớn các hoạt động văn hóa thông tin khi bước vào nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng cũng thời gian này, không ít hoạt động văn hóa thông tin đã nhanh chóng
thích ứng được với nền kinh tế thị trường, chẳng hạn như các doanh nghiệp, các công ty của ngành văn hóa thông tin, mà rõ nhất là cái doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, các tờ báo, một số hoạt động nghệ thuật...
Bên cạnh những thành tựu bước đầu rất quan trọng, việc xây dựng kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều vấn đề văn hóa - xã hội rất phức tạp như sự phân hóa xã hội, phân hóa giàu nghèo. Thực tế trong những năm đổi mới cho thấy bên cạnh một bộ phận nhân dân giàu lên chính đáng, đã và đang xuất hiện những kẻ làm giàu bằng bất cứ giá nào. Điều đó tạo nên sự chênh lệch quá đáng về thu nhập, gây ra sự phân hóa hai cực giàu nghèo, tạo nên bất công xã hội. Chạy theo đồng tiền, một số người dùng mọi thủ đoạn phi pháp, bất lương như tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, kể cả việc gây tội ác... Như vậy là cùng với sự kích thích sản xuất phát triển kinh tế, cơ chế thị trường còn là miếng đất tốt để nảy sinh và phát triển nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội. Cùng với việc xóa bỏ bao cấp (để hạch toán kinh doanh, tự chủ kinh doanh...), cơ chế thị trường đã biến văn hóa nghệ thuật thành một thứ hàng hóa thông thường và thích ứng với hoàn cảnh đó, văn hóa - nghệ thuật thương mại đã ra đời và có lúc chiếm lĩnh đời sống văn hóa. Khuynh hướng thương mại hóa văn hóa, thông tin, nghệ thuật, giáo dục... đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, làm cho đời sống xã hội có biểu hiện xuống cấp, đạo lý bị sa sút, tâm lý hưởng thụ tăng lên, tình anh em, bạn bè, đồng chí bị đồng tiền chi phối, lối sống ích kỷ, thực dụng đồi trụy có nguy cơ phát triển, các tệ nạn xã hội gia tăng. Các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, định hướng giá trị về chuẩn mực xã hội truyền thống đang có nguy cơ bị bào mòn, một số tàn dư của xã hội cũ đã có thời kỳ lắng xuống nay lại trỗi dậy, nền văn hóa truyền thống của dân tộc phần nào bị mai một bởi sự xâm nhập của nền văn hóa ngoại lai.
Việc khắc phục những mặt tiêu cực trên bình diện văn hóa - xã hội hiện nay là một quá trình lâu dài cần được giải quyết từng bước và quan trọng nhất vẫn là tăng cường vai trò xã hội của Nhà nước trong công tác quản lý và xây dựng kinh tế, văn hóa của nước mình. Nhà nước cần phải gắn các mục tiêu, kế hoạch kinh tế với các mục tiêu kế hoạch phát triển văn hóa, xã hội. Bên cạnh việc giải quyết hiệu quả kinh tế còn phải chú ý đến hiệu quả văn hóa, xã hội, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tiêu cực mà xã
hội phải trả cho bước chuyển đổi để phát triển kinh tế hướng đến các mục tiêu nhân văn, mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện những hệ thống chính sách văn hóa - xã hội sao cho vừa giải quyết được công bằng vấn đề lợi ích, vừa kích thích được con người sáng tạo không ngừng. Chính sách văn hóa - xã hội của Nhà nước còn phải thực hiện các vấn đề bảo trợ xã hội, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội và phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thông tin... cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta chứ không phải "thị trường hóa" "thương mại hóa" các lĩnh vực này. Có vậy mới khắc phục sự phân hóa xã hội, từng bước xóa bỏ bất công, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước cần có hệ thống pháp luật thực sự hữu hiệu với sự điều chỉnh nhanh, nhạy, kịp thời với những biến động xảy ra, tránh tình trạng chắp vá là cơ hội làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực. Pháp luật Nhà nước phải được thi hành nghiêm chỉnh và có hiệu quả, phải tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội.
Những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường đối với hoạt động văn hóa - thông tin sẽ giúp ta xác định rõ hơn phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xây dựng văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp của ngành văn hóa nói chung, ở Công ty PHS Hà nội nói riêng.
3.2. Phương hướng xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh ở công ty phát hành sách hà nội
Trước hết, cần nắm vững và quán triệt quan điểm của Đảng về phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam và phát huy vai trò của văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và là nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp đến là xuất phát từ thực tiễn của việc xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp trong thời gian qua, trong cơ chế thị trường phương hướng kinh doanh ở Công ty PHS Hà Nội nói riêng theo một số định hướng chính là: