Tổng Quan Về Vấn Đề Nghiên Cứu 74172

16


Mục tiêu 3: Kiểm định vai trò điều tiết của môi trường lên mối quan hệ của ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay;

Mục tiêu 4: Đề xuất các hàm ý quản trị giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp KS-NH nâng cao KQKD thông qua chiến lược ĐHTT, ĐHHH kết hợp với sự đổi mới trong thị trường năng động như tại TP. Hồ Chí Minh.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:

Câu hỏi 1: Mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Sự đổi mới có giữ vai trò trung gian giữa ĐHTT, ĐHHH và KQKD của các KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh hay không?

Câu hỏi 3: Yếu tố MTKD có điều tiết mối quan hệ của ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện nay hay không?

Câu hỏi 4: Hàm ý quản trị nào giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp KS- NH nâng cao KQKD thông qua chiến lược ĐHTT, ĐHHH kết hợp với sự đổi mới trong thị trường năng động như tại TP. Hồ Chí Minh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 5

- Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH và vai trò trung gian của đổi mới với KQKD với sự điều tiết của môi trưởng của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. HCM.

- Đơn vị khảo sát: là các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. HCM

- Đối tượng khảo sát: là các nhà quản trị doanh nghiệp (Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc, Giám đốc bộ phận) của các doanh nghiệp trong lĩnh vực KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

- Cỡ mẫu điều tra khảo sát: 503 là Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc, Giám đốc bộ phận được chọn tại TP. Hồ Chí Minh.

17


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh.

- Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

1.5.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia và kĩ thuật thảo luận nhóm:

Phỏng vấn chuyên gia: Nghiên cứu tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia, là những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực KS-NH. Mục tiêu của phương pháp này nhằm khám phá ra yếu tố mới, chuẩn hóa mô hình lý thuyết, bổ sung thêm biến đo lường/biến quan sát của các thang đo trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của phỏng vấn chuyên gia sẽ hình thành bảng thang đo sơ bộ dùng để thảo luận nhóm sơ bộ.

Kĩ thuật thảo luận nhóm: Dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên gia, luận án sử dụng kỹ thuật thực hiện là thảo luận nhóm với các lãnh đạo doanh nghiệp KS-NH theo dàn bài đã thiết kế sẵn. Mục tiêu của phương pháp này để đánh giá xem đối tượng khảo sát có hiểu được nội dung của bảng hỏi hay không, trên cơ sở đó luận án sẽ điều chỉnh từ ngữ, nội dung cho phù hợp với đối tượng khảo sát. Kết quả thảo luận nhóm sẽ được ghi nhận và hình thành bảng câu hỏi để phục vụ cho nghiên cứu định lượng sơ bộ và định lượng chính thức.

1.5.2 Nghiên cứu định lượng

Trước khi phân tích định lượng, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng để phân tích mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định

18


lượng chính thức. Ngoài ra, nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 bước gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n = 150): Mẫu nghiên cứu sơ bộ được thu thập và phân tích bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm định giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo. Các biến quan sát không đạt sẽ bị loại ra và những biến còn lại được đưa vào nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu định lượng chính thức (N = 503): Dữ liệu khảo sát được thu thập bằng cách gửi bảng hỏi trực tiếp đến tổng giám đốc/phó tổng giám đốc, giám đốc bộ phận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Luận án chọn mẫu bằng phương pháp lấy mẫu chủ định. Các doanh nghiệp được khảo sát dựa theo danh sách mà Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Với tỷ lệ mẫu của các doanh nghiệp KS-NH tại các quận trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được xác định. Căn cứ vào tỷ lệ trên, số lượng các doanh nghiệp KS-NH được xác định, khi đó luận án sẽ thực hiện lấy mẫu chỉ định. Căn cứ vào số lượng thành viên của ban giám đốc của các KS-NH, luận án sẽ gửi bảng khảo sát trực tiếp và thông qua địa chỉ email trước khi nhận được sự đồng ý của họ. Sau khi các bảng hỏi được thu về, nghiên cứu sẽ loại bỏ các bảng hỏi chưa hợp lệ. Kỹ thuật phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là phần mềm SPSS 22.0 và AMOS.

Quy trình xử lý dữ liệu nghiên cứu: (1) Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, (2) phân tích khám phá (EFA), (3) phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và

(4) phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). SEM được dùng để kiểm định mức độ phù hợp mô hình và các giả thuyết nghiên cứu trong mô hình.

1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.6.1 Về mặt lý thuyết

- Nghiên cứu đã tổng hợp các khái niệm, lý thuyết nền về năng lực động doanh nghiệp, lý thuyết về nhận thức xã hội, lý thuyết dựa trên kiến thức hình thành mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu đã hệ thống hóa mối quan hệ giữa các lý thuyết nền. Trên cơ sở này, yếu tố MTKD đóng vai trò điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT, ĐHHH, sự đổi mới và KQKD.

19


- Mô hình nghiên cứu đề xuất được kết hợp từ các lý thuyết nền, các nghiên cứu trước đó và được kiểm định tại thị trường TP. Hồ Chí Minh của các doanh nghiệp trong KS-NH. Các nhà nghiên cứu hành vi có thể áp dụng mô hình nghiên cứu này trong lĩnh vực khác.

- Nghiên cứu đã điều chỉnh, bổ sung và kiểm định thang đo của các khái niệm nghiên cứu, đóng góp thành tập biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cưu.

1.6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đem lại giá trị thực tiễn cho các doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến KQKD. Đồng thời, kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ doanh nghiệp KS-NH có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể hơn, các nhà quản lý doanh nghiệp KS-NH cần quan tâm đến các chiến lược về nguồn lực nội tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần xây dựng các năng lực ĐHTT, ĐHHH và năng lực đổi mới để đối phó với MTKD thay đổi nhằm cải thiện KQKD của doanh nghiệp. Đây là chiến lược phù hợp nhất của các doanh nghiệp KS-NH trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát mạnh.

Kết quả của nghiên cứu này cũng là tài liệu tham khảo thêm cho các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nghiên cứu tiếp có liên quan.

1.7 Kết cấu của luận án

Luận án được trình bày dưới dạng 5 chương:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Giới thiệu về tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và những đóng góp mới vào luận án.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu về đề tài, lược khảo các nghiên cứu liên quan và xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

20


Trình bày phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ nghiên cứu định tính, luận án đánh giá, điều chỉnh thang đo và đưa ra thang đo chính thức. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Các bước phân tích dữ liệu được thể hiện qua kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, đánh giá mô hình SEM và phân tích Bootstrap.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trình bày kết quả nghiên cứu định lượng, kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết trong nghiên cứu bằng SEM.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, các đóng góp và hàm ý nghiên cứu cũng như các hạn chế và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Kết luận Chương 1

TP. Hồ Chí Minh là khu vực đang phát triển với ngành KS-NH và được xem là ngành tác động nhiều đến kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy những khái niệm trên đã đề cập ở thị trường quốc tế nhưng mối quan hệ giữa chúng chưa được kiểm định rộng rãi ở thị trường Việt Nam và mối quan hệ này được kiểm định lại ở thị trường Việt Nam. Đề tài đã tổng quan tài liệu và xây dựng khung lý thuyết về ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, MTKD phù hợp với Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

21


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 2 tác giả trình bày tổng quan về lý thuyết nền, các khái niệm nghiên cứu liên quan đến ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, MTKD và KQKD. Dựa trên phần lược khảo các nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng cho các doanh nghiệp khách sạn -nhà hàng tại TP. HCM.

2.1 Một số khái niệm

2.1.1 Kết quả kinh doanh

KQKD là khái niệm nghiên cứu đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá theo các tiêu chí khác nhau. Một số nghiên cứu điển hình đưa ra các quan điểm khác nhau về KQKD được thể hiện sau đây:

Buzzell và Gale (1987) đưa ra khái niệm KQKD của doanh nghiệp là sẽ đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Cyert và March (1992) cho rằng dựa vào mô hình lý thuyết hành vi của doanh nghiệp thì mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày ở nhiều khía cạnh khác nhau như doanh thu, lợi nhuận và các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và từ đó KQKD được thể hiện trên mức độ đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Ledwith và O'Dwyer (2008) cho rằng KQKD có thể được xác định là các tổ chức có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, Slater và Narver (1990) khẳng định rằng ĐHTT là tiền đề quan trọng để khuyến khích hoạt động kinh doanh. Khung nghiên cứu này sẽ chỉ ra mối liên hệ giữa ĐHTT với KQKD, cùng với sự đổi mới.

Miller và Broamiley (1990) cho rằng KQKD là sự phản ánh khả năng của doanh nghiệp đạt được mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Hơn nữa, Collis và Montgomrey (1995) đã định nghĩa kết quả là sự kết hợp các nguồn lực, khả năng của tổ chức đang được sử dụng kết quả để đạt được mục tiêu của mình. Robins & Wiersema (1995) cho rằng KQKD là khả năng đạt được mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, KQKD là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Wit

22


và Meyer (1998) cho rằng KQKD là kết quả đầu ra của doanh nghiệp sau khi tiến hành các hoạt động dựa trên các yếu tố đầu vào.

Nhiều nhà nghiên cứu tán đồng là có thể đánh giá KQKD dưới góc độ chủ quan. Các nghiên cứu về ĐHTT (MO) cho thấy KQKD được đánh giá theo góc độ chủ quan. Việc sử dụng các chỉ số tài chính để đo lường KQKD của doanh nghiệp là rất khó khăn. Hơn nữa, các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển chưa công bố thông tin tài chính một cách rộng rãi (Ngai và Ellis, 1998).

Olosula (2011) đã giải thích khái niệm KQKD là mức độ thành công của một tổ chức kinh doanh cho dù nhỏ hay lớn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể được đánh giá về mức độ việc làm, quy mô doanh nghiệp, sức mạnh về vốn lưu động cũng như khả năng sinh lời của nó. Shariff (2007) cho rằng đánh giá KQKD của tổ chức nên thông qua các chỉ số tài chính như lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản và tăng trưởng doanh số. Minai và Lucky (2011) cho rằng đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận từ hai khía cạnh: tài chính và phi tài chính.

KQKD được hiểu là mức độ mà tổ chức có thể đáp ứng nhu cầu với các bên có liên quan để tồn tại và phát triển (Ramayah, Samat và Lo, 2011; Vij và Farooq, 2014a). KQKD thường được khái niệm hóa như một cấu trúc đa chiều với các biện pháp tài chính và phi tài chính như các chiều của nó (Franco-Santos, Kennerley, Martinez, Mason, Marr, Gray và Neely, 2007). KQKD được đánh giá dựa trên mục tiêu chung của tổ chức, tăng trưởng, hiệu quả nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hiệu suất của nhà cung cấp, khách hàng và thị trường và các yếu tố chính khác như lợi nhuận (Al-Hakim, Al-Hakim, Lu và Lu, 2017 ).

Miller và Broamiley (1990) cho rằng KQKD là sự phản ánh khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức, hay nói cách khác là khả năng đạt được các mục tiêu dài hạn. Hơn nữa, Collis và Montgomrey (1995) đã định nghĩa KQKD là sự kết hợp các nguồn lực và khả năng của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức.

23


KQKD là sự đạt được mục tiêu của tổ chức (Cyer & March, 1992). Tóm lại, KQKD của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng nhiều tiêu chí khác nhau bởi các nhà khoa học. Nhìn chung, KQKD được đo lường trên hai khía cạnh:

- Về khía cạnh tài chính, KQKD đo lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS). Theo Ahmad & Seet (2009) cho rằng: “các chỉ tiêu tài chính đo lường KQKD bao gồm sự gia tăng doanh số, sự tăng trưởng của lợi nhuận, sự gia tăng đáng kể về thị phần, hiệu suất sử dụng nguồn lực, và hệ số hoàn vốn đầu tư”.

- Về khía cạnh phi tài chính: Reijonen và Komppula (2007) cho rằng: “KQKD phi tài chính chú trọng đến các chỉ tiêu như sự thỏa mãn của người lao động và khách hàng, cảm nhận về sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp, triển vọng phát triển trong tương lai và sự thỏa mãn các mục tiêu ban đầu”. Ngoài ra, Chandler và Hanks (1994) đề xuất rằng: “KQKD dưới dạng các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm sự hài lòng của chủ doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp, sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của người lao động, mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, môi trường làm việc gắn kết, sản phẩm/dịch vụ được chấp nhận trên thị trường và tạo dựng được hình ảnh doanh nghiệp”.

Trong luận án này, tác giả tiếp cận KQKD theo khía cạnh phi tài chính. KQKD được đo lường dựa vào mức độ cảm nhận thông qua các tiêu chí như sản phẩm của doanh nghiệp được tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, doanh số sản phẩm tang trưởng cao hơn so với năm trước, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên hàng năm, mức độ phàn nàn của khách hàng giảm, số lượng nhân viên của công ty và số lượng khách hàng đã tăng lên. Khái niệm KQKD được dựa vào quan điểm của Suliyanto và Rahab (2012), KQKD được hiểu là sản phẩm của doanh nghiệp được tiếp cận thị trường rộng lớn, doanh số sản phẩm tăng hàng năm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng đồng thời mức độ phàn nàn của khách hàng giảm, số lượng nhân viên và số lượng khách hàng của doanh nghiệp tăng lên so với các năm trước.

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí