Sẽ Giới Thiệu Về Quy Trình Nghiên Cứu, Phương Pháp Nghiên Cứu, Đồng Thời Cũng Giới Thiệu Về Cách Xây Dựng Thang Đo, Phương Pháp Đánh Giá Thang Đo,

64


đổi mới quan trọng là những đóng góp cho KQKD. Dựa trên đánh giá tài liệu và nghiên cứu trước đây, tác giả xin đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H6: Đổi mới có ảnh hưởng cùng chiều cho KQKD

2.4.2.7 Vai trò điều tiết của môi trường kinh doanh

Các nghiên cứu về MTKD và hiệu quả kinh doanh, mối quan hệ dường như đã tạo ra kết quả hỗn hợp. Nghiên cứu Kean và cộng sự (1998) đã chỉ ra mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa các biện pháp cộng đồng về MTKD và hiệu quả kinh doanh. Ở đây, MTKD là một con trỏ tốt cho hiệu suất tiếp thị cộng đồng. Pelham và Wilson (2001) đã kiểm tra cấu trúc thị trường, cấu trúc doanh nghiệp, chiến lược và báo cáo mối quan hệ nhân quả giữa môi trường tiếp thị, cấu trúc doanh nghiệp nhỏ và chiến lược doanh nghiệp nhỏ. Kết quả cho thấy có mối quan hệ nhân quả yếu giữa cấu trúc thị trường, cấu trúc doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, kết quả Nandakumar và cộng sự (2010) đã cho thấy có mối quan hệ mạnh mẽ giữa môi trường và hiệu suất cạnh tranh. Asrawi (2010) đã đánh giá MTKD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lebanon, tập trung vào đánh giá môi trường pháp lý, quy định và chính sách hiện tại cho tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ ở nước này. MTKD được sử dụng ở đây như một biến độc lập và nghiên cứu khuyến nghị sự cần thiết phải tạo ra môi trường phù hợp để vận hành trơn tru các doanh nghiệp nhỏ ở Lebanon. Abd Aziz (2010) đã xem xét ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến mô hình kinh doanh và mối quan hệ hiệu suất với kích thước môi trường bên ngoài. Dựa trên các lý thuyết nêu trên, giả thuyết nghiên cứu sau đây được phát triển:

Giả thuyết H7: MTKD điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD giữa các doanh nghiệp.

Dethier và cộng sự (2008) xem xét các tài liệu gần đây và thấy MTKD là rất quan trọng đối với KQKD. Họ so sánh các cuộc khảo sát được thực hiện ở 123 quốc gia và bao gồm hơn 100.000 công ty. Theo họ, các khía cạnh quan trọng của MTKD mà nhiều nhà nghiên cứu thấy quan trọng là cơ sở hạ tầng, cạnh tranh và quy định,

65


các hạn chế tài chính, tội phạm và tham nhũng. Hầu hết các nghiên cứu kiểm tra vấn đề này thấy các yếu tố này có tầm quan trọng cao.

Tuy nhiên, không có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của MTKD đến các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu về đổi mới ở các nước chuyển đổi, Krammer (2009) kết luận rằng MTKD rất quan trọng đối với các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Sự dễ dàng trong kinh doanh là một yếu tố có liên quan đến việc xác định sản phẩm đầu ra mang tính sáng tạo của công ty, nơi các bằng sáng chế được sử dụng như một sự ủy quyền. Trong nghiên cứu hồi quy, chi phí kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng đáng kể đến sự đổi mới trong các công ty. Chi phí này thể hiện tính hiệu quả của các quy định của quốc gia đối với việc kích thích MTKD, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các hoạt động đổi mới của các công ty tại một quốc gia. Do đó, một MTKD chuyên nghiệp là điều cần thiết để phát triển khả năng đổi mới quốc gia ở các quốc gia đổi mới. Các nhà nghiên cứu khác tập trung vào ảnh hưởng của các khía cạnh độc đáo của MTKD đối với sự đổi mới.

Gorodnichenko và Schnitzer (2013) nghiên cứu về những hạn chế tài chính đối với các hoạt động đổi mới của các công ty trong nước tại các quốc gia chuyển đổi ở Đông Âu và Trung Á và tìm thấy mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa hai bên. Tác động của sự tham gia của nước ngoài đối với sự đổi mới đã được nghiên cứu chi tiết và họ thấy rằng sự đổi mới của các công ty bị ảnh hưởng tích cực bởi khía cạnh này của MTKD. Dựa trên các lý thuyết nêu trên và từ thực tế đối với ngành KS-NH, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau đây để phát triển:

Giả thuyết H8: MTKD điều tiết mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD giữa các doanh nghiệp.

ĐHHH cho phép doanh nghiệp tiếp thu và sử dụng hiệu quả kiến thức mới và “là nguồn cung cấp sự linh hoạt, khả năng thích ứng và lợi thế cạnh tranh” (Spicer và Sadler-Smith, 2006). Bằng chứng thực nghiệm cho thấy việc học hỏi của tổ chức (cũng như sự đổi mới) đóng góp một cách tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp (Jiménez và Valle, 2011). ĐHHH của một tổ chức có khả năng ảnh hưởng tích cực

66


đến KQKD trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Baker và Sinkula, 1999; Mitra, 2000; Spicer và Sadler-Smith, 2006; Michna, 2009; Zahra , 2010).

MTKD được coi là những yếu tố cả bên trong và bên ngoài tổ chức và có thể có tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp có thể mang lại cho tổ chức đó lợi thế hơn hẳn các tổ chức khác và giúp nó đạt được lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, MTKD có thể cung cấp kiến thức cụ thể về cách giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà nó hoạt động. ĐHHH và MTKD đều được coi là những nguồn lực cơ bản có thể hiếm, có giá trị, không thể thay thế và không thể bắt chước, và do đó có thể mang lại lợi thế hơn hẳn so với những nguồn lực khác (Shehu và Mahmood, 2015).

Học tập trong tổ chức thường được coi là một phương tiện để đạt được sự phù hợp của tổ chức với môi trường của nó (Levinthal, 1991). Vì vậy, cần phải đưa môi trường - như một yếu tố kích thích quan trọng để bắt đầu các quá trình học tập (Huysman, 1999). Scheff (2001) lưu ý rằng MTKD ổn định kích thích để các tổ chức học hỏi. Do đó, mối quan hệ giữa ĐHHH và KQKD trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ được được điều tiết bởi MTKD. Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

Giả thuyết H9: MTKD điều tiết mối quan hệ giữa định hướng hỏi và KQKD giữa các doanh nghiệp.

Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết

Phát biểu giả thuyết

Kỳ vọng

H1

ĐHTT tác động cùng chiều đến KQKD

+

H2

ĐHTT tác động cùng chiều cho sự đổi mới

+

H3

ĐHTT tác động cùng chiều đến ĐHHH


H4

ĐHHH tác động cùng chiều đến KQKD

+

H5

ĐHHH mang lại kết quả cùng chiều cho sự đổi mới

+

H6

Đổi mới mang lại ảnh hưởng cùng chiều cho KQKD

+

H7

Môi trường điều tiết mối quan hệ giữa ĐHTT và KQKD

+

H8

Môi trường điều tiết mối quan hệ giữa đổi mới và KQKD

+

H9

Môi trường điều tiết mối quan hệ giữa ĐHHH và KQKD

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa định hướng thị trường, định hướng học hỏi với kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn – nhà hàng Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 11

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

67


Dựa trên các lý thuyết như lý thuyết năng lực động doanh nghiệp, lý thuyết nhận thức xã hội, lý thuyết dựa trên kiến thức cùng với các nghiên cứu trước và kết hợp với nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:


Định hướng thị trường

H1(+)

H8(+)

H7(+) H9(+)

H2(+)

H3(+)

Đổi mới

H6(+)

Kết quả kinh doanh

H5(+)

H4(+)

Định hướng học hỏi

(Nguồn: Tác giả đề xuất)


Môi trường kinh doanh

Hình 2.16 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày các lý thuyết nền liên quan đến các khái niệm nghiên cứu và trình bày các khái niệm nghiên cứu. Trong đó KQKD phản ánh khả năng của doanh nghiệp để đạt mục tiêu dài hạn, quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. KQKD của doanh nghiệp có thể tiếp cận theo gốc độ tài chính và phi tài chính nhưng do các doanh nghiệp thường không sẵn lòng cung cấp thông tin tài chính từ hoạt động của mình nên luận án được tiếp cận theo gốc độ phi tài chính để đo lường KQKD của doanh nghiệp. Đồng thời, ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, MTKD là yếu tố quan trọng khi nói về KQKD. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra kết luận ảnh hưởng của các yếu tố đến KQKD của doanh

68


nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Từ đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất với 9 giả thuyết được hình thành để nghiên cứu KQKD của doanh nghiệp. Chương tiếp theo tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất.

69


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ giới thiệu về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đồng thời cũng giới thiệu về cách xây dựng thang đo, phương pháp đánh giá thang đo, cách khảo sát và cỡ mẫu nghiên cứu.

3.1 Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Hai phương pháp này có sự khác biệt nhau về dữ liệu nghiên cứu. Để đáp ứng được mục tiêu, nghiên cứu được chia làm 3 bước theo Hình 3.1.

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu trong luận án được xác định thông qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh và thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu trước có liên quan. Vấn đề đặt ra cho nghiên cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến KQKD của các doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh và từ đó mục tiêu nghiên cứu được xác định và nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu trên.

Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong luận án, nghiên cứu định tính được thực hiện trước để đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Sau đó luận án thực hiện nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh và trãi qua các giai đoạn sau:

- Từ mục tiêu nghiên cứu tác giả thực hiện lược khảo các nghiên cứu trước, các tài liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu và từ kết quả tác giả thu thập dữ liệu, luận án đã hệ thống lại những cơ sở lý thuyết của các thành phần ĐHTT, ĐHHH, đổi mới, môi trường có liên quan đến KQKD của các doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết đã tổng hợp, tác giả đưa ra thang đo nháp và từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận án thông qua việc phỏng vấn nhóm tập trung.

70


- Mục tiêu của việc phỏng vấn nhóm được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp KS-NH tại TP. Hồ Chí Minh (giám đốc, phó giám đốc, quản lý) nhằm ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia về ảnh hưởng của các yếu tố đến KQKD của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả xây dựng dàn bài thảo luận nhóm và tiến thành thu thập ý kiến của các chuyên gia về mặt thuật ngữ, nghĩa của câu hỏi và mức độ phù hợp với thực tiễn của các câu hỏi đã thiết kế sẵn hoặc yêu cầu các chuyên gia đề xuất câu hỏi mới có liên quan đến nội dung đang trao đổi. Danh sách nghiên cứu định tính được thể hiện ở phụ lục 7.

Bước 3: Nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức

- Sau khi tổng hợp các ý kiến của chuyên gia, tác giả thiết kế bảng câu hỏi nháp dành cho đối tượng khảo sát là lãnh đạo các doanh nghiệp KS-NH. Sau khi có bảng hỏi nháp, tác giả tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ được thực hiện với phương pháp chỉ định. Khảo sát sơ bộ với cỡ mẫu khảo sát là 150 người đang giữ chức vụ lãnh đạo tại các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Danh sách các doanh nghiệp du lịch KS-NH được cung cấp bởi Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM. Dựa vào danh sách đã được cung cấp, tác giả tiến hành liên hệ. Khi nhận được sự đồng ý của doanh nghiệp, bảng câu hỏi khảo sát sẽ được gửi trực tiếp doanh nghiệp và gửi trực tuyến thông qua “google form”. Sau khi khảo sát sơ bộ, tác giả nhập liệu, xử lý trên phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA. Kết quả dùng để quyết định thang đo và mô hình giữ nguyên hay điều chỉnh lại. Sau khi kiểm định sơ bộ, tác giả đưa ra được thang đo chính thức và hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát chính thức chuẩn bị cho giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức.

- Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với cỡ mẫu 520 và đối tượng khảo sát là các lãnh đạo của các doanh nghiệp KS-NH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

71


Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thang đo nháp 1

Bước 1

Thang đo nháp 2

Bước 2

Nghiên cứu định tính

Cronbach’s Alpha:

- Đánh giá hệ số tương quan biến tổng.

- Kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Định lượng sơ bộ (n = 150)



Thang đo chính thức

EFA:

- Kiểm tra hệ số tải

- Yếu tố

- Phần trăm phương sai trích

Định lượng chính thức (n = 503)

Đánh giá mô hình đo lường kết quả:

- Độ tin cậy tổng hợp

- Độ tin cậy biến quan sát

- Giá trị hội tụ

- Giá trị phân biệt

Bước 3



Đánh giá mô hình cấu trúc SEM


Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm


Kết luận và hàm ý quản trị


(Nguồn: Tác giả đề xuất) Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí