Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Thương Mại Và Xây Lắp Meiko


Năm 2019 khoản nợ vay tăng lên 2.438 do công ty vay để đầu tư thêm một số tài sản cố định, mở rộng nhà xưởng.

Vốn góp của chủ sở hữu: Vốn góp chủ sở hữu công ty giai đoạn 2016-2017 duy trì ở mức 10.000 triệu đồng. Năm 2018 công ty bổ sung vốn góp lên 13.000 triệu đồng nhằm mở rộng quy mô công ty, đầu tư phát triển nhằm tăng doanh thu. Năm 2020 do nhiều tác động bởi dịch bệnh nên hàng tồn kho tăng, phải thu khách hàng tăng dẫn tới lượng tiền mặt của công ty bị suy giảm. Vì thế chủ sở hữu công ty đã bỏ thêm vốn 1.000 triệu đồng nhằm duy trì vốn lưu động cho công ty.

Tổng nguồn vốn: Nhìn chung, tổng nguồn vốn của công ty chỉ có thay đổi lớn vào năm 2018 khi công ty tăng vốn góp chủ sở hữu từ 10.000 triệu đồng lên 13.000 triệu đồng, làm tổng nguồn vốn tăng từ 12.000-13.000 triệu đồng giai đoạn 2016-2017 lên quanh mức 16.000-18.000 triệu đồng trong giai đoạn 2018-2020. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tương đối thấp, luôn dưới mức 20% nên khá an toàn.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

2.1.2.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường chính trị - pháp luật gắn với các hoạt động ban hành và thực thi luật pháp từ các bộ luật đến các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị - pháp luật tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Môi trường chính trị - pháp luật lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội.

Môi trường chính trị - pháp luật đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một các lành mạnh. Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của


pháp luật, kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.

Trong bối cảnh từ năm 2020 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, việc Chính phủ giữ vững được tính ổn định của môi trường chính trị, xã hội là điều hết sức quan trọng, tạo điều kiện cho Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko vẫn tiếp tục có được môi trường kinh doanh ổn định và an toàn. Trong các đợt dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trong năm 2020, Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko cũng đã tuân thủ nghiêm các quy định do Chính phủ ban hành về các giai đoạn cách ly xã hội (tạm ngưng sản xuất kinh doanh), hay thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, và tuân thủ các quy định 5K về phòng chống dịch.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế gồm có: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát và các chính sách kinh tế của nhà nước.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Trong năm 2020, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, nhưng Việt Nam đã kiểm soát tương đối tốt đại dịch, thời gian đóng cửa nền kinh tế không quá dài, vì thế vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng quá nhiều so với các năm trước. Đây là cơ hội tốt cho Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko có môi trường kinh doanh ổn định và đều đặn, ít bị gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của Công ty. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, khả năng tích tụ và tập trung sản xuất cao.

- Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động nhanh chóng và sâu sắc với từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa. Trong giai đoạn vừa qua, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định giúp cho Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko có được sự bình ổn về giá cả nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, giúp Công ty kiểm soát tốt được chi phí giá vốn hàng bán.


- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi so với doanh nghiệp có tiềm lực vốn sở hữu mạnh. Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những chỉ thị giảm lãi suất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tháo gỡ những khó khăn do dịch bệnh. Do đó Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko cũng được hưởng lợi khi lãi suất vay vốn ngân hàng giảm, giúp công ty giảm thiểu chi phí lãi vay.

- Lạm phát: Lạm phát cao các doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật các tài sản, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất hơn nữa, rủi ro kinh doanh khi xảy ra lạm phát rất lớn. Trong thời gian vừa qua, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước, nhưng Chính phủ đã điều hành nền kinh tế một cách hợp lý, thận trọng trong việc tung ra các gói kích cầu và điều tiết thị trường, giúp cho lạm phát chưa xảy ra ở mức độ cao. Điều này giúp cho Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko có được sự ổn định trong kinh doanh khi thực hiện các hợp đồng đã ký kết vì giá vốn và giá cả không có sự thay đổi đáng kể.

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… cũng như sự phát triển của giáo dục và đào tạo… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh… và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào ngành. Hiện nay tình hình đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko trên thị trường như sau:

- Đối thủ cạnh tranh trong nước: Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko gặp phải sự cạnh tranh từ rất nhiều đối thủ truyền thống và có năng lực. Hiện nay, ở thị


trường trong nước Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko phải cạnh tranh quyết liệt với một số lượng lớn các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất giày da, trong đó có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kinh nghiệm trong ngành tư vấn xây dựng, thiết bị điện tử và nông nghiệp hữu cơ đã tham gia thị trường từ lâu.

- Đối thủ cạnh tranh từ các nước khác: Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko phải chịu sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các nước khác trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia,…Các nước này hầu hết đều có lợi thế như chúng ta về giá nhân công lao động, lực lượng lao động dồi dào nhưng họ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ta như: khách hàng, công tác tiếp thị, giá thành sản phẩm, hình thức mẫu mốt. Tuy nhiên, mặt tích cực là đối với ngành tư vấn xây dựng thì sự phát triển khách hàng đòi hỏi thời gian khá dài, cũng như những tiêu chuẩn ở mỗi thị trường khác nhau, các công ty trong ngành có đối tượng khách hàng cũng như sản phẩm đặc trưng nên rào cản gia nhập ngành tương đối cao, tính cạnh tranh không khốc liệt như những ngành hàng khác.

2.1.2.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố con người

Con người được xem là nhân tố quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp, trong thời đại hiện nay, trình độ và kinh nghiệm của một người lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nhất là các cán bộ quản lý, họ chính là những nhân tố gián tiếp tạo ra sản phẩm kinh doanh, nhưng lại chính là những người hoạch định ra những hướng đi cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân tố con người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng5 trở nên5 bức bách5 trong bối5 cảnh Việt5 nam đã5 gia nhập WTO và5 chủ động trong quá trình hội5 nhập5 quốc tế. Nhận thức được5 vấn đề này trong những5 năm trở lại đây Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko đã rất chú trọng vào hoạt động5 phát5 triển nguồn nhân5 lực. Công ty đã thực hiện tỉ mỉ từ khâu tuyển dụng tới việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, nhất là đội ngũ nhân viên quản lý. Hiện nay, Công ty đang tích cực thi hành chính sách, nâng cao chất lượng năng lực của toàn bộ công nhân viên của công ty như: tổ chức lại bộ máy cơ cấu hợp lý, mở các lớp đào tạo tay nghề cũng như trình độ quản lý và tiếp tục tuyển dụng thêm những cán bộ, công nhân viên có năng lực. Nguồn nhân


lực của công ty đã ngày càng mạnh lên không những cả về số lượng và chất lượng sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi đặt ra của thị trường và là một thế mạnh từ nội lực của công ty trong thời gian tới.

Nhân tố vốn

Không có một doanh nghiệp nào mà có thể hoạt động kinh doanh mà không cần tới vốn. Vốn có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn chính: vốn tự có, vốn vay, và vốn nhà nước cấp. Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng hai nguồn vốn cơ bản là vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nhìn chung, Công ty vẫn đang kiểm soát tốt tình hình tài chính, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tương đối thấp, luôn dưới mức 20% nên khá an toàn. Tuy nhiên thời gian gần đây do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên công ty phải tăng khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, khiến áp lực lãi vay tăng lên, cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Nhân tố kỹ thuật công nghệ

Trong nền kinh tế thị trường cơ sở vật chất kỹ thuật là một phần vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong các yếu tố góp phần làm tăng năng suất lao động từ đó thúc đẩy công ty phát triển. Thực trạng công nghệ kỹ thuật ở nước ta hiện nay rất thấp cách xa các nước phát triển đến mấy thế hệ. Do vậy phương hướng chung là kết hợp nhiều loại trình độ kỹ thuật công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ có lựa chọn nhằm tận dụng ưu thế của các nước đi sau.

Máy móc, thiết bị là một yếu tố sản xuất quan trọng. Trong hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko, do đặc trưng của ngành, máy móc thiết bị đóng vai trò lớn trong việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm của công ty. Hiện nay, do vừa thực hiện việc chuyển đổi mặt hàng sản xuất, toàn bộ máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất của công ty đều được nhập trong những năm gần đây (chủ yếu là từ năm 2015). Nhìn chung máy móc thiết bị của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko đang trong tình trạng khá tốt và tương đối hiện đại. Máy móc thiết bị của công ty có nhiều chủng loại đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khác nhau của từng loại sản phẩm. Hơn nữa, công ty đang đầu tư bổ sung một số thiết bị mới, hiện đại và đồng bộ cho dây chuyền sản xuất thiết kế xây dựng nhà thông minh. Nhưng hiện nay


máy móc thiết bị chưa tận dụng hết công suất (khoảng 55-60% công suất thiết kế) vậy nên công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng thị trường để tăng sản lượng sản xuất tránh lãng phí nguồn lực.

Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong nâng cao hiệu quả kinh doanh. sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta không thể tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng. Quan hệ, uy tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng các cơ hội kinh doanh, mở rộng những đầu mối làm ăn và từ đó doanh nghiệp sẽ có quyền lựa chọn những gì có lợi cho mình. Hơn thế nữa quan hệ và uy tín sẽ cho phép doanh nghiệp có ưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá.

Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko đã vượt qua không ít những khó khăn, trở ngại để từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất hoạt động nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty. Công ty đã liên tục đưa ra những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thể tồn tại và ngày càng phát triển tốt hơn. Do đó mà trong những năm qua, công ty đã xây dựng được thương hiệu và nâng cao uy tín của mình trên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hợp tác của khách hàng; mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng thông qua những bản hợp đồng lớn.

2.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

2.2.1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:


Bảng 2.3. Bảng hiệu quả kinh doanh tổng hợp của Công ty

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

6T.2021

Doanh thu thuần

10.549

13.523

15.761

16.676

18.727

6.554

Tổng chi phí

9.010

11.333

13.331

14.455

16.280

5.698

Lợi nhuận sau thuế

1.538

2.190

2.430

2.221

2.447

856

Tổng tài sản

12.827

12.735

16.143

17.664

18.438

17.179

Vốn chủ sở hữu

10.271

10.291

13.446

13.372

14.042

14.042

Tỷ suất lợi nhuận

/Doanh thu

14,58%

16,20%

15,42%

13,32%

13,07%

13,07%

Tỷ suất lợi nhuận

/Tổng chi phí

17,07%

19,33%

18,22%

15,37%

15,03%

15,03%

Tỷ suất lợi nhuận

/Tổng tài sản

11,99%

17,20%

15,05%

12,57%

13,27%

4,99%

Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ sở hữu

14,98%

21,28%

18,07%

16,61%

17,43%

6,10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko - 6

Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty dao động không đáng kể. Năm 2016 đạt 14,58%, năm 2017 tăng lên 16,20%, năm 2018 đạt 15,42%. Tuy nhiên giao đoạn 2019-2020 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm chỉ còn lần lượt là 13,32% và 13,07%, có nghĩa là vào năm 2020, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra 13,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều nay cho thấy chi phí mà công ty bỏ ra là quá lớn, công ty vẫn chưa nâng cao được khả năng quản lý chi phí của mình. Tỷ suất sinh lời năm 2019 và 2020 có sự sụt giảm một phần do sự sụt giảm lợi nhuận năm 2019 và sự tăng trưởng doanh thu qua các năm.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí: Năm 2016, tỷ suất sinh lời trên chi phí đạt 17,07%, có nghĩa là cứ 100 đồng chi phí giúp công ty tạo ra được 17,07 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017 đạt 19,33%, cho thấy trong năm này công ty đã quản lý và sử dụng các loại chi phí rất hiệu quả. Năm 2018 giảm nhẹ còn 18,22%. Đến giai đoạn 2019-2020, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí của công ty giảm mạnh, đạt lần lượt là 15,37% và 15,03%, cho thấy công ty đã không còn quản lý và khai thác hiệu quả các khoản chi phí của mình

- Tỷ suất sinh lời của tài sản: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty biến động tương đối thất thường. Năm 2016 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt 11,99%, năm 2017


tăng đột biến đạt 17,20%, cho thấy năm 2017 công ty đã sử dụng rất hiệu quả nguồn lực tài sản của mình. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, công ty đã không duy trì được sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản. Năm 2018 giảm nhẹ còn 15,07% và tiếp tục giảm trong các năm 2019 và 2020, chỉ đạt lần lượt là 12,57% và 13,27%. Nguyên nhân là do công ty đã tăng thêm đầu tư tài sản cố định, mở rộng nhà xưởng, máy móc thiết bị từ năm 2018, và sự đầu tư cần có thời gian để đem lại hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy năm 2019 và 2020 thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tiếp tục giảm, chứng tỏ công ty chưa đạt được hiệu quả sử dụng tài sản như mong muốn Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 13,27% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bình quân thì tạo ra được 13,27 đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty dao động từ 14,98%-21,28% trong giai đoạn 2016-2020, nhìn chung ở mức trên 15% đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam là ở mức tốt. Năm 2016 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt 14,98%, năm 2017 tăng đột biến đạt 21,28%. Năm 2018 có sự sụt giảm, còn 18,07% và thay đổi giảm nhẹ trong năm 2019 và 2020, đạt lần lượt là 16,61% và 17,43%. Nguyên nhân là do công ty đã tăng mạnh vốn chủ sở hữu từ năm 2018, vốn góp chủ sở hữu tăng từ 10.000 triệu đồng lên 13.000 triệu đồng, và sự đầu tư cần có thời gian để đem lại hiệu quả. Tuy nhiên có thể thấy năm 2019 và 2020 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, chứng tỏ công ty chưa đạt được hiệu quả sử dụng vốn như mong muốn. Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 17,43% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 17,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu vì đối với các nhà đầu tư, ROE là tỷ số quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư.

2.2.2. Hiệu quả kinh doanh bộ phận của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko

2.2.2.1. Hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty

Hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Thương mại và Xây lắp Meiko giai đoạn 2016 – 30/6/2021 được trình bày qua bảng sau:

Xem tất cả 71 trang.

Ngày đăng: 06/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí