Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

-------------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Đinh Vũ Ngọc Anh

Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 1

Lớp : Anh 3

Khoá 45

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Kim Anh


Hà Nội, tháng 05/2010

MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC 4

1.1. Lý luận tổng quan về Tập đoàn kinh tế Nhà nước 4

1.1.1 Các quan niệm về Tập đoàn kinh tế 4

1.1.2 Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế Nhà nước. 7

1.1.3 Mô hình phát triển của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 10

1.1.4 Vai trò của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 13

1.2. Tổng quan về cơ chế quản lý tài chính 14

1.2.1 Quan điểm về cơ chế quản lý tài chính 14

1.2.2 Nội dung của cơ chế quản lý tài chính 15

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn kinh tế Nhà nước 31

1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TỪ KHI CHUYỂN ĐỔI ĐẾN NAY 34

2.1 Quá trình hình thành và hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 34

2.1.1 Sự ra đời của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta 34

2.1.2 Quá trình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước từ khi chuyển đổi đến nay 36

2.2 Thực trạng cơ chế quản lý tại chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước.. 49

2.2.1 Cơ chế huy động vốn 49

2.2.2. Cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài sản 61

2.2.3 Cơ chế quản lý và phân phối lợi nhuận 69

2.2.4 Cơ chế kiểm soát tài chính 70

2.3. Đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 73

2.3.1 Những kết quả đạt được 73

2.3.2 Những mặt hạn chế 74

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 78

3.1 Kinh nghiệm quản lý cơ chế tài chính tại Trung Quốc 78

3.1.1 Mô hình Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc 78

3.1.2. Cơ chế quản lý tài chính của các Tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc 81

3.1.3 Bài học cho Việt Nam 84

3.2 Quan điểm của Nhà nước về xu hướng phát triển cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 85

3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam 87

3.3.1. Đối với Nhà nước 87

3.3.2. Đối với các Tập đoàn kinh tế Nhà nước 91

3.3.3. Đối với các nhà quản lý của Tập đoàn kinh tế Nhà nước 101

KẾT LUẬN 102

PHỤ LỤC 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CCQLTC : Cơ chế quản lý tài chính CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CPH : Cổ phần hoá

HĐQT : Hội đồng quản trị

HTĐL : Hạch toán độc lập

HTPT : Hạch toán phụ thuộc

NSNN : Ngân sách nhà nước

SCIC : Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước TCT : Tổng công ty

TĐDN : Tập đoàn doanh nghiệp

TĐKTNN : Tập đoàn kinh tế nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

TTCK : Thị trường chứng khoán

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh mô hình tổng công ty với 35

Bảng 2.2: Quy mô doanh thu của các tập đoàn kinh tế nhà nước 38

Bảng 2.3: Lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế nhà nước 39

Bảng 2.4 : Quy mô lực lượng lao động trong các TĐKTNN 41

Bảng 2.5: Quy mô giao dịch của TTCK 4 năm gần đây 50

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động SXKD của các đơn vị thuộc tập đoàn Bưu chính viễn thông sau khi thực hiện CPH (Đơn vị: Tỷ đồng) 53

Bảng 2.7: Nợ tổ chức tín dụng trong nước của 7 TĐKTNN (không bao gồm TĐ Bảo Việt)( tỷ đồng) 56

Bảng 2.8: Quy mô vốn chủ sở hữu và vốn đầu tư Nhà nước tại các TĐKTNN ... 58

Bảng 2.9 : Hiệu suất sử dụng tài sản của các TĐKTNN 67

Bảng 3.1: Bảng xếp loại điểm của các tiêu chí quyết định 97

Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm phản ánh mức độ quan trọng của 98

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và nộp NSNN của tập đoàn PVN từ 2000-2009 43

Biểu đồ 2.2: Thị phần điện thoại cố định trong nước 44

Biểu đồ 2.3: Thị phần thuê bao di động trên cả nước 45

Biểu đồ 2.4: Thị phần thuê bao Internet băng rộng trong nước 45

Biểu đồ 2.5: Giải ngân ODA giai đoạn 2007 - 2009 61

Biểu đồ 2.6: Vốn kinh doanh bình quân cho một lao động (tỷ đồng/người) 61

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của 8 TĐKTNN 66

Biểu đồ 2.8: ROA của 6 TĐKTNN năm 2008 68

Biểu đồ 2.9: ROE của 7 TĐKTNN năm 2008 75

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1: Bốn yếu tố quyết định đến mô hình TĐKTNN 12

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo mô hình công ty mẹ- con 12

Sơ đồ 1.3: Cơ chế đầu tư đơn cấp trong các TĐKTNN 24

Sơ đồ 1.4: Cơ chế đầu tư đa cấp trong các TĐKTNN 24

Sơ đồ 1.5: Cơ chế đầu tư hỗn hợp trong các TĐKTNN 25

Sơ đồ1.6: Phân phối lợi nhuận 29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Viettel 47

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước 64

Sơ đồ 2.3: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN 72

Sơ đồ 3.1: Lộ trình tái cơ cấu cấu trúc trong các TĐKTNN 92

Sơ đồ 3.2: Các tầng kiểm soát tài chính trong các TĐKTNN 100

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Khủng hoảng tài chính 2008 đã qua đi nhưng hậu quả mà nó đã và đang để lại có tác động không hề nhỏ đến kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, đa quốc gia, xuyên quốc gia đang nỗ lực hết sức để hạn chế, đẩy lùi tàn dư của cuộc suy thoái đồng thời khôi phục và hưng thịnh lại tiềm lực tài chính, sức sản xuất và khả năng tiêu thụ hàng hóa của mình. Đây chính là lúc những yếu kém bị lột tẩy và những thế mạnh chứng tỏ sức mạnh và nổi lên sau cơn khủng hoảng. Vì vậy mà bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nợ nần thì vẫn có những doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Các tập đoàn kinh tế (TĐKT) chính là những ví dụ điển hình cho lập luận này. Bên cạnh General Motor tuyên bố phá sản thì lại có những tập đoàn như Samsung (Hàn Quốc), IBM (Mỹ), Mobil&Exxon (Mỹ)… vẫn gia tăng sản xuất và mở rộng quy mô.

Tại Việt Nam, các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) bắt đầu được thành lập từ năm 1994 sau khi có quyết định số 91/TTg của Thủ tướng chính phủ, quyết định chuyển đổi từ các tổng công ty 91. Trong suốt thời gian thành lập đến nay, các TĐKTNN đã chứng tỏ được vai trò đối với kinh tế- xã hội của đất nước. Các TĐKT không chỉ có vai trò nòng cốt, xương sống trong các lĩnh vực trọng yếu của quốc gia mà còn có tầm ảnh hưởng rất lớn vấn đề chính trị- văn hoá- xã hội. Xác định được những vai trò to lớn của TĐKTNN, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta chính là phát triển mô hình TĐKT và hỗ trợ bằng chính sách vĩ mô để giúp giảm thiểu những thiệt hại cho các tập đoàn sau cơn đại khủng hoảng. Mô hình TĐKT có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức đa dạng, phức hợp nên đòi hỏi các tập đoàn phải có một cơ chế quản lý tài chính phù hợp và hiệu quả với mình. Từ khi chuyển đổi, các TĐKTNN đã không ngừng cải cách cơ chế quản lý tài chính sao cho phù hợp với bối cảnh kinh tế mới và nội lực của bản thân. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết sức nhưng trong việc xây dựng và quản lý cơ chế tài chính của các TĐKTNN còn nhiều bất cập và chưa thực sự phù hợp. Điều đó khiến cho các tập đoàn gặp nhiều khó khăn, mất cân bằng trong hoạt động tài chính. Nghiên cứu những điểm mạnh và từ đó đưa ra những giải pháp

hoàn thiện cơ chế tài chính tại các TĐKTNN ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết nhằm thúc đẩy các TĐKTNN nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung phát triển một cách ổn định và công bằng.

Từ những lí do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa và hoàn thiện những nội dung cơ bản về mô hình TĐKTNN và cơ chế quản lý tài chính thời kì hội nhập.

- Phân tích và đánh giá hoạt động của các TĐKTNN hiện nay trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính.

- Đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và phát triển những lối đi mới trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: mô hình TĐKT trên Thế giới và TĐKTNN tại Việt Nam, nội dung và quá trình cải cách cơ chế quản lý tài chính của các TĐKTNN Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: mô hình TĐKTNN ở Trung Quốc và Việt Nam

Thời gian: Từ năm 1994 khi có quyết định 91/TTg đến nay (đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO)

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Phương pháp thực nghiệm: Tác giả tự thu thập và tổng hợp các số liệu, các sự kiện, thông tin tài chính của các TĐKTNN ở Việt Nam và Trung Quốc.

Phương pháp phân tích thống kê, so sánh và bảng biểu, phương pháp quy nạp.

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí