Về Nội Dung Nghiên Cứu: Nghiên Cứu Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Thpt

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THPT Vân Tảo.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt chuyển từ dạy học trang bị kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần phải áp dụng những biện pháp nào để quản lí tốt các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS?

5. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội những năm gần đây đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đặc biệt chưa chú trọng phát triển năng lực của người học. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học khoa học, đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của giáo dục phổ thông ở trường trung học phổ thông Vân Tảo sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục cho học sinh và yêu cầu của đổi mới giáo dục.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS ở trường THPT Vân Tảo.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường THPT Vân Tảo theo định hướng phát triển NLHS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

7. Phạm vi nghiên cứu

7.1. Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT

Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 3

7.2. Phạm vi thời gian, không gian: Các dữ liệu thu thập từ năm học 2018-2019 đến 2020-2021 tại trường THPT Vân Tảo, Huyện Thường Tín, TP Hà Nội.

7.3. Khách thể khảo sát

Tổng số khách thể khảo sát gồm 134 người, bao gồm CBQL (Sở GD&ĐT, HT, PHT, TTCM), GV và HS

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu

8.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trong nhà trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dựng bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí cấp trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn Hóa học và các giáo viên có liên quan nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu luận văn.

- Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập ý kiến chuyên gia, cán bộ Sở GD & ĐT về các vấn đề liên quan phục vụ quá trình hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động dạy học môn Hóa của giáo viên trực tiếp giảng dạy, kinh nghiệm công tác quản lí của cán bộ quản lí các cấp đặc biệt là những người đang trực tiếp làm quản lí ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, chuyên viên môn Hóa học tại phòng giáo dục phổ thông thuộc Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội.

8.3. Phương pháp thống kê toán học

9. Những đóng góp của đề tài

- Làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về HĐDH và quản lý HĐDH môn Hóa học ở trường THPT theo định hướng phát triển NLHS.

- Đưa ra thực trạng hoạt động dạy học môn Hóa học và quản lý HĐDH dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển NLHS ở THPT Vân Tảo.

- Đề xuất các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học ở trường THPT Vân Tảo theo định hướng phát triển NLHS.

10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nghiên cứu; luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH‌

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Dạy học phát triển năng lực, phẩm chất người học là một xu hướng tất yếu của giáo dục Việt Nam và của các nước trên thế giới hiện nay. Trước sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì dạy học định hướng nội dung, kinh viện, nặng về truyền thụ kiến thức bộc lộ nhiều điểm bất cập. Chính vì vậy đã có nhiều nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực học sinh. Có thể nhận định rằng tư tưởng dạy học phát triển năng lực đã có từ thời cổ đại. “Vạn thế sư biểu” – người thầy của muôn đời Khổng Tử (551-479 TCN) đã khẳng định: giáo dục là một thành tố không thể thiếu được của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, và là việc cần thiết đối với mỗi người. Theo ông, đất nước muốn phồn vinh, yên bình và thịnh vượng thì phải quan tâm đến ba yếu tố là: Thứ (dân đông), Phú (dân giàu) và Giáo (dân được giáo dục). Ông coi trọng phương pháp giáo dục tự học, tự rèn luyện, phát huy mặt tích cực, sáng tạo, năng lực nội sinh, dạy học sát đối tượng, cá biệt hóa đối tượng. Ông cũng đưa ra quan điểm dạy học kết hợp với thực hành, phát triển động cơ học tập đúng đắn, tạo hứng thú và ý chí quyết tâm của người học. Ta có thể thấy phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn phù hợp với định hướng giáo dục hôm nay. Quan điểm của ông vẫn là bài học cho những người đang công tác trong ngành Giáo dục và Đào tạo.

Nhà giáo dục vĩ đại người Séc (Tiệp Khắc) J.A. Comenxki (1592-1670), người cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục đã cho ra đời tác phẩm “Phép giáo huấn vĩ đại” (1632). Đây là tác phẩm kiệt xuất mang những tư tưởng giáo dục vượt thời đại về lý luận dạy học và giáo dục. Tác phẩm tách giáo dục học ra khỏi triết học để trở thành một khoa học độc lập. Trong tác phẩm, J.A. Comenxki đã khái quát kinh nghiệm dạy học của loài người bằng cách đưa ra một hệ thống các nguyên

tắc chỉ đạo công tác dạy học như: dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, dạy học vừa sức, đảm bảo tính trực quan, đảm bảo độ bền vững của tri thức, dạy học phải đảm bảo tính hệ thống, liên tục [37, tr.50]. Quan điểm của J.A. Comenxki vẫn còn giá trị đến hôm nay.

Dạy học hướng vào người học, chú ý khai thác tiềm năng của mỗi cá nhân người học là quan điểm của nhiều nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ, trong đó có nhà giáo, nhà triết gia, nhà cải cách và nhà tư tưởng lớn của Mỹ thế kỷ XX, John Dewey (1859 - 1952). Theo Dewey, giáo dục và dạy học là sự chỉ dẫn phát triển tiềm năng, năng lực vốn có của học sinh; quá trình dạy học phải hướng vào người học, đảm bảo cho họ học bằng sự phân tích kinh nghiệm của mình. Như vậy, dạy học phải chú ý đến cái riêng của mỗi người, đặc biệt là nhu cầu và hứng thú. Dạy học phải dựa trên kinh nghiệm cá nhân và hiệu quả học tập là do từng người quyết định. John Dewey cũng cho rằng: giáo dục không chỉ để chuẩn bị cho cuộc sống, mà giáo dục chính là cuộc sống, bởi học tập là học qua trải nghiệm. Những giá trị trải nghiệm học tập cần được là trải nghiệm, được học thật, sống thật và tôn trọng những giá trị nhân bản của con người thật [29, tr.37].

Năm 1982, William E.Blank đã đề cập đến việc hệ thống lại các vấn đề phân tích nghề, xây dựng hồ sơ năng lực, phát triển công cụ đánh giá, phát triển các gọi học tập, chương trình đào tạo trong tài liệu Sổ tay phát triển chương trình đào tạo dựa trên NLTH- “Handbook for developing competence – based training programe”. Năm 1992, tác giả Shirley Fletcher phân tích các nguyên tắc và thực thành đánh giá theo tiêu chuẩn, việc thiết lập các tiêu chí trong thực hiện trong cuốn “Competence- based Assessment Techniques - Các kỹ thuật đánh giá dựa trên NLTH”. Ông tiếp tục phát triển, mở rộng nghiên cứu và tiếp tục đưa ra tài liệu “Designing Competence-based Training” – Thiết kế đào tạo dựa trên NLTH năm 1997, cuốn sách trình bày nội dung dựa vào cơ sở khoa học của việc thiết lập tiêu chuẩn đào tạo, các kỹ năng phân tích nhu cầu người học và phân tích công việc để xây dựng mô-đun dạy học và khung chương trình. Việc nghiên cứu về giáo dục và đào tạo dựa trên NLTH được mở rộng ở nhiều nước vào cuối các năm 1980. Ở Australia, các tác giả như Roger Harris, Hugh Guthrie, Bary Hobart, David Lundberg đã đưa

ra nhiều kết quả nghiên cứu khá toàn diện, đặc biệt nhấn mạnh đến tiêu chuẩn NLTH, phát triển chương trình, đánh giá người học trong hệ thống đào tạo theo tiếp cận NLTH. Các kết quả này đã thúc đẩy, tạo ra cuộc cải cách giáo dục đào tạo nghề, thiết lập hệ thống đào tạo theo NLTH ở Australia [12, tr.30].

Bắt đầu từ những năm 2000, các tác giả và nhà nghiên cứu đã đưa thực hiện các công trình nghiên cứu về các chương trình đào tạo, hệ thống đào tạo theo hướng tiếp cận NL và mở rộng đề tài nghiên cứu sang các ngành nghề trong xã hội.

Các quan điểm về giáo dục và hoạt động giáo dục đều thể hiện các tư tưởng triết học và chính trị theo từng giai đoạn lịch sử. Trong một thời gian dài, quá trình dạy học diễn ra theo quan hệ một chiều, sự truyền đạt tri thức từ người dạy đến người học, người dạy truyền đạt và người học tiếp nhận. Với tư tưởng và phương pháp dạy học này, người học tiếp thu một cách bị động, khiến người học thiếu tính độc lập, sáng tạo và rập khuôn theo những gì được tiếp nhận. Hầu hết học sinh chỉ tiếp nhận các kiến thức dạng lý thuyết, không có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống để giải quyết vấn đề. Nhận thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc dạy học theo NL, các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu và xây dựng hệ thống lý luận đào tạo tiếp cận NL theo nhiều góc độ và ứng dụng vào nhiều cấp học giáo dục, ngành nghề khác nhau. Với quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và quản lý dạy học theo định hướng PTNL học sinh là yêu cầu bắt buộc để nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo năng lực làm việc của người lao động sau khi được đào tạo.

1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Ở Việt Nam, sự hiếu học và sự quan trọng của hoạt động dạy học đã đi vào tiềm thức và trở thành truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ thời phong kiến, đề tài giáo dục và vấn đề dạy học cũng đã được đề cập nhiều trong các tác phẩm của các nhà chính trị, quân sự, nhà thơ lỗi lạc như: Nguyễn Trãi, Chu Văn An…

Nghiên cứu về thực tiễn quản lý các mặt hoạt động dạy học có các luận văn:

Tác giả Lý Văn Khương (2010) với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Đông Xá huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ

trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Qua luận văn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS, phân tích thực trang để từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THCS Đông Xá huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh [25].

Tác giả Nguyễn Đức Tập (2011) với đề tài “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học ở các trường THPT, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Đà Nẵng. Luận văn đã đúc kết hoạt động quản lí hoạt động dạy học ở các trường THPT và thực tiễn áp dụng trong thực tế. Chỉ rõ những kết quả đạt được nếu áp dụng và khó khăn, vướng mắc thi hành trong thực tế cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện vấn đề này trong thực tế [34].

Tác giả Phạm Thế Ngôn (2014) với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương theo quan điểm tích cực hóa hoạt động dạy học”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Huế. Qua luận văn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT, phân tích thực trang để từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương theo quan điểm tích cực hóa hoạt động dạy học [29].

Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2016) với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường Trung học phổ thông Yên Hưng, Quảng Yên, Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học giáo dục. Luận văn đã nêu bật lên những vấn đề liên quan đến phát triển năng lực thực hành của người học, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng anh theo định hướng phát triển năng lực thực hành của người học tại trường Trung học phổ thông Yên Hưng, Quảng Yên, Quảng Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này [26].

Tác giả Triệu Văn Hải (2016) với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường Trung học phổ thông huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Nghiên cứu đã trình bày cụ thể cơ sở ý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường Trung học phổ thông, dựa trên cơ

sở lý luận tác giả đã khảo sát và phân tích thực trạng để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ở các trường Trung học phổ thông huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc [16].

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hồng (2018) với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, Hạ Long”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Vinh. Qua luận văn, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông, phân tích thực trang để từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Hòn Gai, Hạ Long [21].

Tác giả Nguyễn Hồng Đào (2018) với đề tài “Quản lý dạy học môn Toán ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn đã đúc kết hoạt động quản lý dạy học môn Toán ở các trường Trung học cơ sở và thực tiễn áp dụng trong thực tế. Chỉ rõ những kết quả đạt được nếu áp dụng và khó khăn, vướng mắc thi hành trong thực tế cũng như đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện vấn đề này trong thực tế [11].

Đứng trước nhiệm vụ đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và thực hiện dạy học theo định hướng PTNL nói riêng, nhiều nhà nghiên cứu trong đó có những nhà giáo dục học, tâm lý học đã đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về vị trí, vai trò của việc tổ chức quá trình dạy học, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dạy học, những ưu và nhược điểm của các hình thức tổ chức dạy học hiện nay, bản chất của mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học, vai trò của người dạy và người học, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Trong đó hầu hết các tài liệu đều có chung quan điểm, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm nhà trường. Công tác QL HĐDH bao gồm rất nhiều nội dung công việc, nhưng có 2 nội dung chính mà nhà trường cần quan tâm thực hiện là QL hoạt động dạy của GV và QL hoạt động học của HS. Để nâng cao hiệu quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý hoạt động dạy học theo định hướng PTNL của học sinh các nhà quản lý phải nghiên

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí