ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phương Lan
HÀ NỘI - 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2013
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Hồng Nhung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ 5
QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1. Khái niệm về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của 5
1.1.1. Quyền của người phụ nữ 5
1.1.2. Bảo vệ quyền của người phụ nữ 7
1.1.3. Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ 8 với chồng
1.2. Đặc điểm và nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong 10 quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
1.2.1. Đặc điểm của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan 10 hệ tài sản giữa vợ và chồng
1.2.2. Nội dung bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở 13 hữu tài sản giữa vợ với chồng
1.3. Cách thức bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài 19 sản giữa vợ và chồng
Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng | 21 | |
Chương 2: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 VỚI VẤN | 24 | |
ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG | ||
QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG | ||
2.1. | Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản giữa vợ và chồng | 24 |
2.1.1. | Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản chung giữa vợ và chồng | 25 |
2.1.2. | Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng | 52 |
2.2. | Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng | 57 |
2.2.1. | Cơ sở pháp lý về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng | 57 |
2.2.2. | Điều kiện phát sinh quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng | 58 |
2.2.3. | Các hình thức thừa kế tài sản giữa vợ với chồng theo quy định pháp luật hiện hành | 59 |
2.3. | Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng | 65 |
2.3.1. | Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng | 66 |
2.3.2. | Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng | 67 |
Chương 3: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG VIỆC | 71 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 2
- Nội Dung Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Sở Hữu Tài Sản Giữa Vợ Với Chồng
- Cách Thức Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Và Chồng
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
BẢO VỆ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
3.1. Một số vấn đề về tình trạng thực thi và bảo vệ quyền của 71 người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ với chồng
3.1.1. Những kết quả đã đạt được 71
3.1.2. Một số tồn tại trong việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong 78 quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
3.2. Vài nét về áp dụng pháp luật bảo vệ quyền của người phụ nữ 84 trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng qua thực tiễn xét xử tại
Nam Định
3.3. Một số biện pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền của người phụ 88 nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật 88 về hôn nhân và gia đình nói riêng
3.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà 96 nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
3.3.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hoạt động tuyên 97 truyền, phố biến, giáo dục pháp luật
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
2.1 | Người đứng tên giấy tờ sở hữu/quyền sử dụng một số tài sản phân theo thành thị - nông thôn | 32 |
2.2 | Quan niệm về việc chồng hay vợ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác theo khu vực sinh sống | 33 |
3.1 | Quyền quyết định của vợ chồng trong các công việc của gia đình | 73 |
3.2 | Người quyết định việc vay vốn tương quan với người đứng tên sở hữu nhà ở, đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh | 74 |
3.3 | Tỷ lệ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở | 79 |
hữu nhà ở và cơ sở sản xuất kinh doanh theo thành thị | ||
nông thôn và giới tính |
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ
Tên biểu đồ Trang
3.1 Biểu đồ đóng góp vào thu nhập của gia đình theo giới tính 74
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc:
Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam [44].
Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khi điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng. Điều đó được thể hiện rõ nét trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Có thể nói quan hệ tài sản giữa vợ và chồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, mang những nét đặc trưng gắn liền với nhân thân của vợ chồng, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt chức năng xã hội. Về vấn đề này, pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nói riêng đã ghi nhận người phụ nữ được bình đẳng với chồng, nhưng "bình đẳng về mặt pháp luật vẫn chưa phải là bình đẳng trong thực tế đời sống".
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một vấn đề không mới, rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường của đất nước có nhiều chuyển biến phức tạp. Vì vậy quan hệ sở hữu tài sản của vợ và chồng cũng có những thay đổi và chịu ảnh hưởng đáng kể.
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận những quyền sở hữu tài sản của họ trong pháp luật mà quan
trọng là đảm bảo cho những quyền đó được thực thi, trở thành hiện thực trong thực tế. Điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ từ việc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành. Chỉ khi bảo vệ được quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong quan hệ tài sản của vợ chồng thì việc đảm bảo bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.
Thực tế hiện nay, quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ chưa được coi trọng, bị lãng quên và bị xâm phạm dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống, vì vậy cần có sự nghiên cứu để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết có hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện quyền bình đẳng giới thực chất giữa vợ và chồng.
Do đó, đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" đáp ứng các yêu cầu trên, có ý nghĩa thực tiễn và lý luận sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, nhưng đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" chưa có nghiên cứu riêng, chưa được quan tâm đúng mức. Có một số công trình khoa học đề cập đến vấn đề này dưới góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003: "Bảo vệ quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000", của Lương Thị Kim Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; "Một số vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong pháp luật Việt Nam", của Hà Lệ Thủy, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ: "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa vợ và chồng", của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội... Tuy nhiên vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng từ góc độ pháp luật