Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 1


LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.


Nhân loại đang bước vào thời đại lấy tri thức làm nguồn tài nguyên quan trọng, sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu của nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin. Sự đột phá vươn tới thành công của thế giới hiện đại đều bắt nguồn từ thông tin trên cơ sở nguồn lực thông tin- nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, là chìa khoá của tri thức và sự đổi mới của thế kỷ XXI.


Thông tin đang thực sự trở thành tài nguyên vô giá, là yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Trình độ phát triển thông tin trở thành một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của nền văn minh vật chất và tinh thần xã hội trong nền kinh tế tri thức.


Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá- hiện đại hoá, việc thu thập các nguồn thông tin để cung cấp thông tin có chất lượng phục vụ cho người dùng tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trước những yêu cầu cấp thiết đó, các thư viện công cộng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng ở nước ta. Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin đó là mục tiêu và động lực phát triển thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước ta nói chung, do đó TVQGVN hết sức chú trọng công tác phát triển nguồn tin nói chung và nguồn tin ngoại văn nói riêng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam - 1

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

2.2. Phạm vi nghiên cứu:

Công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của thư viện. Từ đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng nguồn tin ngoại văn cũng như nâng cao hiệu quả của khai thác nguồn tin đó tại thư viện.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận chung về nguồn tin.

- Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại TVQGVN.

- Nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN.

- Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại thư viện.

5. Phương pháp nghiên cứu

Quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng. Những tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ Văn hoá- Thể thao- Du lịch về công tác thông tin- thư viện.


Phương pháp nghiên cứu:


- Thu thập, thống kê số liệu.


- Phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu.


- Khảo sát thực tế, trao đổi với các chuyên gia và các nhà quản lý.


6. Những đóng góp của khoá luận


Hiện tại nghiên cứu về nguồn lực thông tin của TVQGVN đã có một số khoá luận đề cập đến ở những khía cạnh khác nhau như đề tài của các tác giả: Trần Mỹ Dung, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Nụ,….Với sự cố gắng cao nhất và trong khả năng có thể, đề tài “Tìm hiểu công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của tác giả có những đóng góp sau:


Về mặt lý luận:


Qua việc mô tả thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, đề tài khẳng định tầm quan trọng và giá trị thiết thực của công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung, công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại TVQGVN nói riêng.


Về mặt thực tiễn:


Phản ánh thực trạng hoạt động xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn của TVQGVN, đưa ra phương hướng và đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế trong công tác này.


7. Bố cục của khoá luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Khoá luận gồm những nội dung chính sau :


Chương 1. Khái quát về Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Chương 3. Một số giải pháp công tác xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời gian tới.


Trong quá trình thực hiện khoá luận, do trình độ nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân hạn chế, khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và bạn bè.


Xin chân thành cám ơn !


CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM


1.1. Sự hình thành và phát triển của Thư viện Quốc Gia Việt Nam


Thư viện Quốc gia Việt Nam (National Library of Viet Nam) nguyên là Sở Lưu trữ và thư viện Đông Dương thành lập ngày 29/11/1917. Ngày 21/06/1919 thư viện chính thức mang tên Thư viện Trung ương Hà Nội, năm 1935 thư viện mang tên Pierr Pasquier. Ngày 20/10/1945 thư viện đổi tên thành Quốc gia thư viện, năm 1946 khi Pháp chiếm đóng Hà Nội thư viện mang tên Thư viện Trung ương, năm 1953 đổi tên thành Tổng Thư viện do sáp nhập viện Đại học Hà Nội. Từ ngày 29/06/1957 đến nay thư viện mang tên Thư viện Quốc gia Việt Nam.


Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) là thư viện lớn nhất của cả nước với vốn tài liệu phong phú và đa dạng. Thông qua sắc lệnh nộp lưu chiểu và thực hiện tốt công tác bổ sung vốn tài liệu, hiện nay TVQGVN có khoảng 1,5 triệu bản sách, hơn 8.000 tên báo, tạp chí, hơn 15.000 luận án tiến sĩ. Thư viện có quan hệ trao đổi với khoảng trên 100 đơn vị trong và ngoài nước (thư viện, cơ quan văn hoá, giáo dục, báo chí) của trên 30 nước trên thế giới.


Hiện nay Thư viện Quốc gia Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội quốc tế các Hội thư viện và cơ quan thư viện (IFLA). Ngày 25/11/2007 kỉ niệm 90 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhì.


1.2. Chức năng, nhiệm vụ


* Chức năng.


Căn cứ vào quyết định số 81/2004/QĐ của Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch (BVH-TT-DL), TVQGVN có chức năng: là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Bộ Văn hoá - Thể thao- Du lịch gìn giữ di sản dân tộc, thu thập, tàng trữ, khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu dân tộc trong xã hội.


* Nhiệm vụ.


Tổ chức phục vụ, tạo điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu của thư viện theo quy định và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức.


Xây dựng bảo quản lâu dài vốn tài liệu của dân tộc và tài liệu của nước ngoài viết về Việt Nam.


Thu nhận theo chế độ lưu chiểu các xuất bản phẩm, luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam.


Xử lí thông tin, biên soạn thư mục quốc gia và ấn phẩm thông tin về văn hoá nghệ thuật; tổ chức biên soạn Tổng thư mục Việt Nam.


Hợp tác trao đổi tài liệu với thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.


Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động thư viện.


Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các thư viện trong cả nước theo sự phân công của BVH-TT-DL hoặc yêu cầu của địa phương, đơn vị.


Thực hiện hợp tác quốc tế theo kế hoạch của BVH-TT-DL và quy định của pháp luật.


Lưu trữ các tài liệu có nội dung tại khoản 1 điều 5 của Pháp lệnh Thư viện và phục vụ cho người đọc theo quy định của chính phủ.


1.3. Cơ cấu tổ chức.


Về cơ cấu tổ chức của TVQGVN gồm các phòng ban như sau: Ban giám đốc: Giám đốc và các phó giám đốc

Hội đồng khoa học.


TVQGVN gồm có 13 phòng, ban chuyên môn như sau: Phòng Hành chính- Tổ chức.

Phòng Lưu chiểu. Phòng Bổ sung-trao đổi.

Phòng Phân loại-biên mục. Phòng Đọc sách.

Phòng Đọc báo- tạp chí.


Phòng Tra cứu thông tin-tư liệu. Phòng Nghiên cứu khoa học.

Phòng Tin học. Phòng Bảo quản.

Phòng quan hệ quốc tế


Phòng Tạp chí thư viện Việt Nam. Đội bảo vệ.


Thư viện Quốc gia Việt Nam hiện có 195 công nhân viên chức, trong đó có khoảng hơn 85% có trình độ đại học và trên đại học, công tác trong 13 phòng chức năng.


1.4. Người dùng tin và nhu cầu tin


Người dùng tin (NDT) là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành mọi hệ thống thông tin – thư viện. NDT và nhu cầu tin (NCT) của họ là cơ sở cần thiết định hướng cho các hoạt động của thư viện. NDT vừa là chủ thể sản sinh ra thông tin vừa là khách thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện (SP&DV TT-TV). Họ còn góp phần điều chỉnh các hoạt động của thư viện thông qua các thông tin phản hồi.


Phục vụ NCT của NDT là mục đích tồn tại và phát triển của các cơ quan TT-TV. Hiệu quả hoạt động phục vụ NDT được coi là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bất kì các cơ quan TT-TV nào. Vì thế nghiên cứu NCT của NDT là một trong các nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV. Nghiên cứu NCT là nhận dạng nhu cầu về thông tin của NDT, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để cung cấp thông tin phù hợp cho họ.


Việc tìm hiểu đặc điểm NDT của TVQGVN và xác định NCT của họ đã được nghiên cứu thông qua kết quả của quá trình điều tra bằng phiếu điều tra nhu cầu tin (kết quả điều tra với tổng số phát ra là 120 phiếu thu về 111 phiếu), nghiên cứu thông qua báo cáo công tác của phòng đọc trong 5 năm gần đây.


Các phương pháp trên đã xác định được thành phần NDT tại TVQGVN, xác định được trình độ học vấn, lĩnh vực chuyên môn, loại nguồn tin, ngôn ngữ mà họ thường sử dụng, đồng thời xác định được mức độ thoả mãn NCT của NDT. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và khai thác nguồn tin nói chung và xây dựng và khai thác nguồn tin ngoại văn nói riêng.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí