Khái Quát Chung Về Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng Chi Nhánh Kinh Đô


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ


2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG CHI NHÁNH KINH ĐÔ

2.1.1. Giới thiệu chung:

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng

Ngân hàng thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Bảng 2.1: Quá trình phát triển của VPBank qua các năm.

Đơn vị: tỷ VND


Năm

1993

1996

2004

2006

2008

2010

2012

2014

Vốn

điều lệ


20


174,9


210


750


2.117


4.000


5.770


6.347

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Kinh Đô - 6


Giới thiệu về chi nhánh: Ngày 18/7/2008, VPBank khai trương Chi nhánh Kinh Đô tại địa chỉ 292 Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. VPBank Kinh Đô là chi nhánh cấp I thứ 5 của VPBank đồng thời cũng là điểm giao dịch thứ 48 của VPBank trên địa bàn Hà Nội, là điểm giao dịch thứ 135 trên toàn hệ thống. Với mạng lưới hoạt động trải khắp các thành phố lớn trong cả


nước, VPBank hiện là 1 trong 5 NHTM cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất Việt Nam.

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình thì Chi nhánh Kinh Đô đã có những bước đi mạnh mẽ, táo bạo và đạt được những thành công rực rỡ. Với chính sách bán lẻ Chi nhánh Kinh Đô đang hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí “siêu nhỏ”, các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân có thu nhập trung bình khá trở lên. Chi nhánh luôn khẳng định mục tiêu phát triển là ngân hàng bán lẻ nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung đến năm 2017 sẽ đưa VPBank từ nhóm ngân hàng giữa trở thành một trong top 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và nằm trong Top 5 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.


GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Sơ đồ 2: Tổ chức của VPBank Chi nhánh Kinh Đô.



Ban Tín dụng


Bộ phận QTTD, QLRR


PHÓ GIÁM

ĐỐC CHI NHÁNH


Mỗi bộ phận trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng được trao quyền hạn

à nhiệm vụ r hịp nhàng dư

2.1.2. C

àng như mộ sự điều hành

loại sản p

mắt xích tron ủa ban Giá

m, dịch vụ

g sợi dây x đốc chi nhá

hính của

nh.

VPBank ch

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

v õ r t ích, chúng hoạt động

n ới

Phòng Khách

Phòng

c DVKH và m

Phòng kế toán tài

Phòng Hành

Phòng Kho

hàng Cá

ác nhân hẩ

các phòng Giao dịch c

chính

chính- Tổng hợp o

Quỹ

Doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

2.1.2.1. Nhận tiền gửi tiết kiệm


31


Nếu như hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời cho ngân hàng thì huy động tiền gửi được coi là tiền đề tạo nên sự hình thành và phát triển của nghiệp vụ cho vay, vì vậy mà ngân hàng rất chú trọng vào hoạt động huy động tiền gửi, bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Một nguồn quan trọng đó là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư thông qua hình thức như huy động tiết kiệm. Đây được coi là nghiệp vụ quan trọng nhất trong việc tạo nguồn vốn của ngân hàng.

2.1.2.2. Cho vay SME

- Cho vay ngắn hạn theo món:

Đây là hình thức cấp tín dụng kì hạn tối đa 12 tháng, trong đó VPbank đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn gắn liền mục đích vay, phương án kinh doanh cụ thể. Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay. Tổng số tiền giải ngân tối đa bằng số tiền vay cam kết trong hợp đồng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn:

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cả năm của khách hàng. Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thường xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh và có uy tín đối với VPbank.

- Cho vay theo dự án đầu tư trung và dài hạn:

Phương thức này áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh như đầu tư phương tiện vận tải, máy móc thiết bị … thuộc tài sản cố định.

- Chương trình tín dụng thông minh – SME SmartCredit:

Cấp tín dụng tới các doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh và mua sắm tài sản cố định. Phương thức tài trợ: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, Thư tín dụng. Thời hạn: Cấp tín


dụng ngắn, trung và dài hạn. Chấp nhận đa dạng các loại TSBĐ như hàng hóa, quyền đòi nợ…Lần đầu tiên trên thị trường chấp nhận tín chấp một cách rộng mở đới với Khách hàng Doanh Nghiệp nhỏ theo quy định của VPBank.

- Thấu chi tài khoản Doanh nghiệp:

VPBank cho phép khách hàng sử dụng vượt số tiền thực có trên tài khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Cho vay theo chương trình SMEFP:

Nguồn vốn giá rẻ cho các doanh nghiệp SME từ chương trình hợp tác giữa VP Bank và cơ quan hợp tác Nhật quốc tế Nhật Bản (JICA). Tiếp cận nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi (tương đương với lãi suất vay ngắn hạn) nhằm phục vụ các dự án đầu tư dài hạn.

- Cho vay tài trợ ngành Gỗ, Cà phê, Gạo, Thủy sản:

Giải pháp tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh và sản xuất trong lĩnh vực Gỗ, cà phê, gạo, thủy sản nhằm hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích cho vay này.

Ngoài ra còn có các hình thức cho vay khác như: cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tín chấp, cho vay đảm bảo 100% bằng bất động sản, cho vay kinh doanh trả gốc định kỳ, cho vay hợp vốn, cho vay mua xe, SME plex…

2.1.2.3. Bảo lãnh.

VPBank cung cấp cho khách hàng đầy đủ các loại bảo lãnh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp


33


đồng, Bảo lãnh tạm ứng, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh thanh toán, Bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu…

2.1.2.4. Các sản phẩm thanh toán.

VPBank thực hiện thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, chuyển tiền thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế bằng hình thức thư tín dụng, thanh toán nhờ thu.

2.1.2.5. Dịch vụ thẻ:

VPBank cho ra đời các loại thẻ ngân hàng đa dạng như: Thẻ Mastercard Platinum, Thẻ mastercard Mc2, Thẻ mastercard E- card, Thẻ AutoLink, Thẻ VPsuper, Thẻ VPBiz…

2.1.2.6. Các sản phẩm ngoại hối.

VPBank thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ giữa VND với các đồng ngoại tệ khác, mua bán giữa các đồng ngoại tệ với nhau, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, mua bán quyền chọn ngoại tệ.

Ngoài ra VPBank còn cung cấp dịch vụ VPBank online, dịch vụ nộp thuế điện tử, thanh toán hóa đơn online… nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng doanh nghiệp.

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của chi nhánh Kinh Đô

2.1.3.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh Kinh Đô

Cùng với sự phát triển chung của toàn bộ hệ thống VPBank thì VPBank chi nhánh Kinh Đô cũng có những bước tiến xa trong quá trình phát triển của mình. Có vị trí ở một khu vực dân cư đông đúc, nằm tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội, giao thông thuận lợi phù hợp để phát triển mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua 10 năm hình thành và phát triển Chi nhánh đã đạt được những thành công đáng kể.


Trong năm 2014 lợi nhuận trước thuế của toàn Chi nhánh đạt 30,722 tỷ đồng với việc thực hiện quản lý 9 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VPBank Chi nhánh Kinh Đô

từ năm 2011 đến 2014.


ĐVT: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

Tổng thu nhập

116,373

134,892

220,563

241,597

trong đó:





Thu lãi cho vay

109,921

128,752

215,986

239,055

Thu phí

4,869

4,578

3,537

2,011

Thu từ kinh doanh ngoại hối

0,759

0,615

0,356

0,114

Thu từ các hoạt động khác

0,825

0,947

0,684

0,417

Tổng chi phí

100,071

113,192

194,363

210,875

Lợi nhuận trước thuế

16,302

21,7

26,2

30,722

Nguồn: Báo cáo nội bộ của VPbank Kinh đô năm 2011,2012,2013,2014

Lợi nhuận trước thuế của VPBank Kinh Đô không ngừng tăng qua các năm, từ 16,3 tỷ năm 2011 đã tăng lên gần 31 tỷ năm 2014. Trong đó hoạt động cho vay là mảng kinh doanh mang lại thu nhập và lợi nhuận chủ yếu. Thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng giảm. Thu từ dịch vụ là nguồn thu ổn định, không rủi ro, việc tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu là xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại, do đó đòi hỏi VPBank Kinh Đô cần tiếp tục phát triển và quảng bá hơn nữa các dịch vụ của chi nhánh tới khách hàng, nhất là các DNV&N, các khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng, khuyến khích họ dùng các sản phẩm thanh toán, chuyển tiền, trả lương tự động, nộp thuế điện tử và các dịch vụ khác của ngân hàng.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động của chi nhánh một số năm


35


- Huy động vốn.

Kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với đặc trưng cơ bản là “đi vay để cho vay” do đó nguồn vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết cho hoạt động Ngân hàng. Với mục tiêu đảm bảo an toàn thanh khoản, tăng trưởng nhanh nguồn vốn và nâng cao vị thế của chi nhánh cũng như toàn bộ ngân hàng VPBank, Ban lãnh đạo VPBank chi nhánh Kinh Đô đã cùng toàn thể cán bộ nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh công tác huy động vốn.

Chi nhánh đã tập trung cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện cải tiến chính sách chăm sóc khách hàng, cải tiến quy trình nghiệp vụ giao dịch…Nhờ đó vốn huy động có chiều hướng tăng mạnh.

Bảng 2.3. Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng


Chi tiết


2011


2012

2013

2014


Số tiền

Tăng giảm

2013/2012 (%)


Số tiền

Tăng giảm

2014/2013 (%)

Huy động vốn từ khách hàng

435.2

695.8

934.879

34.36%

1234.04

32%

TG thanh toán và

TG khác của khách hàng

69.903

158.643

238.352

50.244%

333.191

39.79%

Tiền gửi không kì hạn

22.837

42.202

68.835

63.11%

93.293

35.532%

Tiền gửi có kì hạn

47.066

115.388

168.351

45.9%

238.231

41.509%

Tiền ký quỹ

0

1.053

1.166

10.687%

1.666

42.908%

Tiền gửi tiết kiệm

365.297

537.156

696.527

29.669%

900.849

29.334%

TG không kì hạn của dân cư

0.61

0.291

0.399

36.873%

0.631

58.295%

TG có kì hạn của dân cư

364.687

536.865

696.128

29.665%

900.218

29.318%

TG thanh toán và

TG khác theo loại tiền

69.903

158.643

238.352

50.244%

333.191

39.790%

VND

69.204

155.094

226.038

45.742%

316.993

40.239%

Ngoại tệ quy đổi

0.699

3.55

12.314

246.920%

16.198

31.537%

Tiền gửi tiết kiệm

theo loại tiền

365.297

537.156

696.527

29.669%

900.849

29.334%

VND

309.422

457.597

598.383

30.766%

780.022

30.355%

Ngoại tệ quy đổi

55.874

79.559

98.144

23.36%

120.827

23.112%


(Báo cáo tổng hợp VPBank Kinh Đô 2011,2012,2013,2014)

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá đều (trên 30%) góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng. Năm 2011, trong tình hình kinh tế không ổn định, lạm phát tăng mạnh ngay từ những tháng đầu năm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và đời sống dân cư, khiến nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào ngân hàng rất hạn chế. Tuy nhiên với sự nỗ lực vượt bậc, chi nhánh đã đạt nguồn vốn huy động là 435,2 tỷ đồng.

Năm 2012 tuy hoạt động của hệ thống ngân hàng đã ổn định hơn nhưng với mức lãi suất cho vay thấp cùng với chi phí vốn cao do nguồn vốn huy động với lãi suất cao năm trước chuyển sang, đồng thời diễn ra cuộc chạy đua lãi suất trên thị trường vốn cũng là khó khăn không nhỏ đối với ngân hàng. Trong năm này chi nhánh đã huy động được 695,8 tỷ. Hết năm 2014, tổng số vốn huy động đạt 1234,04 tỷ đồng trong toàn bộ Chi nhánh với 9 phòng giao dịch. Lượng tiền gửi có kì hạn là chủ yếu. Điều này tăng tính ổn định và chủ động cho nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên chi nhánh sẽ gặp khó khăn về chi phí huy động vốn, do đó, chi nhánh cần chú ý hơn nữa tới nguồn tiền gửi không kì hạn để khai thác lợi thế về chi phí, bởi mặc dù là nguồn vốn có kỳ hạn nhưng tỷ lệ cao (trên 70%) là kỳ hạn ngắn từ 1 vài tuần tới 1 vài tháng.

Xét về mặt tiền tệ, nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, chiếm tới hơn 85%. Nguồn ngoại tệ tuy có tăng hằng năm nhưng so với nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Ngân hàng cần tập trung khai thác nguồn vốn này để đảm bảo nguồn cung ngoại tệ phục vụ việc mở rộng tín dụng cho các DN xuất nhập khẩu- một trong những đối tượng khách hàng ngân hàng cần hướng tới trong các năm tới.


37

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí