Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 16

55. Viện Ngôn ngữ, Trung tâm Từ điển học (2002), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

56. Nguyễn Như Ý và cộng sự (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa

- Thông tin, Hà Nội.

57. Tạp chí Bảo hiểm xã hội tháng 10/2014-10/2015.

58. Báo điện tử Dantri.com.vn tháng 10/2014-10/2015.

59. Báo Lao động tháng 10/2014-10/2015.

60. Báo điện tử Vnexpress.net tháng 10/2014-10/2015.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT Đối tượng Phụ huynh học sinh sinh viên 1

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

PHIẾU KHẢO SÁT

(Đối tượng: Phụ huynh học sinh, sinh viên)

Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay - 16


Để có thêm bằng chứng tham khảo hoàn thành đề tài“Vấn đề đổi mới việc thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt Nam hiện nay”, xin ông (bà)vui lòng bớt chút thời gian tham gia vào chương trình khảo sát này của chúng tôi. Mọi thông tin ông/bà cung cấp, chúng tôi chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu khoa học và xin đảm bảo giữ kín theo chế độ mật của nhà nước.

Xin ông/bà đọc kỹ câu hỏi và cho biết ý kiến bằng cách khoanh tròn vào nội dung mà câu hỏi yêu cầu.

Câu 1. Ông (bà) thường tiếp nhận thông tin về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên qua phương tiện nào?

1. Báo in, báo điện tử

2. Truyền hình

3. Báo nói, đài phát thanh

4. Hội nghị, hội thảo

5. Ấn phẩm truyền thông

6. Tuyên truyền miệng:

7.Nguồn khác (ghi rõ) .............................................................................................

Câu 2. Mức độ quan tâm của ông (bà) về những thông tin Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử:

1. Rất quan tâm

2. Thường xuyên quan tâm

3. Ít quan tâm

4. Không quan tâm

Câu 3: Ý kiến nhận xét của ông (bà) về tần suất xuất hiện các thông tin về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử hiện nay:

1. Quá nhiều

2. Bình thường

3. Quá ít

Câu 4: Ý kiến đánh giá của ông (bà) về chất lượng thông tin Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử hiện nay:

1. Rất tốt

2. Tốt

3. Bình thường

4. Chưa đạt yêu cầu

Câu 5: Những nội dung thông tin nào về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in, báo điện tử được ông (bà) quan tâm (có thể chọn nhiều phương án trả lời):

1. Quy định liên quan tới quyền lợi, trách nhiệm

2. Hướng dẫn thủ tục tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách

3. Người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến

4. Phê bình, đấu tranh chống tiêu cực

5. Giám sát, phản biện xã hội

6. Nội dung thông tin khác (ghi rõ): ..................................................................

.................................................................................................................................

Câu 6: Những thể loại báo chí nào chuyển tải nội dung thông tin về Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên được ông (bà) thích đọc nhất?

1. Tin tức

2. Phỏng vấn

3. Điều tra

4. Phóng sự

5. Xã luận

6. Bình luận

7. Bài phản ánh

8.Thể loại hoặc các hình thức chuyển tải khác (ghi rõ): ........................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Câu 7: Xin được biết ý kiến của ông (bà) về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông của báo chí trước những đổi mới trong việc thực hiện chính sách, pháp luật Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên?

1. Phát huy vai trò, trách nhiệm truyền thông

2. Nâng cao năng lực phóng viên, biên tập viên chuyên trách

3. Phản ánh đúng , trúng, kịp thời vấn đề dư luận quan tâm

4. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức chuyển tải

5. Bố trí thỏa đáng vị trí, dung lượng đăng tải

6. Ý kiến khác (ghi rõ):......................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Câu 8: Những ý kiến khác của ông (bà) về vai trò của báo in, báo điện tử đối với công tác truyền thông trước những đổi mới chính sách Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (ghi rõ):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của ông (bà)

Phụ lục 2

MỘT SỐ PHỎNG VẤN SÂU

(Đối tượng: những nhà nghiên cứu, cán bộ lãnh đạo, quản lý)


Xin kính gửi tới quý ông/bà lời trân trọng!

Tôi là Lưu Thị Trang, học viên Cao học khóa 18 khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tôi đang nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Vấn đề đổi mới việc thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên trên báo in và báo điện tử ở Việt nam hiện nay” – với sự hướng dẫn của TS. Dương Văn Thắng – Tổng Biên tập Tạp chí Bảo hiểm xã hội.

Để có cơ sở lý luận, thực tiễn đánh giá thực trạng hiện nay và tham khảo xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của báo in và báo điện tử về chính sách BHYT học sinh, sinh viên trong thời gian tới, rất mong được quý ông/bà dành thời gian trả lời một số câu hỏi phỏng vấn như sau đây.Ý kiến của ông/bà sẽ chỉ được dùng vào mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tôi cam kết sẽ giữ bí mật hoàn toàn các thông tin cá nhân của quý ông/bà trong trường hợp quý vị không muốn tiết lộ danh tính.Với nghiên cứu này sẽ không có câu trả lời nào là đúng hay sai, mọi ý kiến của ông/bà đều hữu ích cho việc phân tích và đánh giá vấn đề của Luận văn.

PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1

(Phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ các vấn đề xã hội, Ban Tuyên Giáo Trung ương, thực hiện ngày 26/8/2016)


Tác giả Luận văn- Thưa Giáo sư, học sinh, sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đối tượng này có ý nghĩa chiến lược, chính vì vậy việc thực hiện BHYT đối với các em được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, và Luật BHYT đã quy định bắt buộc thực hiện đối với đối tượng ngày kể từ năm học 2015-2016. Giáo sư đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT đối với học sinh, sinh viên?

GS: Với bản chất nhân văn, ưu việt và ý nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, chính sách BHYT học sinh, sinh viênđã được thực hiện ở nước ta từ năm học 1994 - 1995, song hành với việc triển khai BHYT bắt buộc theo Nghị định số 299/HĐBT, ngày 15/8/1992 của Chính phủ. Sau 20 năm thực hiện theo cơ chế tự nguyện, chính sách BHYT cho đối tượng đặc biệt này đã chính thức chuyển thành bắt buộc tham gia theo quy định của Luật sửa đổi một số điều của Luật BHYT được kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 13 thông qua, hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.

Từ những chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện, vấn đề còn lại là việc tổ chức thực hiện sao cho nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng của Đảng đòi hỏi mỗi công dân, nhất là học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, cần hội tụ đầy đủ trí, đức, thể, mỹ và BHYT là một nhân tố quan trọng, một giải pháp hữu hiệu nhất, không những thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà còn thúc đẩy việc nâng cao sức khỏe cho các em.

Chính vì vậy, việc thực hiện thắng lợi mục tiêu bảo phủ BHYT tới 100% học sinh, sinh viên và việc tổ chức thật tốt công tác y tế trường học và khám chữa bệnh BHYT cần phải được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Đó không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là lương tâm, đạo lý vì an sinh đất nước và hạnh phúc của nhân dân.

Để đưa chính sách, pháp luật BHYT đi vào đời sống, công tác truyền thông có vai trò hết sức quan trọng, trong đó báo chí là lực lượng “xung kích”có vai trò chủ lực, nòng cốt nhất. Đối với việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT học sinh, sinh viên, báo chí là kênh truyền thông hữu hiệu, có sức lan tỏa lớn nhất. Khi BHYT học sinh, sinh viên còn là đối tượng tự nguyện tham gia, vai trò của báo chí đã rất quan trọng, góp phần định hướng dư luận về lợi ích to lớn của chính sách không chỉ chăm lo sức khỏe bản thân học sinh, sinh viên mà còn thiết thực cho sự nghiệp giáo dục toàn diện, vì tương lai của đất nước. Nhờ đó, chính sách BHYT học sinh, sinh viên đã phát triển mạnh mẽ, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của xã hội và được Quốc hội nước ta thông qua, chuyển thành đối tượng bắt buộc tham gia.

Tuy nhiên, khi đã bắt buộc học sinh, sinh viên tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT càng phải lưu tâm thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông để mọi người, mọi nhà hiểu biết mục đích, ý nghĩa cùng những quy định của pháp luật về quyền lợi, trách nhiệm cụ thể. Nhất là thời điểm giao thời chuyển từ tự nguyện thành bắt buộc, phải chú ý tuyên truyền, phổ biến mạnh mẽ, để các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình nắm bắt, nhận thức đúng để chấp hành tốt những quy định của pháp luật. Do đó, báo chí phải là lực lượng “xung kích” đi trước, đón đầu và thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ này và trong thực tế nhiều cơ quan báo chí đã làm tốt nhiệm vụ này, nhất là báo chí Ngành BHXH.

Tác giả Luận văn: Theo Giáo sư, nhược điểm, hạn chế của báo chí khi thông tin về BHYT học sinh, sinh viên là gì và báo chí cần tuyên truyền như thế nào

để người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên.

GS: Bên cạnh những đóng góp rất lớn, báo chí cũng có một số nhược điểm, hạn chế trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên, nhất là thời điểm có những thay đổi trong chính sách, pháp luật về lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, trước thời điểm 01/01/2015 khi Luật BHYT quy định BHYT học sinh là đối tượng bắt buộc tham gia, nhưng rất ít thấy báo chí đề cập. Đến khi bước vào năm học mới 2015 - 2016, sau khi có phản ứng của phụ huynh học sinh về các khoản thu đầu năm, trong đó có những quy định mới về mức đóng, thời gian sử dụng thẻ BHYT…, báo chí đã có những thông tin chưa thật khách quan, làm “nóng” tình hình một cách thiếu thận trọng. Theo tôi, báo chí cần thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của mình theo quy định của pháp luật, thể hiện đúng vị trí, vai trò là cơ quan ngôn luận, diễn đàn của xã hội, thực hiện tốt sứ mệnh là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể, đi trước, đón đầu và thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng dư luận, giúp cho người dân có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn đối với việc tham gia BHYT học sinh, sinh viên.

Tác giả Luận văn: Để nâng cao chất lượng thông tin về BHYT học sinh, sinh viên trên báo chí, nhất là báo in, báo điện tử, cần thực hiện những giải pháp nào thưa Giáo sư ?

GS: BHYT học sinh, sinh viên có đặc thù riêng, là đối tượng tham gia đông đảo với khoảng 25 triệu HSSV hàng năm trong toàn quốc; kết quả thực hiện phụ thuộc vào nhận thức, hiểu biết của bản thân các em và ý thức tuân thủ pháp luật của các gia đình, trách nhiệm thực thi của hệ thống giáo dục, đào tạo, nhà trường và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của cả hệ thống chính trị.

Trong bối cảnh chi phí y tế gia tăng, Nhà nước tiến tới xóa bỏ bao cấp trong khám chữa bệnh, việc thực hiện thành công diện bao phủ BHYT tới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2023