Giá Trị Ngân Hàng Acb (Ngân Hàng Có Thương Hiệu) Đvt: Triệu Đồng

142


Ước tính giá trị thương hiệu của ACB theo phương pháp “lợi nhuận vượt trội” (Generic Excess Return-GER)

Bảng 6.2. Giá trị ngân hàng ACB (Ngân hàng có thương hiệu) ĐVT: Triệu đồng


Năm cơ

sở


2017


2018


2019


2020


2021


2022


2023


2024


2025


EBIT hiệu chỉnh


2,195,702


2,335,974


2,485,208


2,643,975


2,803,859


2,963,838


3,122,825


3,279,679


3,433,215


3,582,216


EBIT*(1-t)



1,868,779


1,988,166


2,115,180


2,243,087


2,371,070


2,498,260


2,623,744


2,746,572


2,865,773

Tốc độ tăng trưởng

6.39%

6.39%

6.39%

6.05%

5.71%

5.36%

5.02%

4.68%

4.34%

(g= RIR*ROC)










FCFF

984,740

1,047,650

1,114,579

1,192,036

1,270,680

1,350,044

1,429,618

1,508,859

1,587,192

PV của ACB (FCFF/ (1+WACC)n)


20,280,879


895,579


866,524


838,412


815,771


791,404


765,496


738,242


709,841


13,859,611

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào đánh giá của khách hàng kết hợp với các chỉ số tài chính - 20


Bảng 6.3. Giá trị ngân hàng giả định (Ngân hàng không có thương hiệu)


Năm cơ sở

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025


EBIT hiệu chỉnh


2,195,702


2,299,111


2,407,390


2,520,769


2,637,935


2,758,921


2,883,757


3,012,465


3,145,062


3,281,558


EBIT*(1-t)



1,839,289


1,925,912


2,016,615


2,110,348


2,207,137


2,307,006


2,409,972


2,516,049


2,625,246

Tốc độ tăng trưởng

4.71%

4.71%

4.71%

4.65%

4.59%

4.52%

4.46%

4.40%

4.34%

(g= RIR*ROC)










FCFF

969,200

1,014,846

1,062,641

1,121,494

1,182,827

1,246,691

1,313,139

1,382,219

1,453,977


PV của NH giả định (FCFF/ (1+WACC)n)


18,755,973


81,446


839,391


99,343


767,496


36,687


706,893


678,093


50,263


12,696,360


Giá trị thương hiệu của ACB = Giá trị TSVH * Chỉ số vai trò thương hiệu

= 1.524.906 * 0.78 = 1.189.427 triệu đồng

Kết luận: giá trị thương hiệu của ACB tính theo phương pháp “Lợi nhuận vượt trội” là 1.189.427 triệu đồng (khoảng 54.06 triệu USD) tại thời điểm 31/12/2016. (Chi tiết - xem phụ lục 6.9)

Nhận xét kết quả kiểm định


Kết quả định giá thương hiệu ngân hàng ACB theo hai phương pháp là 1.204.619 triệu đồng (54,76 triệu USD) và 1.189.427 triệu đồng (54,06 triệu USD). Hai kết quả có độ lệch 1,3% (hay đạt mức tiệm cận 98,7%). Kết quả kiểm định đã chứng minh mô hình định giá thương hiệu NHTM Việt Nam có mức độ chính xác và phù hợp cao.

Ngoài ra, theo đánh giá của Brand Finance, ACB là một trong 10 ngân hàng lọt vào top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 với giá trị thương hiệu là 52 triệu USD (Nguyễn Tuân, 2016). Đánh giá của Brand Finance tương đối gần với kết quả định giá theo mô hình nghiên cứu.

6.2 Kết luận và hàm ý nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu thứ nhất là “Chỉ số vai trò thương hiệu”, trả lời cho mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của luận án. Vì mô hình định giá kết hợp giữa chỉ số tài chính (FBBE) và đánh giá của khách hàng (CBBE), nên hướng nghiên cứu giá trị thương hiệu theo CBBE được đưa vào để xác định “Chỉ số vai trò thương hiệu”. Đây là phương pháp được tác giả đề xuất cho mô hình định giá thương hiệu NHTM Việt Nam, chưa được thực hiện trong các nghiên cứu về định giá thương hiệu trong nước và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thành phần tạo nên giá trị “Tài sản thương hiệu” của NHTM Việt Nam thông qua nghiên cứu định lượng, phân tích nhân tố khám phá và kiểm định các hệ số để đảm bảo độ tin cậy và phù hợp của các thành phần. Kết quả nghiên cứu khẳng định các thành phần tạo nên giá trị thương hiệu NHTM theo đánh giá của khách hàng, bao gồm: “Nhận biết thương hiệu”, “Ấn


tượng thương hiệu”, “Lòng tin tưởng” và “Mối quan hệ ngân hàng- khách hàng”. Trong đó, hai thành phần cơ bản là “Nhận biết thương hiệu” và “Ấn tượng thương hiệu” là hai thành phần được kế thừa từ thành phần tài sản thương hiệu của Keller (1993) và Bravo &ctg (2009). Thành phần “Ấn tượng thương hiệu” có những thành phần con dựa trên đề xuất của Bravo &ctg (2009), nhưng được xây dựng cụ thể và phù hợp với NHTM Việt Nam như “Cung cấp dịch vụ”, “Giá cả dịch vụ”, “Trách nhiệm xã hội”, “Uy tín ngân hàng”, “Mạng lưới chi nhánh” và “Nhân sự”. Luận án đã đưa vào hai thành phần là “Lòng tin tưởng vào thương hiệu” và “Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng” để bổ sung thêm vào mô hình tài sản thương hiệu của Keller (1993) theo sự phát triển của xã hội, môi trường kinh doanh hiện nay và phù hợp với ngành ngân hàng. Kết quả nghiên cứu và phân tích dữ liệu khảo sát khách hàng cho thấy các thành phần trên là những thành phần tạo nên giá trị tài sản thương hiệu và xác định được tỉ lệ đóng góp của mỗi thành phần vào tài sản thương hiệu. Trong đó, tỷ trọng đóng góp cao nhất vào “Tài sản thương hiệu” là thành phần “Ấn tượng thương hiệu” với tỷ trọng 47%; thành phần “Nhận biết thương hiệu” với tỷ trọng 19%, thành phần “Lòng tin tưởng” có tỷ trọng là 18% và thành phần “Mối quan hệ ngân hàng-khách hàng” có tỷ trọng là 16%. Như vậy, thành phần “Ấn tượng thương hiệu” có tỉ trọng cao nhất, gần như một nửa tài sản thương hiệu. “Ấn tượng thương hiệu” chính là hình ảnh cụ thể về ngân hàng thể hiện qua cung cấp dịch vụ, giá cả, uy tín, mạng lưới chi nhánh, nhân sự, trách nhiệm xã hội…Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng giá trị cốt lõi của thương hiệu vẫn chính là hình ảnh thật sự của ngân hàng trong mọi góc nhìn, đánh giá của khách hàng. Ba thành phần tài sản thương hiệu còn lại có sự đóng góp khá tương đồng vào giá trị tài sản thương hiệu, mức chêch lệch không nhiều (từ 1% đến 3%).

Mục tiêu nghiên cứu thứ hai là hệ số Beta thị trường của ngân hàng và “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” (Beta thương hiệu). Kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 5 nhằm xác định phương pháp tính hệ số beta thị trường của ngân hàng, thể hiện đầy đủ rủi ro hệ thống của ngân hàng và có thể thực hiện để tính được hệ số Beta thị trường của NHTM có cổ phiếu chưa niêm yết. Đó chính là hệ số Beta thị trường có


điều chỉnh đòn bẩy tài chính, dựa trên beta thị trường xác định theo phương pháp tính hồi qui OLS giữa tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu ngân hàng cần định giá với tỷ suất sinh lợi thị trường. Hệ số Beta có điều chỉnh đòn bẩy tài chính phù hợp với ngành ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao và có nhiều biến động. Chương 5 cũng trình bày kết quả nghiên cứu các yếu tố tạo nên “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” và các tiêu chí đánh giá cũng như thang điểm cụ thể cho từng tiêu chí. Kết quả nghiên cứu định tính đã tổng hợp được tám yếu tố được lựa chọn nhiều nhất với tổng số điểm là 100 điểm, thang điểm phân chia theo mức độ quan trọng, bao gồm: “Tính ổn định” (20 điểm), “Tính khác biệt” (15 điểm), “Thời gian trên thị trường” (15 điểm), “Hệ thống kênh phân phối” (10 điểm), “Mức độ hiện diện trên các kênh truyền thông” (10 điểm), “Tỷ lệ tăng trưởng ROA” (10 điểm), “Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II” (10 điểm), “Tỷ lệ nợ xấu” (10 điểm). Các yếu tố đều có tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp với NHTM. Ba yếu tố “Tỷ lệ tăng trưởng ROA”, “Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn Basel II”, “Tỷ lệ nợ xấu” là các yếu tố không có trong mô hình định giá của Interbrand và Brand Finance. Ba yếu tố này thể hiện đặc thù sức mạnh và rủi ro thương hiệu NHTM, khác biệt với rủi ro thương hiệu của các ngành nghề kinh doanh khác.

Tóm lại, ba chỉ số cơ bản của mô hình định giá thương hiệu NHTM đề xuất đã được nghiên cứu trong các chương 4, 5 dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo tính hợp lý và tìm ra được kết quả phù hợp với đặc điểm của NHTM Việt Nam, đồng thời đảm bảo tính khả thi khi kiểm định để xác định giá trị thương hiệu.

Mô hình thể hiện sự hoàn chỉnh khi kết hợp hai cách tiếp cận thương hiệu CBBE và FBBE, khắc phục hạn chế của các mô hình định giá trước đây, cũng như phân tích chi tiết từng bước thực hiện để các NHTM có thể áp dụng tự định giá thương hiệu của ngân hàng. Việc định giá thương hiệu có thể thực hiện hàng năm sau khi có báo cáo tài chính được kiểm toán để đánh giá lại giá trị thương hiệu tại mỗi thời điểm, từ đó đưa ra các chiến lược quản lý, phát triển và củng cố thương hiệu một cách hiệu quả.


6.3 Kiến nghị các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả định giá và xây dựng, phát triển thương hiệu NHTM Việt Nam

6.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả định giá thương hiệu NHTM Việt Nam

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về thương hiệu và định giá thương hiệu Thương hiệu ngày càng được các ngân hàng chú trọng xây dựng và phát triển, trong khi hệ thống văn bản pháp lý của Việt Nam hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức về thương hiệu và các phương pháp định giá thương hiệu. Các văn bản pháp luật chỉ dừng lại ở định nghĩa về tài sản vô hình nói chung và “Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13” về thẩm định giá tài sản vô hình được Bộ Tài Chính ban hành theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014, là văn bản mới nhất có thể sử dụng được khi định giá thương hiệu. Ngoài ra, chưa có qui định pháp luật về ghi nhận thương hiệu như một tài sản vô hình có giá trị trên báo cáo tài chính của ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4, “Chỉ số vai trò thương thiệu” trong mô hình định giá thương hiệu chiếm 78% giá trị tài sản vô hình của ngân hàng (được tính cho ACB, với các NHTM khác chỉ số này có thể dao động). Từ kết quả trên có thể nhận định rằng thương hiệu đóng góp một phần rất lớn vào tổng giá trị tài sản vô hình. Vì vậy cần có văn bản pháp luật riêng về thương hiệu để làm cơ sở cho việc định giá thương hiệu được thuận tiện và có căn cứ pháp lý. Các văn bản pháp luật về thương hiệu cần được ban hành ở cấp cao nhất là các bộ luật, kế đến là luật, nghị định, thông tư…để hướng dẫn cụ thể nhận thức về thương hiệu và định giá thương hiệu. Tiếp đến là ban hành qui định về việc ghi nhận giá trị thương hiệu trong báo cáo tài chính, xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định giá thương hiệu để phục vụ cho việc ghi nhận giá trị thương hiệu.


Nâng cao chuẩn mực kế toán, minh bạch trong báo cáo tài chính

Mô hình định giá thương hiệu NHTM dựa nhiều vào số liệu tài chính của NHTM để tính giá trị thương hiệu, nên việc minh bạch và lành mạnh hóa các báo cáo tài chính của NHTM là rất cần thiết để đảm bảo độ chính xác của kết quả định giá. Báo cáo tài chính của NHTM cần phải được kiểm toán đúng theo qui định và thời hạn bởi công


ty kiểm toán có uy tín, chất lượng. Các qui định về hệ thống hạch toán kế toán phải chuẩn mực, hướng dẫn chi tiết, cụ thể để tránh các trường hợp kê sai, không trung thực trong báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến kết quả định giá thương hiệu. Ngân hàng nhà nước cần có hệ thống kiểm tra, giám sát chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo tài chính của ngân hàng


Đưa cổ phiếu các NHTM lên sàn giao dịch chứng khoán

Theo kết quả nghiên cứu về hệ số Beta thị trường cho ngân hàng cần định giá ở chương 5, phương pháp Beta có điều chỉnh đòn bẩy tài chính được sử dụng cho mô hình định giá và có thể áp dụng cho ngân hàng chưa có cổ phiếu được niêm yết. Tuy nhiên, với trường hợp này, phải tìm một ngân hàng tương đồng có cổ phiếu đã niêm yết, sau đó điều chỉnh theo hệ số đòn bẩy tài chính của ngân hàng cần định giá (cổ phiếu chưa niêm yết). Việc tìm ngân hàng tương đồng không phải dễ dàng và kết quả hệ số Beta tính được cũng chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, lộ trình đưa cổ phiếu các NHTM lên sàn giao dịch chứng khoán là rất cần thiết, không chỉ tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu NHTM, tăng khả năng huy động vốn, mà còn góp phần công khai, minh bạch các thông tin tài chính, gắn liền rủi ro của cổ phiếu NHTM với rủi ro thị trường, từ đó xác định hệ số Beta thị trường của ngân hàng cần định giá một cách chính xác.


Xây dựng bộ phận hỗ trợ thông tin cho định giá thương hiệu

Mô hình định giá thương hiệu NHTM trong luận án dựa vào đánh giá của khách hàng khi xác định “Chỉ số vai trò thương hiệu”. Vì vậy, NHTM cần có bộ phận quản lý thương hiệu và chăm sóc khách hàng, chuyên nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu và nguyện vọng khách hàng, tiến hành khảo sát khách hàng để lấy ý kiến đánh giá về thương hiệu, theo thang đo các thành phần tài sản thương hiệu đã được nghiên cứu và đề xuất trong luận án. Bộ phận này sẽ hỗ trợ và cung cấp thông tin về khách hàng, phục vụ cho việc xác định “Chỉ số vai trò thương hiệu” trong mô hình định giá.

Ngoài ra, việc ước tính “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” cần rất nhiều thông tin về thị trường, cả thông tin tài chính lẫn phi tài chính. Hiện nay đã có các tổ chức cung cấp thông tin về thị trường và doanh nghiệp/ ngân hàng, nhưng lượng thông tin cung cấp


còn hạn chế và chưa cập nhật, cần phát triển thành những trung tâm chuyên cung cấp thông tin thị trường về ngân hàng, tổng hợp và cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ, góp phần đưa ra kết quả định giá thương hiệu tốt hơn.

6.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển thương hiệu NHTM Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu về “Chỉ số vai trò thương hiệu” được trình bày ở chương 2, khẳng định các thành phần tạo nên “Tài sản thương hiệu” của NHTM Việt Nam theo đánh giá của khách hàng bao gồm: “Nhận biết thương hiệu”, “Ấn tượng thương hiệu”, “Lòng tin tưởng” và “Mối quan hệ ngân hàng-khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu trên, một số giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển thương hiệu NHTM Việt Nam.


Nâng cao “Nhận biết thương hiệu” của khách hàng

Theo kết quả nghiên cứu, “Nhận biết thương hiệu” là một thành phần có tỷ trọng 19% trong “Tài sản thương hiệu”, bao gồm “nhận diện” và “hồi tưởng thương hiệu”. Một số giải pháp được đề xuất để tăng khả năng “Nhận biết thương hiệu”:

(i) Định vị thương hiệu


Để tăng khả năng thành công của sự “nhận diện” thương hiệu thì biểu tượng thương hiệu phải có mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, gắn kết với nhu cầu tình cảm và quan tâm đến lợi ích của khách hàng. Vì vậy, “logo” của ngân hàng nên thiết kế sao cho có sự kết nối với khách hàng, cả về mặt thẩm mỹ lẫn ý nghĩa. Câu định vị thương hiệu (slogan) của các ngân hàng nên nói về khách hàng hoặc quyền lợi của khách hàng (như “Ngân hàng của mọi nhà”, “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, thay vì quảng cáo về ngân hàng. Từ đó, thương hiệu sẽ tạo nên sự liên kết, gần gũi và đặt “khách hàng làm trung tâm” khi định vị thương hiệu.

(ii) Tăng cường truyền thông

Chiến lược truyền thông cần thể hiện qua tất cả các kênh tương tác như: tư vấn khách hàng tại chi nhánh, đặt quảng cáo tại điểm giao dịch, máy ATM, POS, đại lý thu đổi ngoại tệ, tạo trang kết bạn (fanpage) trên Facebook để quảng cáo, tương tác với khách


hàng để tăng cường marketing truyền miệng (word-of-mouth), cũng như thăm dò những thảo luận, phàn nàn của khách hàng trên mạng xã hội, từ đó có những định hướng và điều chỉnh về quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tài trợ các chương trình hội thảo chuyên ngành, chương trình từ thiện, học bổng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường…

(iii) Thiết kế đồng nhất không gian giao dịch và các ấn phẩm

Để tạo sự tin tưởng, gần gũi, quen thuộc với khách hàng khi hồi tưởng đến thương hiệu, ngân hàng cần thiết kế không gian giao dịch và ấn phẩm rõ ràng, đẹp mắt và quan trọng nhất là đồng nhất từ hội sở chính đến chi nhánh. Điều này vừa tạo sự thuận tiện cho khách hàng dễ dàng nhận biết thương hiệu trong số các thương hiệu ngân hàng, vừa tạo sự quen thuộc, lặp đi lặp lại trong tâm trí khách hàng mồi lần đến giao dịch với ngân hàng. Không gian giao dịch rộng rãi, hiện đại, có gắn màn hình giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hay các đoạn phim quảng cáo ngắn, nhân viên giao dịch mặc đồng phục thiết kế đẹp và trang trọng…là những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên khách hàng cảm nhận khi đến giao dịch. Kế đến là các ấn phẩm như giấy tờ biểu mẫu, sổ tiết kiệm, thẻ ATM, thẻ tín dụng…cần phải được thiết kế đẹp, rõ ràng, tiện dụng và có dấu hiệu chống giả, bảo mật cao để tạo sự tin tưởng cho khách hàng.


Nâng cao “Ấn tượng thương hiệu” của ngân hàng thương mại

Theo kết quả nghiên cứu, “Ấn tượng thương hiệu” thể hiện qua “Hình ảnh ngân hàng” có tỷ trọng đóng góp cao nhất vào “Tài sản thương hiệu” là 47%, với 6 thành phần con, bao gồm “Cung cấp dịch vụ”, Giá cả”, “Uy tín ngân hàng”, “Trách nhiệm xã hội”, “Mạng lưới chi nhánh” và “Nhân sự”. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng những chiến lược quảng bá hình ảnh của ngân hàng, chuyển tải được những giá trị nội tại của ngân hàng đến với khách hàng. Cụ thể là xây dựng chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm và cung cách phục vụ thích hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khu vực…với mức giá cả, lãi suất phù hợp; mở rộng hệ thống kênh phân phối; nâng cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023