Áp Dụng Kết Quả Nghiên Cứu Để Tính “Chỉ Số Sức Mạnh Thương Hiệu” Của Ngân Hàng Tmcp Á Châu (Acb)


hiệu trong luận án sẽ dựa vào hệ số CAR được công bố trong báo cáo tài chính có kiểm toán của NHTM (ký hiệu là C), phân chia theo phương pháp tính thang đo.

Theo đó, điểm bình quân 5 sẽ là điểm của NHTM có hệ số CAR bằng với hệ số CAR trung bình của toàn hệ thống (số liệu tại năm định giá). Khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và điểm bình quân 5 là 5 điểm, nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính điểm sẽ là điểm bình quân 5 + C’, với:

C’ = 𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝐴𝑅 𝑐𝑎𝑜 𝑛ℎấ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑚ộ𝑡 𝑁𝐻𝑇𝑀 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔−𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝐴𝑅 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑜à𝑛 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔

5


Khoảng cách giữa điểm thấp nhất 1 và điểm trung bình 5 là 4 điểm nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính sẽ là:

C’’ = 𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝐴𝑅 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑜à𝑛 ℎệ 𝑡ℎố𝑛𝑔−𝐻ệ 𝑠ố 𝐶𝐴𝑅 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 𝑡ℎ𝑒𝑜 𝑞𝑢𝑖 đị𝑛ℎ

4


Bảng 5.8 Bảng điểm “Hệ số CAR”


Tiêu chí

Điểm

CAR (C + 4C’; Hệ số CAR cao nhất trong hệ thống)

10

CAR (C + 3C’; C + 4C’)

9

CAR (C + 2C’; C + 3C’)

8

CAR (C+ C’; C + 2C’)

7

CAR (C; C + C’)

6

CAR bằng hệ số CAR trung bình của hệ thống

5

CAR (C– C”; C)

4

CAR (C – 2C”; C – C”

3

CAR (C – 3C”; C – 2C”)

2

CAR (C – 4C”; C – 3C”)

1

CAR bằng hệ số CAR tối thiểu theo qui định (9%)

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Mô hình định giá thương hiệu ngân hàng thương mại Việt Nam dựa vào đánh giá của khách hàng kết hợp với các chỉ số tài chính - 17


Tỷ lệ nợ xấu –NPL (0-10)

Tỷ lệ nợ xấu (Non-performing loan ratio, NPL) là tỷ lệ của tổng số nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng thương mại, theo công thức sau:

NPV = Tổng số nợ xấu của NHTM

Tổng dư nợ của NHTM


Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại: (1) Nợ đủ tiêu chuẩn; (2) Nợ cần chú ý; (3) Nợ dưới tiêu chuẩn; (4) Nợ nghi ngờ; (5) Nợ có khả năng mất vốn.

Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3 đến Nhóm 5 được xem là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, khả năng thu hồi nợ và mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ lện nợ xấu cao phản ánh mức độ rủi ro cao của nghiệp vụ tín dụng, là nghiệp vụ chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Rủi ro hiệu quả hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng gián tiếp đến rủi ro thương hiệu, gây mất niềm tin, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Mức độ quản lý rủi ro tín dụng càng tốt thì tỉ lệ nợ xấu càng thấp và hiệu quả hoạt động ngân hàng càng cao, gián tiếp tạo nên sức mạnh thương hiệu. Như vậy, điểm số sức mạnh thương hiệu tỉ lệ nghịch với tỉ lệ nợ xấu.

Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN (2014), NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì chỉ tiêu nợ xấu 3% là mức tối đa mà ngân hàng thương mại phải duy trì. Như vậy, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên sẽ nhận điểm 0 cho thuộc tính này, vì đã ở mức cao nhất theo qui định nên không có lợi thế nào về hạn chế rủi ro cho hoạt động ngân hàng và đóng góp cho sức mạnh thương hiệu. Ngân hàng không có tỷ lệ nợ xấu sẽ đạt điểm thuộc tính cao nhất là 10, là mức đóng góp tối đa cho chỉ số sức mạnh thương hiệu.

Thang đo điểm thuộc tính sẽ được chia đều theo khoảng cách giữa điểm cao nhất 10 và điểm thấp nhất 0, nên căn cứ để tính mỗi điểm thuộc tính tăng thêm 1 điểm là: 3%/10 = 0.3%.


Bảng 5.9 Bảng điểm “Tỷ lệ nợ xấu”


Tiêu chí

Điểm

NPL (0%; 0.3%)

10

NPL (0.3%; 0.6%)

9

NPL (0.6%; 0.9%)

8

NPL (0.9%; 1.2%)

7

NPL (1.2%; 1.5%)

6

NPL (1.5%; 1.8%)

5

NPL (1.8%; 2.1%)

4

NPL (2.1%; 2.4%)

3

NPL (2.4%; 2.7%)

2

NPL (2.7%; 3%)

1

NPL > 3%

0

5.1.3 Áp dụng kết quả nghiên cứu để tính “Chỉ số sức mạnh thương hiệu” của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

Số liệu tài chính của Ngân hàng TMCP Á Châu được lấy đến 31 tháng 12 năm 2016. Nguồn dữ liệu được lấy từ Báo cáo thường niên của Ngân hàng, một số báo cáo ngành ngân hàng của NHNN và báo cáo của các công ty chứng khoán.

Yếu tố 1 – Tính ổn định

Theo báo cáo của NHNN, tổng tiền gởi của nền kinh tế năm 2016 là 5.998 ngàn tỷ đồng (tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt gần 2.509 nghìn tỷ đồng, tiền gửi của cư dân đạt trên 3.489,4 nghìn tỷ đồng). Tổng dư nợ của nền kinh tế năm 2016 là 5.505 ngàn tỷ đồng.

Ngân hàng Agribank là ngân hàng có vốn huy động cao nhất năm 2016 đạt 866.005 tỷ đồng và có tổng dư nợ cao nhất năm 2016 đạt 732.360 tỷ đồng.

Ngân hàng Saigonbank là ngân hàng có vốn huy động thấp nhất năm 2016 đạt 15,203 tỷ đồng và có tổng dư nợ cao nhất năm 2016 đạt 12.534 tỷ đồng.

Công thức tính thị phần tiền gởi (A) = 5.998 𝑛𝑔à𝑛 𝑡ỷ = 171.371 tỷ đồng

35


Công thức tính thị phần dư nợ (B) = 5.505 𝑛𝑔à𝑛 𝑡ỷ

35

= 157.286 tỷ đồng


Thang đo khoảng cách giữa điểm 10 và điểm 1 được phân chia theo phương pháp tính thang đo của Đỗ Hoài Linh (2014). Theo đó khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và điểm bình quân 5 là 5 điểm nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính sẽ là mức điểm số trước đó + A’, với:


A’ = 866.005− 171.371

5

= 138.927


Khoảng cách giữa điểm thấp nhất 1 và điểm trung bình 5 là 4 điểm nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính sẽ là mức điểm số trước đó - A’’, với:


A’’ = 171.371 −15.203

4

= 39.042


Tương tự với thị phần dư nợ, khoảng cách giữa điểm tối đa 10 và điểm bình quân 5 là 5 điểm nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính sẽ là mức điểm số trước đó + B’, với:

B’ = 732.360−157.286 = 115.015

5


Khoảng cách giữa điểm thấp nhất 1 và điểm trung bình 5 là 4 điểm nên để tăng thêm 1 điểm so với điểm bình quân, công thức tính sẽ là mức điểm số trước đó - B’’, với:


B’’ = 157.286 − 12.534

4

= 36.188


Bảng 5.10 Bảng tính điểm yếu tố “Tính ổn định”


Điểm thuộc tính thị phần tiền gởi

Điểm thuộc tính thị phần dư nợ

Tiêu chí

Điểm

Tiêu chí

Điểm

Tiền gởi (727.078; 866.005)

10

Dư nợ (617.345; 732.360)

10

Tiền gởi (588.151; 727.078)

9

Dư nợ (502.330; 617.345)

9

Tiền gởi (449.224; 588.151)

8

Dư nợ (387.315; 502.330)

8

Tiền gởi (310.297; 449.224 )

7

Dư nợ (272.300; 387.315 )

7

Tiền gởi (171.371; 310.297)

6

Dư nợ (157.286; 272.300)

6

Tiền gởi bình quân A =171.371

5

Dư nợ bình quân B =157.286

5

Tiền gởi (132.329; 171.371)

4

Dư nợ (121.098; 157.286)

4


Tiền gởi (93.287; 132.329)

3

Dư nợ (84.910; 121.098)

3

Tiền gởi (54.245; 93.287)

2

Dư nợ (48.722; 84.910)

2

Tiền gởi (15.203; 54.245)

1

Dư nợ (12.534; 48.722)

1


Năm 2016, tiền gởi khách hàng của ACB là 207.051 tỷ đồng, dư nợ khách hàng của ACB là 163.401 tỷ đồng.

Điểm số thuộc tính thị phần tiền gởi của ACB là 6 điểm. Điểm số thuộc tính thị phần dư nợ của ACB là 6 điểm.

Theo thang đo điểm số của yếu tố 1 “Tính ổn định”, điểm số của ACB là 12 điểm.


Yếu tố 2 – Tính khác biệt

Yếu tố này được đánh giá bằng hai chỉ tiêu: (i) Ngân hàng nhận được các giải thưởng về quản trị rủi ro, quản trị hệ thống và các giải thưởng khác; (ii) Ngân hàng đã áp dụng công nghệ ngân hàng kỹ thuật số tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng.

Theo báo cáo thường niên 2016 của ACB, đến nay ACB đã được Nhà nước Việt Nam tặng hai Huân chương Lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Trong năm 2016, ACB không những có kết quả kinh doanh khả quan mà còn là ngân hàng TMCP duy nhất tại Việt Nam được ghi nhận bằng 7 giải thưởng uy tín của các tổ chức trong và ngoài nước, bao gồm: Giải “Ngân hàng có chuyển biến tốt nhất châu Á 2016” (Best Bank Transformation in Asia) trao tặng bởi Euromoney - tạp chí uy tín trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân hàng. Tiếp đó là giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2016” (Domestic Retail Bank of the Year 2016) từ Asian Banking and Finance; giải “Ngân hàng bán lẻ cách tân nhất Việt Nam 2016” (Most Innovative Retail Bank Vietnam 2016) của Global Banking & Finance Review. Global Financial Market Review cũng trao giải Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2016 (Best Bank in Vietnam 2016). Theo báo cáo của Vietnam Report đã xếp ACB vào “Top 10 ngân


hàng thương mại Việt Nam uy tín 2016”, đứng đầu khối ngân hàng TMCP. Việc thực hành tốt các chương trình công nghệ thông tin, triển khai có chú trọng vào yếu tố bảo mật giúp ngân hàng giành giải thưởng “Dự án về Quản trị Bảo mật và Rủi ro tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2016” (Best Security & Risk Management Project in Asia 2016) và giải “Dự án liên quan Công nghệ điện toán đám mây tốt nhất Việt Nam 2016” (Best Cloud based Project in Vietnam 2016) của tổ chức The Asian Banker.

Về công nghệ ngân hàng kỹ thuật số, theo báo cáo thường niên ACB 2016: “giai đoạn 2006-2010 ACB đã đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm, hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015), hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao”. Như vậy trong năm 2016, ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM, website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, v.v.

Cũng theo báo cáo thường niên ACB 2016: “Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/ IEC 17025:2005”. Vụ án kinh tế tháng 8/2012 liên quan đến Ngô Đức Kiên (Bầu Kiên) đã cos những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. Tuy nhiên, ACB đã đã có những biện pháp kịp thời để đảm bảo


thanh khoản và khôi phục lại toàn bộ số dư tiền gởi tiết kiệm VND của khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn sau đó.

Như vậy, xét cả hai chỉ tiêu của yếu tố 2, ACB không chỉ là NHTM đạt được giải thưởng về quản trị rủi ro, quản trị hệ thống mà còn là ngân hàng đạt nhiều giải thưởng nhất năm 2016. ACB còn xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Thực tế đã chứng minh việc xử lý rất tốt sự cố rút tiền ồ ạt của khách hàng tháng 8/2012, khôi phục số dư tiền gởi và lòng tin của khách hàng. Theo thang đo điểm số của yếu tố 2 “Tính khác biệt”, điểm số của ACB là 15 điểm.

Yếu tố 3 - Thời gian trên thị trường

Theo báo cáo thường niên của ACB 2016: “Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993”. Ngày 4/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động. Như vậy, ACB là ngân hàng TMCP có lịch sử hình thành lâu đời trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, từ khi Việt Nam thực hiện cơ chế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Thời gian ngân hàng thành lập cũng là thời điểm mở cửa của nền kinh tế Việt Nam, một số ngân hàng nước ngoài bắt đầu mở những văn phòng đại diện đầu tiên ở Việt Nam. Trong tổng số 31 ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay, chỉ có 11 ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong số đó có một số ngân hàng mới được niêm yết trong thời gian gần đây. Cũng theo báo cáo thường niên ACB 2016: “ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 1/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006”. Điều đó cho thấy cổ phiếu ACB đã giao dịch trên sàn chứng khoán hơn 10 năm và vẫn là một trong những cổ phiểu có mức giá cao ổn định và có tính dẫn dắt thị trường (blue chip).

Theo thang đo điểm số của yếu tố 3 “Thời gian trên thị trường”, điểm số của ACB là 12 điểm.


Yếu tố 4 - Hệ thống kênh phân phối

Yếu tố này được đánh giá bằng hai chỉ tiêu: (i) Hệ thống kênh phân phối chính là mạng lưới chi nhánh ở 63 tỉnh thành (ii) Hệ thống kênh phân phối phụ.

Theo báo cáo thường niên của ACB 2016: “Đến ngày 31/12/2016, ACB có 350 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng tính theo số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng. Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (privilege banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh”.

Kênh phân phối phụ của ACB bao gồm: các kênh trực tuyến thực hiện được các giao dịch chính như thanh toán ghi có trực tiếp (các thanh toán dịch vụ thông thường như tiền điện, nước, điện thoại…), gởi tiết kiệm, mở tài khoản trực tuyến, tham khảo thông tin…; các điểm giao dịch, máy POS, ATM có mặt tại 47 tỉnh thành. Theo thang đo điểm số của yếu tố 4 thì ACB đạt mức có “Kênh chính có tại 2/3 trong 63 tỉnh thành

+ Kênh phụ ở mức 2”.


Theo thang đo điểm số của yếu tố 4 “Hệ thống kênh phân phối”, điểm số của ACB là 6 điểm.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí