Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Quản Lý Của Ngân Hàng Trung Ương Đối Với Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


còn căn cứ vào các tiêu chí đánh giá đối với mức độ phát triển hoạt động của hệ thống các NHTM (đối tượng quản lý). Phát triển hoạt động của hệ thống các NHTM đảm bảo an toàn, lành mạnh hay bền vững là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang hướng đến.

Để tạo điều kiện cho việc quản lý, giám sát hoạt động của hệ thống NHTM ngày càng minh bạch, theo các nguyên tắc của thị trường, góp phần ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã công bố “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính - Financial Soundness Indicators - FSIs”. Bộ chỉ số này nhằm đo lường và đánh giá sự phát triển để đạt được một hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh tại mỗi quốc gia, cũng như toàn cầu. Trên cơ sở đánh giá này, còn giúp cho các các nhà quản lý điều hành có cơ sở để dự báo và hoạch định chính sách, từ đó có các biện pháp quản lý thích hợp nhằm góp phần ngăn chặn, hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống tài chính - ngân hàng. Trong Bộ chỉ số tài chính (40 chỉ số) do Quỹ Tiền tệ quốc tế công bố, có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực NHTM (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); đây là cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả quản lý của NHTW đối với mức độ phát triển hoạt động của hệ thống các NHTM [37] :

- Các chỉ số cốt lõi :


+ Tỷ lệ vốn pháp định/điều lệ so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Regulatory capital to risk- weighted assets): Là chỉ số đo lường khả năng bù đắp rủi ro của NHTM từ vốn pháp định, các quỹ dự trữ, các quỹ dự phòng và các khoản vay nợ có kỳ hạn dài trước những mất mác do các loại Tài sản Có rủi ro gây nên do các yếu tố về đạo đức, con người, kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô gây nên. Thông qua chỉ số này còn cho biết khả năng đối phó của NHTM trước các cú sốc biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.


+ Tỷ lệ vốn điều lệ cấp 1 so với tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro (Regulatory Tier 1 capital to risk weighted assets): Là chỉ số đo lường sự an toàn vốn của NHTM dựa trên định nghĩa cốt lõi về vốn của Ủy ban Giám sát Ngân hàng.

+ Nợ xấu ròng (hoặc Nợ xấu sau khi trích lập dự phòng) trên vốn (Nonperforming loans net of provisions to capital): Là chỉ số đo lường khả năng bù đắp rủi ro của NHTM từ vốn chủ sở hữu và các quỹ trước những biến cố rủi ro phát sinh từ các khoản nợ xấu sau khi đã trích lập dự phòng; chỉ số này còn dùng để đánh giá sự an toàn vốn của NHTM và là một chỉ báo quan trọng về năng lực vốn của NHTM trước các tổn thất do nợ xấu gây ra.

+ Nợ xấu trên tổng dư nợ (Nonperforming loans to total gross loans): Chỉ số này dùng để xem xét, đánh giá chất lượng tài sản Có và thường được sử dụng như một chỉ số đại diện cho chất lượng tài sản của NHTM, đồng thời, chỉ số này dùng để xác định mức độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

+ Tỷ trọng dư nợ theo khu vực kinh tế so với tổng dư nợ (Sectoral distribution of loans to total loans): Đây cũng là chỉ số đánh giá chất lượng tài sản. Chỉ số này cung cấp thông tin về sự phân bố của các khoản vay (bao gồm cả nợ xấu và khoản nợ trước khi trích lập các khoản dự phòng) đối với người cư trú và người không cư trú. Thiếu sự đa dạng hóa theo khu vực kinh tế, ngành nghề, vị trí địa lý…. trong danh mục cho vay sẽ là dấu hiệu cho biết sự bất ổn trong hệ thống NHTM.

+ Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return on assets - ROA): Đây là một chỉ số đánh giá về khả năng sinh lời của NHTM và được dùng để đo lường hiệu quả trong sử dụng tổng tài sản của NHTM bao gồm cả tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời.

Nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 5


+ Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Return on equity ROE): Đây cũng là một chỉ số đánh giá về khả năng sinh lời của NHTM và được dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn của NHTM bao gồm cả vốn chủ sở hữu và các quỹ dự trữ.

+ Thu nhập ròng từ lãi so với tổng thu nhập (Interest margin to gross income): Chỉ số này dùng để đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của NHTM. Trong trường hợp các NHTM có tỷ lệ cho vay trên tổng huy động cao, chỉ số này có xu hướng cao hơn.

+ Chi phí ngoài trả lãi trên tổng thu nhập (Noninterest expenses to gross income): Đây là một chỉ số về tỷ lệ lợi nhuận, dùng để đo lường chi phí quản lý so với tổng thu nhập và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM.

+ Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản - Hệ số tài sản lỏng (Liquid assets to total assets: liquid asset ratio): Chỉ số này đo lường mức thanh khoản tài sản của NHTM. Nó cung cấp thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt cả được dự báo và chưa được dự báo của khách hàng gửi tại các NHTM. Mức độ thanh khoản càng cao cho thấy khả năng đối phó của NHTM trước những biến động càng lớn và ngược lại.

+ Tài sản thanh khoản trên nguồn vốn ngắn hạn (Liquid assets to short-term liabilities): Chỉ tiêu này đo lường mức thanh khoản của Tài sản Có so với Tài sản Nợ ngắn hạn và dùng để đánh giá khả năng cân đối giữa Tài sản Có và Tài sản Nợ. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho biết khả năng đáp ứng việc rút vốn ngắn hạn của khách hàng mà không ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM.

+ Trạng thái ngoại tệ ròng so với vốn (Net open position in foreign exchange to capital): Đây là một chỉ số về mức độ nhạy của NHTM trước những biến động của thị trường, dùng để đánh giá nguy cơ rủi ro tỷ giá.


Chỉ số này cho biết khả năng cân đối giữa trạng thái Tài sản Nợ và Tài sản Có bằng đồng ngoại tệ, dùng để đánh giá nguy cơ rủi ro do biến đổi tỷ giá.

- Các chỉ số khuyến khích:


+ Vốn trên tổng tài sản (Capital to assets): Đây là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và các quỹ dự trữ trên tổng tài sản, trong đó tài sản bao gồm tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời chưa được điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Chỉ số này cho thấy quy mô tài sản được tài trợ từ nguồn bên trong và là một biện pháp đảm bảo an toàn vốn của NHTM. Nó đo lường đòn bẩy tài chính của NHTM, còn được gọi là hệ số đòn bẩy.

+ Khoản có nguy cơ rủi ro so với vốn (Large exposures to capital): Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị của những khoản có nguy cơ rủi ro chia cho tổng vốn. Đứng trên góc độ quản lý, giám sát, nguy cơ rủi ro ở đây được định nghĩa là một hoặc nhiều nguy cơ rủi ro tín dụng đến từ cùng một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng khi tỷ lệ cho vay vượt quá tỷ lệ phần trăm vốn điều lệ (ví dụ như 10%). Đây là một chỉ số đánh giá chất lượng tài sản, dùng để xác định nguy cơ rủi ro tín dụng của NHTM.

+ Tỷ trọng dư nợ theo khu vực so với tổng dư nợ ( Geographical distribution of loans to total loans) : Là một chỉ số về chất lượng tài sản, dùng để quản lý rủi ro tín dụng do các nguy cơ đặc thù theo khu vực, quốc gia. Chỉ số này dùng để đánh giá tác động của các sự kiện bất lợi đối với hệ thống tài chính ngân hàng trong nước. Nó là thước đo về mức độ rủi ro của NHTM.

+ Tỷ trọng tài sản tài chính phái sinh có so với tổng nguồn vốn (Gross asset position in financial derivatives to capital ): Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị thị trường của tài sản tài chính phái sinh có chia cho tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn ở đây là tổng số vốn và dự trữ được


báo cáo trong bảng cân đối. Đây là chỉ số đánh giá nguy cơ rủi ro của tài sản tài chính phái sinh so với tổng vốn của NHTM.

+ Tỷ trọng tài sản tài chính phái sinh nợ so với tổng nguồn vốn (Gross liability position in financial derivatives to capital): Chỉ số này được tính bằng cách lấy giá trị thị trường của các tài sản tài chính phái sinh nợ chia cho tổng nguồn vốn. Tổng nguồn vốn ở đây là tổng số vốn và dự trữ được báo cáo trong trong bảng cân đối ngành. Đây là chỉ số về chất lượng tài sản, dùng để đánh giá nguy cơ về tài sản nợ phái sinh của NHTM.

+ Thu nhập từ giao dịch tài chính so với tổng thu nhập (Trading income to total income): Là một chỉ số dùng để đánh giá thu nhập từ hoạt động giao dịch tiền tệ trên thị trường tài chính của NHTM. Chỉ số này đo lường sự phụ thuộc của NHTM vào thị trường tài chính liên quan trong việc tạo ra lợi nhuận.

+ Chi phí nhân viên so với tổng chi phí đã trừ đi chi phí trả lãi (Personnel expenses to noninterest Expenses): Chỉ số này cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động của NHTM, nếu chỉ số này càng cao hoặc tăng nhanh trong ngắn hạn đồng nghĩa với việc sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận của NHTM. Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí nhân viên, chi phí dịch vụ, chi dự phòng rủi ro, chi phí thuế…Chi phí nhân viên bao gồm : chi lương và phúc lợi. Thường chi phí nhân viên chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí ngoài lãi của NHTM, chiếm tỷ lệ từ 50% -> 60%.

+ Chênh lệnh giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi (Spread between reference lending and deposit rates): Chỉ số này là sự chênh lệnh giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi bình quân (không bao gồm lãi vay và tiền gửi giữa các NHTM, TCTD với nhau). Đây là một chỉ


số về thu nhập và lợi nhuận cơ bản của NHTM. Nó cũng có thể được sử dụng như một thước đo khả năng cạnh tranh trong ngành.

+ Chênh lệnh giữa lãi suất liên ngân hàng cao nhất và thấp nhất (Spread between highest and lowest interbank rate): Chỉ số này đo lường sự chênh lệnh giữa lãi suất cao nhất và thấp nhất (Sirs) trên thị trường liên ngân hàng trong nước. Đây là một chỉ số thanh khoản và là một chỉ số rất hữu ích dùng để đánh giá các vấn đề thanh khoản và rủi ro ngân hàng. Nếu chênh lệch càng lớn chứng tỏ có một vài NHTM đang gặp khó khăn về thanh khoản.

+ Tổng số dư tiền gửi khách hàng so với tổng dư nợ (Customer deposits to total (noninterbank) loans): Chỉ số này dùng để phát hiện vấn đề khó khăn thanh khoản tại NHTM, nếu tỷ lệ này thấp cho thấy nguy cơ căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, và có thể là dấu hiệu dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư vào hệ thống ngân hàng.

+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ so với tổng dư nợ (Foreign- currency-denominated loans to total loans): Chỉ số này được tính toán bằng cách lấy tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú và không cư trú chia cho tổng dư nợ. Đây là một chỉ số dùng để đo lường mối tương quan của dư nợ bằng ngoại tệ so với tổng dư nợ, vì thế sẽ quản lý, đánh giá được nguy cơ rủi ro tín dụng và rủi ro tiền tệ.

+ Nguồn vốn bằng ngoại tệ so với tổng nguồn vốn (Foreign- currency-denominated liabilities to total liabilities): Là chỉ số đo lường mối tương quan giữa tài sản nợ bằng ngoại tệ so với tổng tài sản nợ. Nếu NHTM nào phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngoại tệ, nguồn vốn nước ngoài (đặc biệt là các kỳ hạn ngắn hạn) thì có nghĩa NHTM đó đang phải đối mặt với rủi ro lớn.


+ Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn (Net open position in equities to capital): Đây là một chỉ số đo độ nhạy cảm rủi ro thị trường, dùng để xác định nguy cơ rủi ro vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

1.3.3- Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

1.3.3.1- Thể chế chính trị


Thể chế chính trị và chủ trương đường lối chính sách của Đảng cầm quyền của một nước sẽ chi phối đến mục tiêu, phương hướng phát triển các hoạt động của NHTM tại nước đó. Sự can thiệp về chính trị sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của NHTM, từ đó tác động đến nội dung và biện pháp quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Thể chế Nhà nước ảnh hưởng đến mô hình quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NHTM; cấu trúc và chức năng của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với NHTM và hoạt động của các NHTM được thiết lập ở mô hình nào và đặt ở vị trí nào đều chịu ảnh hưởng bởi mô hình hệ thống tổ chức thiết chế nhà nước. [15]

1.3.3.2- Môi trường pháp lý


Quản lý hoạt động của các NHTM thông qua việc tạo lập môi trường pháp lý phù hợp. Nếu môi trường pháp lý phù hợp sẽ kích thích hoạt động của các NHTM phát triển, ngược lại nếu môi trường pháp lý không phù hợp sẽ cản trở, kìm hãm hoạt động của các NHTM. Do đó, môi trường pháp lý là nhân tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM.

Quản lý đối với hoạt động của các NHTM chịu sự chi phối và phụ thuộc vào môi trường pháp lý, bởi vì hiệu quả của công tác quản lý đối với hoạt động của các NHTM phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hiệu quả của công tác quản lý còn


phụ thuộc vào tính đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ và nhất quán của các quy định pháp luật, cũng như ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các NHTM.

1.3.3.3- Môi trường kinh tế vĩ mô


Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự tăng trưởng của các NHTM; từ đó giảm bớt áp lực và khó khăn cho hoạt động quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Ngược lại, sự bất ổn kinh tế vĩ mô có thể gây tác động tiêu cực đến sự ổn định và phát triển của các NHTM; từ đó làm tăng áp lực và gây nhiều khó khăn cho hoạt động quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Cụ thể : (i) Nếu lạm phát cao và tăng trưởng thực tế chậm làm tăng rủi ro khủng hoảng do sự phá sản của các DN và các NHTM gặp khó khăn trong việc bán các tài sản thế chấp với giá trị có thể chấp nhận được; (ii) Nếu lạm phát cao sẽ tạo ra áp lực về sự ổn định của tỷ giá và lãi suất; (ii) Nếu lãi suất thực cao, làm tăng rủi ro khủng hoảng hệ thống do phải trả nợ nhiều hơn, khả năng thất bại của DN sẽ cao hơn và phải cấp vốn cho các hoạt động rủi ro hơn.

1.3.3.4- Hiện trạng hoạt động của các Ngân hàng thương mại.


Trong bất kỳ hệ thống quản lý nào, để tác động đến đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, chủ thể quản lý sử dụng hệ thống các công cụ và phương thức quản lý. Đối với khách thể và đối tượng của quản lý cũng có ý kiến phản hồi đối với chủ thể quản lý. Hoạt động của các NHTM là đối tượng quản lý, do đó hiện trạng hoạt động của các NHTM có tác động đến việc ban hành và triển khai cơ chế chính sách quản lý đối với hoạt động của hệ thống các NHTM. Hiện trạng hoạt động của các NHTM là căn cứ để các cơ quan quản lý có thẩm quyền nói chung, NHTW nói riêng xây dựng ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế của NHTM; nó


cũng là căn cứ để cơ quan quản lý có thẩm quyền nói chung, NHTW nói riêng đề ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động của các NHTM phát triển theo định hướng và mục tiêu đề ra cho từng thời kỳ.

1.3.3.5- Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế nói chung, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng là tất yếu. Hội nhập khu vực và quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, tạo ra nhiều cơ hội, cũng như đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho công tác quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Do đó, quản lý cần tập trung giải quyết các vấn đề phát sinh do có sự xuất hiện của các yếu tố quốc tế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, trên cơ sở chủ động nghiên cứu, áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực và kinh nghiệm quốc tế một cách phù hợp với khả năng, trình độ, điều kiện cụ thể trong quản lý đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam.

1.3.3.6- Các nhân tố khác


Hiệu quả quản lý của NHTW đối với hoạt động của các NHTM còn chịu tác động bởi một số nhân tố khác như : trình độ và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý; trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ làm công tác quản lý đối với hoạt động của các NHTM…Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý sẽ giúp cho việc tiếp nhận và xử lý báo cáo theo định kỳ hoặc bất thường một cách nhanh chóng, kịp thời.[15]

1.4- Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương một số nước trên thế giới về quản lý đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động NHTM ở Việt Nam thì việc tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của NHTW các nước trên


thế giới, đặc biệt các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay và cho thời gian đến.

1.4.1- Tổ chức bộ máy quản lý, giám sát đối với hoạt động Ngân hàng thương mại

- Cho dù mô hình tổ chức bộ máy quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM của các nước trên thế giới có khác nhau (Trung Quốc : Uỷ ban quản lý ngân hàng Trung Quốc; Brazil : NHTW Brazil; Singapore : Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore; Úc : Cơ quan Thanh tra ngân hàng Úc…), nhưng đều có chung mục tiêu là duy trì ổn định hệ thống tài chính nói chung, hệ thống NHTM nói riêng.

- Thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy có các mô hình khác nhau về quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM, nhưng đều có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu đó là :

+ Cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành khung pháp lý đối với hoạt động NHTM trong phạm vi thẩm quyền được giao hoặc chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về ngân hàng để trình Chính phủ và/ hoặc Quốc hội lấy ý kiến tham gia, biểu quyết thông qua và ban hành;

+ Hoạch định chiến lược phát triển, xác định các công cụ và chính sách tác động đến hoạt động NHTM;

+ Quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM.


- Về mô hình quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM. Mô hình quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM của các nước trên thế giới được xây dựng trên cơ sở đặc điểm lịch sử, thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước đó. Thời gian qua khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu diễn ra trong năm 2008 - 2009, mô hình quản lý, giám sát


ngân hàng đã thu hút sự quan tâm các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách. Có nhiều lập luận ủng hộ và không ủng hộ đối với mô hình NHTW quản lý, giám sát ngân hàng tại các nước. Nhưng mô hình NHTW quản lý, giám sát đối với NHTM tại các nước tiếp tục được duy trì (như MAS của Singapore, HKMA của Hồng kông…), với các điều kiện sau :

+ Về xử lý rủi ro hệ thống : NHTW là “người” cho vay cuối cùng của nền kinh tế, khi một NHTM gặp khó khăn về thanh khoản, NHTW sẽ thực hiện chức năng này. Trong trường hợp khẩn cấp, nếu NHTW không nắm vai trò thanh tra giám sát thì khó có thể quyết định ngay được là NHTM đó có vấn đề về thiếu hụt thanh khoản tạm thời hay NHTM đó bị mất khả năng thanh toán. Như vậy, NHTW do thiếu thông tin sẽ bị lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” và rủi ro đạo đức có thể xuất hiện. Vì vậy, vấn đề đặt ra là, NHTW chỉ thực hiện tốt chức năng của mình nếu có đầy đủ thông tin về hệ thống tài chính. Nói chung, hệ thống thanh tra giám sát nếu đặt tại NHTW sẽ giải quyết được vấn đề này.

+ Không bị gián đoạn thông tin ảnh hưởng đến thực thi CSTT: Thay đổi trong CSTT của NHTW (chẳng hạn thay đổi chính sách lãi suất ngắn hạn) sẽ ảnh hưởng tới thu nhập danh nghĩa, lạm phát và cơ chế chuyển tải CSTT thường được thực hiện thông qua các định chế tài chính, đặc biệt là các NHTM. Một hệ thống thanh tra giám sát thuộc NHTW sẽ giúp NHTW nắm được thông tin các NHTM một cách đầy đủ và hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng dự báo và phân tích chính sách. Vấn đề này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ.

+ Không bị gián đoạn thông tin ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán : Song song với chức năng thực thi CSTT và ổn định giá cả, NHTW của bất cứ nước nào cũng là tổ chức thực hiện duy trì bảo đảm hệ thống thanh toán. Vì vậy, việc tách hệ thống thanh tra ra khỏi NHTW sẽ làm yếu khả


năng của NHTW trong việc có đầy đủ những thông tin về các thành viên tham gia hệ thống thanh toán là các NHTM, do đó sẽ làm cho việc bảo đảm an toàn hệ thống thanh toán của NHTW bị ảnh hưởng. Tương tự, hiệu quả hoạt động của cơ quan giám sát được tách ra khỏi NHTW cũng hạn chế do không có thông tin đầy đủ từ việc bảo đảm hệ thống thanh toán có thể mang lại vì NHTW là người nắm được khả năng thanh khoản của từng ngân hàng, qua đó biết được vị thế của từng ngân hàng trong hệ thống thanh toán.

1.4.2- Môi trường pháp lý


Để quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM an toàn, lành mạnh theo kinh nghiệm quốc tế được tập hợp thông qua Ủy ban Basel với nhiều thành viên (thành viên của Ủy ban là NHTW hoặc Cơ quan giám sát ngân hàng của các quốc gia như : Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) giàu kinh nghiệm tham gia đúc kết các vấn đề liên quan đến giám sát hoạt động ngân hàng an toàn. Mục tiêu của Ủy ban là nâng cao nhận thức và hành động về các vấn đề cơ bản trong việc nâng cao chất lượng giám sát hoạt động NHTM trên toàn cầu (25 nguyên tắc cơ bản về giám sát hệ thống ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel) [Phụ lục 1 : Uỷ ban Basel].

1.4.3- Công cụ, chính sách quản lý đối với hoạt động Ngân hàng thương mại

Hoạt động của các NHTM, có đặc thù khác biệt so với các lĩnh vực khác và có nhiều rủi ro. Do đó NHTW của các nước thường quản lý, giám sát chặt chẽ đoạt động của các NHTM thông qua việc sử dụng kết hợp các công cụ quản lý, giám sát sau :

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí