Quyền Sử Dụng Đất Mà Vợ Chồng Có Được Từ Thu Nhập Hợp Pháp Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 quy định thì có 7 trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm và các đối tượng chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân, còn trường hợp Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì đối tượng chủ yếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

1.3.1.2. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được từ thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng cùng nhau chung sức tạo lập của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu sống chung của gia đình. Thông thường tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung vợ chồng. Những tài sản đó có thể là do vợ và chồng cùng trực tiếp lao động, hoặc do một trong hai bên trực tiếp lao động để làm ra sản phẩm, sản phẩm đó để dùng trong gia đình, còn dư ra, đem bán để có sự tích lũy, cũng có thể toàn bộ sản phẩm do vợ chồng làm ra đều đem bán, tạo ra thu nhập cho gia đình; tài sản chung cũng có thể hình thành qua việc được trả công lao động, thuê người khác làm, do tổ chức sản xuất, kinh doanh mà có v.v…

Có thể thấy rằng thông qua sức lao động của vợ, chồng được thể hiện dưới các hình thức khác nhau để tạo nguồn thu nhập, tạo ra tài sản trong gia đình, dù các tài sản đó được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả quyền sử dụng đất), nhưng nếu đó là kết quả của lao động chân chính, đều được công nhận là tài sản chung vợ chồng.

Ngoài những thu nhập đã được thể hiện rõ tại khoản 1 Điều 27, thì những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số mà vợ chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, Điều 248, Điều 249, Điều 250, Điều 251, Điều 252 Bộ luật Dân sự năm 2005 … trong thời kỳ hôn nhân.

Do đó, quyền sử dụng đất mà vợ chồng tạo dựng, có được từ nguồn thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

1.3.1.3. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc vợ chồng nhận thế chấp

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung hoặc vợ chồng nhận thế chấp là trường hợp xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt của chủ sử dụng hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 631 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: “cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”, qua quy định này chúng ta có thể nhận thấy, theo pháp luật hiện hành có hai hình thức thừa kế đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ, chồng có được do thừa kế theo pháp luật là tài sản riêng của mỗi bên vì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, vợ chồng được hưởng di sản thừa kế với tư cách riêng của mình, thì không phát sinh sở hữu chung. Trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế thì quyền sử dụng đất được thừa kế theo hàng thừa kế, theo suất thừa kế vẫn là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng. Quyền sử dụng đất đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng khi vợ, chồng tự nguyện nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung hoặc có thỏa thuận là tài sản chung của vợ chồng. Chỉ có quyền sử dụng đất mà cả hai vợ chồng được thừa kế chung theo di chúc mà trong đó người để lại di chúc không phân biệt kỷ phần tài sản cho mỗi bên vợ chồng được hưởng mới là tài sản chung của vợ chồng.

Trong quan hệ tặng, cho cũng sẽ tương tự như vậy, nếu như vợ hoặc chồng được tặng, cho riêng hoặc trong hợp đồng tặng, cho người để lại di chúc đã xác định kỷ phần từ trước cho mỗi bên vợ chồng thì về nguyên tắc đó là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, và nó sẽ là tài sản chung nếu như vợ hoặc chồng tự nguyện nhập vào khối tài sản chung hay vợ chồng thỏa thuận đó là tài sản chung, hoặc nếu như trong hợp đồng tặng cho thể hiện ý chí cho chung quyền sử dụng đất cho cả hai vợ chồng, không phân biệt cụ thể phần quyền của mỗi người thì quyền sử dụng đất đó sẽ là tài sản chung của vợ chồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Về vấn đề vợ chồng nhận thế chấp, trong khoản 2 Điều 26 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình có quy định như sau: “trong trường hợp vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba thì khi ly hôn, quyền nhận thế chấp đất cũng là tài sản chung của vợ chồng”. Qua đó, khi vợ chồng nhận thế chấp quyền sử dụng đất từ người thứ ba thì quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất đó cũng là tài sản chung của vợ chồng. Việc vợ, chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình thực hiện các giao dịch dân sự bảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là để phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình, để tạo ra của cải vật chất đảm bảo tốt nhất lợi ích của các thành viên trong gia đình. Những hoạt động đó được thực hiện và tạo ra của cải trong thời kỳ hôn nhân, do vậy những tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

1.3.1.4. Quyền sử dụng đất mà mỗi bên có được trước khi kết hôn do được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, nhận thế chấp hoặc quyền sử dụng đất mà mỗi bên được Nhà nước giao, cho thuê trước khi kết hôn có thỏa thuận là tài sản chung

Pháp luật về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn ở Việt Nam - 4

Quyền sử dụng đất mà mỗi bên có được trước khi kết hôn hay được thừa kế riêng là tài sản riêng của mỗi người. Nhưng khi hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, nó sẽ là tài sản chung và khi ly hôn, tài sản này sẽ được chia cho cả hai vợ chồng. Đây là một quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Quy định này rất phù hợp với truyền thống đạo đức và thực tế đời sống gia đình Việt Nam; nó đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng. Trong cuộc sống hôn nhân, nhu cầu ăn chung, ở chung, vì lợi ích chung của gia đình đã khiến một bên vợ hoặc chồng tự nguyện đưa tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung để dễ quản lý, sử dụng, đảm bảo tốt nhất nhu cầu thiết yếu của gia đình.

Trong thực tế hiện nay, có nhiều cặp vợ chồng chỉ đồng ý tài sản riêng của mình là tài sản chung của vợ chồng qua “lời nói”, do vậy khi xảy ra tranh chấp, bên cho rằng tài sản đó thuộc sở hữu chung có nghĩa vụ chứng minh, nếu không chứng minh được thì nó vẫn là tài sản riêng của bên kia. Chính vì vậy, Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi

hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “việc nhập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên của mỗi bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 điều 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ hoặc chồng. Văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

1.3.1.5. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước công nhận trong thời kỳ hôn nhân

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước công nhận trong thời kỳ hôn nhân là trường hợp mà vợ chồng được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất từ việc chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, từ kết quả của việc giải quyết tranh chấp của Tòa án hay của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Có thể nói đây là chứng cứ pháp lý quan trọng chứng minh quyền của chủ sử dụng đất và là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất. Vì vậy, Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người chủ quyền sử dụng đất đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt quan trọng nên theo luật định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi tên cả hai vợ chồng thì mới khẳng định đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hướng dẫn: “trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng, nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải có nghĩa vụ chứng minh”. Quy định này làm hạn chế ý nghĩa của Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán trong trường hợp có tranh chấp thì người có nghĩa vụ chứng minh là người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng thực tế thì trong trường hợp có tranh chấp người có nghĩa vụ chứng minh phải là

người không có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu và chứng minh tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng chứ không phải là tài riêng của bên kia.

Nhà làm luật đã sử dụng nguyên tắc suy đoán trong việc xác định khối tài sản chung của vợ chồng ngoài việc dự liệu căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung. Nguyên tắc suy đoán này không đủ cơ sở để xác định là tài sản riêng của vợ chồng có thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hay không, nhưng nguyên tắc này đảm bảo được sự công bằng trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, và đó cũng là cơ sở để công nhận tài sản chung của vợ chồng nếu như vợ hoặc chồng không chứng minh được quyền sử dụng đất là tài sản riêng của mình.

Trên đây là những cơ sở xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Và đó là những cơ sở để khi giải quyết tranh chấp Tòa án không gặp khó khăn, đồng thời đảm bảo được lợi ích chính đáng của đương sự.

1.3.1.6. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường trong thời kỳ hôn nhân

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nếu quyền sử dụng đất Nhà nước thu hồi là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng, khi Nhà nước thực hiện chính sách bồi thường thì giá trị quyền sử dụng đất đó được nhà nước bồi thường là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.

Theo Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất”.Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nếu quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ chồng có được do Nhà nước bồi thường từ quyền sử dụng phần đất bị thu hồi sẽ là tài sản riêng của mỗi bên nếu phần quyền sử dụng đất bị thu hồi ban đầu là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng, do đó không phát sinh sở hữu chung. Quyền sử dụng

đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường là tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng tự nguyện sát nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Trong trường hợp quyền sử dụng đất mà vợ chồng được Nhà nước bồi thường là tài sản chung của vợ chồng mà vợ chồng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy đinh của pháp luật thì trước khi bồi thường Nhà nước sẽ trừ đi phần giá trị nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trong giá trị được bồi thường. Nếu việc bồi thường diễn ra đúng lúc vợ chồng xin ly hôn chia tài sản là quyền sử dụng đất được bồi thường thì tùy theo tỷ lệ phần giá trị mỗi bên được hưởng Nhà nước sẽ xác định phần nghĩa vụ tài chính cần phải thực hiện của mỗi bên.

Ví dụ một trường hợp như sau: Vợ chồng anh Hưng (cán bộ công chức Nhà nước) và chị Liên (nông dân) xin ly hôn chia tài sản chung là quyền sử dụng đất được Nhà nước bồi thường là đất nông nghiệp. Trong trường hợp này chị Liên là người có nhu cầu trực tiếp sử dụng đất. Nếu như Nhà nước không có đất nông nghiệp để bồi thường cho vợ chồng anh chị, thì căn cứ điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, thì người đó có quyền được tiếp tục sử dụng toàn bộ đất đó sau khi đã thỏa thuận với bên kia; nếu không thỏa thuận được thì bên sử dụng đất phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng theo mức do hai bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” . Căn cứ khoản 1 Điều 84 Luật Đất đai năm 2013: “Trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc bồi thường bằng tiền, còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm ”. Trường hợp của anh Hưng và chị Liên sẽ giải quyết như sau: chị Liên là người được ưu tiên nhận phần đất nông nghiệp nếu vợ chồng chị có ly hôn, nhưng nếu phần đất đó bị Nhà nước thu hồi mà Nhà nước không có đất để bồi thường thì Nhà nước ngoài việc bồi thường bằng tiền thì còn phải hỗ trợ để chị Liên ổn định cuộc sống, bên cạnh đó đào tạo nghề và bố trí việc làm mới cho chị Liên để chị có thể đảm bảo được cuộc sống của mình.

1.3.2.Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng

Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ chồng theo quy định tại khoản 1 điều 29 và điều 30 của Luật này, đồ dùng, tư trang cá nhân”.

Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, vì vậy nó có thể là tài sản chung của vợ chồng hoặc là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng. Trước khi kết hôn, cá nhân bằng sức lao động và nghề nghiệp của mình có thể tạo ra được khối tài sản lớn như quyền sử dụng đất, hoặc quyền sử dụng đất cũng có thể được tặng, cho, thừa kế riêng, những tài sản này được tạo lập trước thời kỳ hôn nhân và không thể coi là tài sản chung của vợ chồng nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sử dụng đất đó. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan nên trước đây Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định những tài sản mà vợ, chồng có được đều là tài sản chung của vợ chồng, không phân biệt nguồn gốc và thời điểm xác lập quyền sở hữu (chế độ cộng đồng toàn sản). Điều này dẫn đến tình trạng một số người mưu cầu lợi ích kinh tế để hưởng lợi cho riêng mình chứ không vì mục đích cao đẹp của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “vợ, chồng có quyền đầu tư kinh doanh riêng, do đó có quyền yêu cầu tòa án hoặc tự thỏa thuận với nhau chia tài sản chung để lấy tài sản riêng đó sử dụng vào mục đích kinh doanh của mình”. Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị thực tế và giá trị sử dụng lớn. Khi kinh doanh riêng thua lỗ dẫn đến phá sản doanh nghiệp, trước hết người vợ hoặc người chồng phải lấy tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm về tài sản. Chỉ khi nào tài sản riêng không đủ thì mới lấy phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ của mình. Như vậy, quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng cũng như mọi người khác trong xã hội được bảo vệ. Trước khi kết hôn, vợ và chồng đều là những chủ thể pháp lý độc lập với các quyền và nghĩa vụ hoàn toàn

độc lập không có sự ràng buộc pháp lý trong mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Do đó, quyền sử dụng đất đương nhiên là tài sản riêng của mỗi bên. Quyền sử dụng đất này cũng có thể do vợ, chồng được tặng, cho riêng hay thừa kế riêng.

Quyền sử dụng đất được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng không tự nguyện nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại thì đương nhiên vẫn là tài sản riêng của mỗi người.

Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng được chia riêng cho vợ, chồng theo khoản 1 Điều 29 và Điều 30 (chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại). Vợ hoặc chồng có thể sử dụng quyền sử dụng đất là tài sản riêng đó để đầu tư kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng.

Một nguyên tắc quan trọng đã được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 kế thừa từ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là “vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”. Như vậy, quyền sử dụng đất của vợ chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế riêng, tặng cho riêng sẽ là tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng, nó chỉ có thể là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

Mặc dù pháp luật Việt Nam tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu riêng về tài sản của vợ chồng nhưng không thừa nhận (và không cho phép) việc vợ, chồng xác lập chế độ biệt sản trong hôn nhân như phần lớn các nước tư bản. Ví dụ như ở Hoa kỳ, hậu hôn ước qui định về quyền lợi về tài sản trong thời kì hôn nhân bao gồm: qui định về việc giới hạn hay từ bỏ việc cấp dưỡng; đặt khối tài sản có được trong suốt thời kì hôn nhân trong tình trạng riêng biệt. Như vậy có thể nói kiểu hậu hôn ước này cũng là một hình thức chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân, hậu hôn ước này phải được lập thành văn bản có chữ kí của cả hai vợ chồng, giá trị của hậu hôn ước chỉ được công nhận khi tài sản riêng của nhau được các bên biết rõ, không có sự hăm dọa, gian dối hay cưỡng bức trong việc lập hôn ước. Sau khi lập hậu hôn ước, chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ biệt sản.

Luật hôn nhân gia đình Trung Quốc có quy định riêng về hợp đồng hôn nhân ở Chương II, do đó việc phải làm trước khi kết hôn của các vợ chồng Trung

Ngày đăng: 18/12/2023