những nhà doanh nghiệp năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng chịu mọi thử thách của cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm trước xã hội và nhân dân.
- Kinh tế tư nhân góp phần nâng cao tính chủ động, linh hoạt của nền kinh tế, nâng cao khả năng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.
KTTN vận động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, không ỷ lại và có tính tự chủ cao, chủ động điều chỉnh hoạt động theo cơ chế thị trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Phát triển KTTN thúc đẩy mọi thành viên trong xã hội nỗ lực, năng động, nhạy bén trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cao, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu [15].
- Khu vực kinh tế tư nhân tạo được nhiều việc làm; cải thiện đời sống người lao động và giảm nghèo.
Kinh tế tư nhân không những có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị - xã hội của cả thành thị và nông thôn, trên khắp các vùng, miền của đất nước. Các cơ sở KTTN có quy mô vừa và nhỏ, dễ thích nghi với điều kiện nông thôn, nơi có nhiều lao động nhàn rỗi nên đã góp phần vào giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, góp phần giảm nhẹ gánh nặng việc làm cho nhà nước. Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động trong khu vực KTTN thường cao hơn thu nhập của lao động thuần nông ở các địa phương. Mức thu nhập của khu vực KTTN tuy thấp hơn các DNNN nhưng cao hơn khu vực kinh tế tập thể. Khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút được lượng lớn lao động, tăng dần qua các năm, chất lượng lao động dần cải thiện, năm 2002 có 3.532 nghìn lao động, năm 2010 có 4.222 nghìn lao động, năm 2014 có 7.150 nghìn lao động và năm 2015 có
7.476 nghìn lao động, tăng hơn 2 lần so với năm 2002 [1].
Từ thực tế trên chúng ta thấy vai trò to lớn của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của KTTN, cần từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách để tạo môi trường pháp lý thông thoáng bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước
1.2.1.1. Phát triển kinh tế tư nhân tại Hàn Quốc:
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân
- Phát Triển Số Lượng Các Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh
- Tiêu Chí Đánh Giá Sự Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Kttn Ở
- Số Lượng Doanh Nghiệp Thuộc Khu Vực Kttn Ở Thành Phố Huế
- Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc Khu Vực Kttn Ở Thành Phố Huế
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
Đây là một quốc gia Đông Bắc Á đã tạo nên sự thần kỳ Châu Á, từ một nước bị tàn phá và chia cắt sau chiến tranh đã vươn lên ngang hàng với các nước phát triển trên thế giới nhờ biết nắm bắt mọi thời cơ và vận dụng chính sách linh hoạt để huy động tiềm lực trong nước. Các công ty tư nhân đã được tạo điều kiện hình thành và phát triển thành những tập đoàn xuyên quốc gia chính là động lực cho sự phục hồi này.
Quan hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân: quá trình phát triển của khu vực tư nhân Hàn Quốc có sự gắn kết chặt chẽ với các định hướng phát triển kinh tế, chính sách công nghiệp và những mục tiêu hỗ trợ do nhà nước đặt ra nhằm hướng tới mục đích cuối cùng là đưa nền kinh tế Hàn Quốc từ một nền kinh tế "bắt chước" vào những năm 1960 - 1970 thành một nền kinh tế "đổi mới sáng tạo" vào những năm 1980 và liên tục phát triển ngoạn mục dựa vào thành tựu đổi mới công nghệ cao cho đến nay. Vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện nay là một lực lượng thiết yếu và tạo động lực cơ bản trong nền kinh tế Hàn Quốc. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, DNNN sẽ không tham gia toàn bộ chuỗi giá trị mà vẫn tạo ra một dư chấn để cho doanh nghiệp tư nhân tham gia. Các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể lớn mạnh, thậm chí lấn át khu vực kinh tế nhà nước là chuyện rất bình thường bởi mục tiêu không phải là vai trò của nhà nước luôn luôn sở hữu và đứng đầu ngành đó. Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân Hàn Quốc đã phát triển thành các tập đoàn xuyên quốc gia, có vai trò ảnh hưởng dẫn đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực của họ xét về chất lượng và số lượng tăng trưởng trong những năm gần đây. Cụ thể là các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực: đóng tàu; động cơ ô tô, thép, hoá dầu, dệt, Công nghệ thông tin. Dù là một nước phát triển sau, nhưng nhờ có chính sách đúng đắn hỗ trợ và đổi mới kịp thời của nhà nước, khu vực tư nhân của Hàn Quốc đã phát triển hùng mạnh, tạo chỗ đứng và năng lực cạnh tranh vững vàng ở cả trong nước và thế giới. Hiện nay, khu vực tư nhân giữ vai trò nòng cốt trong phát triển công nghệ và đóng góp vào doanh thu xuất khẩu của cả nước [3].
1.2.1.2. Phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc:
Nhờ chính sách cải cách và mở cửa, khu vực tư nhân Trung Quốc đã phát triển rất mạnh trong 30 năm qua, từ chỗ bị hạn chế hay thậm chí cấm phát triển trở thành một yếu tố cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trước khi Trung Quốc có chính sách cải cách và mở cửa, khu vực tư nhân của Trung Quốc bị coi như “cái đuôi của chủ nghĩa tư bản” cần phải cắt bỏ. Nhưng trên thực tế, nhất là tại khu vực nông thôn tụt hậu rộng lớn, “cái đuôi của nền kinh tế tư hữu” này đã không hoàn toàn bị cắt bỏ, như các nhóm tư nhân, cơ sở kinh doanh hộ gia đình hoặc các chợ của tiểu thương, do đòi hỏi cần thiết của thực tế nhưng lại hoạt động mang tính bất hợp pháp. Khi làn gió mở cửa và cải cách thổi vào Trung Quốc, các lực lượng sản xuất nêu trên đã phát triển như nấm sau một thời gian dài bị kìm nén. Vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế phát triển hết sức mạnh mẽ sau cải cách. Đến năm 2005, số các đơn vị kinh doanh cá thể đã lên đến 24,64 triệu so với 0,14 triệu vào năm 1978, với tổng số vốn đầu tư là 580,95 tỷ nhân dân tệ và thu hút 49 triệu lao động. Từ cuối những năm 1980, các doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc không ngừng lớn mạnh với tốc độ hơn 30%/năm tính từ năm 1992. Đến cuối năm 2005, đã có 4.3 triệu doanh nghiệp tư nhân, với tổng vốn đăng ký 6.133,11 tỷ NDT, thuê 58,24 triệu lao động. Khu vực ngoài quốc doanh này đã góp phần tạo nên 1/3 GDP và 4.5 số lao động mới trong những năm gần đây. Khu vực cá thể và ngoài quốc doanh cũng đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm [3].
Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc họp trong tháng 10-2000 đã nhìn nhận tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005) và cam kết hỗ trợ, khuyến khích hướng dẫn sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp thuộc khu vực này. Để có sự phát triển lành mạnh và liên tục của kinh tế tư nhân, Trung Quốc cần phải giải quyết một loạt vấn đề sau đây: Thứ nhất, tiếp tục giải quyết những khó khăn trong việc huy động vốn của kinh tế tư nhân. Thứ hai, cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời "ba loạn" - thu phí loạn, phạt loạn, buôn bán loạn đang hoành hành hiện nay.
Thứ ba, cần có biện pháp hữu hiệu bảo vệ tài sản hợp pháp của tư nhân. Thứ tư, đẩy mạnh cải cách hành chính để cơ quan Chính phủ các cấp phục vụ có hiệu quả, không gây phiền hà, nhiễu sách các doanh nghiệp tư nhân như hiện nay. Thứ năm, phải khắc phục tình trạng quản lý thiếu quy phạm của các doanh nghiệp tư nhân. Thứ sáu, làm thế nào nâng cao trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp tư nhân. Thứ bảy, làm thế nào ngăn chặn được các hành vi chộp giật trong kinh doanh tư nhân như làm hàng giả, trốn lậu thuế, gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự an ninh.. Thứ tám, làm thế nào thay đổi được quan niệm xã hội không đúng về kinh tế tư nhân, coi những cái thuộc về "tư nhân" đều không tốt - một quan niệm đã ăn sâu vào xã hội Trung Quốc [3].
Đây là những bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc mà các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu để có những chiến lược đúng đắn trong phát triển kinh tế.
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Bình
Những năm qua, Quảng Bình đã đạt được một số thành quả kinh tế - xã hội khá nổi bật, kinh tế ổn định và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 10 năm (2006-2015) đạt gần 10%/năm, trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 6,5%. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, hiện đại. Một số vùng kinh tế động lực được hình thành và phát huy hiệu quả như: Khu Kinh tế Hòn La, Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng… Tỉnh đã xác định phát triển công nghiệp trở thành động lực cho sự phát triển, phát triển các loại hình dịch vụ, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [18].
Cùng với sự phát triển của tỉnh, cộng đồng doanh nghiệp cũng không ngừng lớn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân đã phát huy vai trò động lực và có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Một số doanh nghiệp lớn đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh như Nhà máy Xi măng Sông Gianh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh, Công ty Bia Hà Nội - Quảng
Bình; Xí nghiệp may Hà Quảng... đã góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương và quan trọng là tham gia tích cực vào thực hiện xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn tỉnh đến 30/6/2017 là trên 4.500 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký hơn 33.000 tỷ đồng chiếm hơn 99% số doanh nghiệp, gần 92% vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, đặc biệt, thành phố Đồng Hới đóng góp 2.507 doanh nghiệp, với vốn đăng ký 23.000 tỷ đồng. Nhìn chung các doanh nghiệp đã chủ động đầu tư các dự án phát triển tăng năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu và phát triển theo các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh đã định hướng, hàng năm tạo việc làm mới cho 1.500 lao động [18].
Để đạt kết quả trên, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTTN: Đơn giản hoá thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuê đất để xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan Trung ương, bộ ngành Trung ương để đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch để thu hút các doanh nghiệp tư nhân; ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp thành lập mới. Hổ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng tay nghề, đặc biệt là công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp...
1.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển KTTN ở tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đến nay có hơn 4.800 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân hoạt động, tăng hơn 11 lần so với năm 2002 (năm 2002 chỉ có 431 DN), số hộ kinh doanh cá thể hiện có hơn 81.000 hộ kinh doanh, tăng hơn 2 lần so với số hộ kinh doanh có năm 2002 (năm 2002 có 37.000 hộ kinh doanh) [19]. Trong đó, thành phố Tam Kỳ chiếm gần 70% trong tổng số doanh nghiệp khu vực KTTN ở tỉnh Quảng Nam. Các doanh nghiệp khu vực KTTN phát triển nhanh là nhờ tỉnh đã đề ra các giải pháp cụ thể, như về hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý
nhà nước, về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thế và các hiệp hội để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Đã kịp thời ban hành Đề án tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho kinh tế tư nhân phát triển. Tỉnh tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, cấp phép xây dựng, giao và cho thuê đất, ban hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển KTTN ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trước xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, các quốc gia trên thế giới đều coi trọng sự phát triển và đóng góp của KTTN ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các tỉnh, thành phố trong khu vực, thành phố Huế rút ra một số kinh nghiệp cho phát triển KTTN như sau:
Thứ nhất, thành phố Huế cần xây dựng, ban hành một số cơ chế phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, đúng quy định pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân hoạt động, phát triển như: hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ vốn vay, thuê mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực; cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, đơn giản, đăng ký kinh doanh qua mạng internet; các biện pháp tổ chức quản lý của các cấp chính quyền; công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, các quy hoạch; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tiếp cận thị trường...
Thứ hai, thành phố Huế hỗ trợ các doanh nghiệp mở các khóa đào tạo, tổ chức hội thảo, tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, tổ chức triển lãm hội chợ, tổ chức hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm thị trường.
Thứ ba, hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, xúc tiến thương mại, xây dựng và áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến; hỗ trợ việc quảng bá các sản phẩm chủ lực của thành phố Huế và xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực.
Thứ tư, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, tạo thuận lợi trong kết nối với các đô thị vệ tinh, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hệ thống chợ; phát triển các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh như giảm tiền thuê đất, cấp quyền sử dụng đất trong thời gian dài cho các doanh nghiệp.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, sự tồn tại và phát triển của nó là một yếu tố khách quan. Sự phát triển kinh tế tư nhân là một chủ trương đúng đắn của Đảng nhằm khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực vào thúc đẩy sản xuất của xã hội, tạo bước đột phá, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đồng thời cũng làm cho kinh tế tư nhân phát triển một cách nhanh chóng. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã và đang có vai trò thúc đẩy sự phát triển của kinh kế thị trường ở nước ta và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước; giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập cho người lao động; tạo nguồn vốn tích lũy, đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giải đã giới thiệu những lý luận cơ bản về phát triển kinh tế tư nhân như sau: Một số khái niệm cơ bản về kinh tế tư nhân, về phát triển kinh tế tư nhân; phân loại, vai trò phát triển kinh tế tư nhân; đặc điểm kinh tế tư nhân, bao gồm đặc điểm chung và đặc điểm kinh tế tư nhân ở Việt Nam; Nội dung phát triển kinh tế tư nhân: phát triển số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, khai thác, sử dụng các nguồn lực trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; xu hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam; các nhân
tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân; tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước, địa phương trong nước và rút ra kinh nghiệm cho phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây chính là những luận cứ cần thiết cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở chương 2 và đề xuất một số giải pháp ở chương 3.