Tình Hình Lao Động Tại Công Ty Cổ Phần Hòa Việt Năm 2013

đảm bảo duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng nhập đều đặn, giá cả ổn định, đảm bảo cả chất lẫn lượng.

- Khách hàng (người mua):

Khách hàng là người mua sản phẩm của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng đến sự sống còn của doanh nghiệp. Có một số dạng khách hàng sau: người tiêu dùng, nhà sản xuất, trung gian phân phối, các cơ quan nhà nước – doanh nghiệp phi lợi nhuận, khách hàng quốc tế. Họ là đối tượng gây áp ực với doanh nghiệp và là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thu thập thông tin, định hướng tiêu thụ hiện tại và tương lai để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, tăng lợi nhuận cho ngành hàng và làm cơ sở để hoạch định chính sách marketing – mix phù hợp cho kế hoạch kinh doanh.

- Đối thủ cạnh tranh:

Là những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chức năng tương đương và sẵn sàng thay thế nên tìm hiểu tổ chức này rất quan trọng. Cơ bản có bốn loại đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh về ước muốn, về loại sản phẩm, về hình thái sản phẩm, về nhãn hiệu sản phẩm. Cơ cấu cạnh tranh khác nhau sẽ tạo ra động lực cạnh tranh khác nhau. Ngành phân tán mạnh tức là có nhiều công ty vừa và nhỏ hoạt động riêng biệt không có sự thống nhất, các công ty dễ phát sinh cạnh tranh về giá cả dẫn đến nhiều nguy cơ hơn là cơ hội. Ngành hợp nhất là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sức phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành.

1.3.2 Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong hay còn gọi là môi trường nội bộ như: (1) Tầm nhìn và khả năng lãnh đạo của ban lãnh đạo doanh nghiệp đó như thế nào?; (2) Nguồn tài chính của doanh nghiệp đó có dồi dào hay không?; (3) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị có hiện đại hay không?; (4) Nguồn nhân lực có được đào tạo bài bản hay không?; (5) Có kinh nghiệm về ngành nghề đó hay không?; (6) Văn hóa tổ chức đó ra sao? (7) Nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp đó như thế nào?. Tầm quan trọng khi phân tích: qua việc phân tích nhân tố bên trong sẽ giúp doanh nghiệp biết mình mạnh cái gì? Yếu cái gì? Mạnh thì phát huy, tạo lợi ích lớn nhất và yếu thì sẽ khắc phục để dần hoàn thiện.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nội dung chương 1, với việc nêu lên các khái niệm chung về marketing, marketing – mix và các hoạt động triển khai marketing – mix, đặc biệt là những điểm khác biệt của hoạt động marketing – mix trong thị trường công nghiệp. Các chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị và các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing – mix.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược marketing – mix khác nhau do mối quan hệ giữa môi trường thị trường và doanh nghiệp luôn luôn thay đổi nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có các hoạt động marketing – mix năng động, chủ động ứng biến với thay đổi, luôn điều chỉnh để phù hợp thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rò thị trường mục tiêu để định vị sản phẩm chính xác từ đó chiến lược marketing – mix mới áp dụng hiệu quả. Đây là hướng đi để có cơ sở lý luận chung để từ đó đánh giá thực trạng cụ thể của hoạt động Marketing – mix trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2013

2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Hòa Việt

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ Phần Hòa Việt (CTCPHV) là doanh nghiệp hạng 1, được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa công ty Nguyên Liệu Thuốc Lá Nam, là doanh nghiệp Nhà nước được hạch toán theo chế độ độc lập, là đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam (TCTTLVN). Công ty đã có quá trình hình thành và phát triển như sau:

- Năm 1989, từ một xí nghiệp lên men thuốc lá quy mô nhỏ, hoạt động thủ công là chính. Ngày 31/07/1989, nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá được thành lập.

- Năm 1992, nhà máy chuyển đổi tổ chức thành công ty Nguyên liệu thuốc lá Nam.

- Năm 1996, Bộ công nghiệp chỉ đạo chọn ngày 1 10 1989 là năm thành lập.

- Năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta, theo quyết định số 123 2004 QĐ-BCN ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về chuyển Công ty Nguyên liệu Thuốc lá Nam thành Công ty Cổ phần Hòa Việt.

- Năm 2005, ngày 24/03, CTCPHV chính thức hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân để thực hiện các thủ tục theo quy định của Pháp luật. Đây là cột mốc quan trọng cho chặng đường mới sau cổ phần hóa.

+ Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HÒA VIỆT

+ Tên quốc tế : HOA VIET JOINT STOCK COMPANY (HOAVIET.JSC)

+ Trụ sở chính : Khu phố 8, Phường Long Bình, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai

+ Điện Thoại : 0613.981 631 Fax : 0613.981 630

+ Giải thưởng đạt được: Cúp Sao Vàng Đất Việt, Huy chương Vàng sản phẩm công nghiệp Việt Nam, Cúp Vàng Vì sự nghiệp phát triển cộng đồng, Cúp Sen Vàng, …

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

2.1.2.1 Về chức năng và quyền hạn

Sau khi cổ phần hóa, công ty vẫn kinh doanh các ngành nghề trước đây nhưng trong đó, hoạt động chế biến nguyên liệu thuốc lá được xem là lĩnh vực trọng tâm phát triển của công ty. Công ty đầu tư vốn cho nông dân và kiểm soát qui trình canh tác, sau đó thu mua sản phẩm để cung ứng nguyên liệu cho quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá. CTCPHV với vốn đầu tư từ TCTTLVN – đây cũng là đơn vị chi phối mọi hoạt động sản xuất của công ty. CTCPHV chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ của

các cổ đông. Hội đồng quản trị tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh, tài chính.

2.1.2.2 Về nhiệm vụ

Tổ chức, nghiên cứu và bắt kịp xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, Tổng công ty.

Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá nguyên liệu, nhằm từng bước ổn định và phát triển vùng nguyên liệu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thỏa mãn nhu cầu về số lượng lẫn chất lượng của các nhà máy sản xuất thuốc lá trong nước và thị trường nước ngoài về thuốc lá nguyên liệu. Từ đó, mở rộng xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, với các bộ phận như sau:

- Hội đồng quản trị: gồm 5 người. Là những cổ đông sáng lập công ty. Trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị là đại diện vốn của Nhà nước và các ủy viên.

- Ban Giám Đốc: trong đó giám đốc là đại diện pháp nhân có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.

- Ban Kiểm soát : gồm 3 người kiểm tra, kiểm soát về tình hình tài chính.

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

PHÒNG KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN

PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

- Ngoài ra còn có: 9 phòng ban, 1 xí nghiệp chế biến, 13 chi nhánh và hệ thống kho.


ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT


PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG KẾ HOẠCH

13 CHI NHÁNH

XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN

HỆ THỐNG KHO

PHÒNG CÔNG NGHỆ

PHÒNG KCS

VĂN PHÒNG

PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Hòa Việt

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự công ty cổ phần Hòa Việt)

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận

- Văn phòng: nhiệm vụ của là công tác lễ tân, văn thư, đóng mọc, thư ký, …

- Phòng Kế Hoạch: nhiệm vụ là lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, theo dòi tiến độ thực hiện, lập kế hoạch cung ứng thiết bị, nguyên – vật liệu đảm bảo quá trình sản xuất.

- Phòng Kinh Doanh: nhiệm vụ là thực hiện công tác nghiên cứu thị trường, bán hàng và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Phòng còn thực hiện các hoạt động Marketing và xây dựng các đề án chiến lược kinh doanh, kí kết hợp đồng kinh tế.

~ 17 ~

- Phòng Tài Chính – Kế Toán: nhiệm vụ là tham mưu cho Giám Đốc thực hiện và quản lý về các lĩnh vực tài chính, kế toán, giá cả, thuế theo pháp luật Nhà nước.

- Phòng Tổ Chức - Nhân Sự: nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo và cùng thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực, chính sách lao động, thi đua khen thưởng, PR nội bộ.

- Phòng Đầu Tư – Phát Triển: nhiệm vụ là nghiên cứu khoa học, tìm kiếm đối tác, thực hiện công tác đưa ra tầm nhìn phát triển trong tương lai và ứng dụng vào thực tế.

- Phòng KCS và Kỹ thuật Công nghệ: nhiệm vụ là quản lý tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, thiết lập và hướng dẫn phân loại mẫu sản phẩm phục vụ quá trình thu mua của công ty, thiết lập công thức phối trộn và mẫu thành phẩm chế biến.

- Phòng Kỹ thuật – Cơ điện: nhiệm vụ quản lý lĩnh vực như kỹ thuật cơ khí, điện công nghiệp, điện tử, máy móc đảm bảo an toàn lao động, môi trường trong sản xuất.

- Xí Nghiệp Chế Biến (XNCB): nhiệm vụ cơ bản là sản xuất chế biến thuốc lá nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ nhân lực cho sản xuất.

- Chi nhánh: công ty sẽ đầu tư về vốn, đất đai, kỹ thuật,… Các chi nhánh tổ chức lực lượng lao động trồng trọt, thu hoạch, sàng lọc nguyên liệu thô tốt nhất và bán lại cho công ty. Bên cạnh phải kiểm tra và quản lý nguồn trồng để đạt chất lượng tốt nhất.

- Hệ thống kho: Thủ kho (3 người) theo dòi, quản lý, báo cáo tình hình Nhập – Xuất kho (nguyên liệu tồn kho, vật tư, thành phẩm) cho bộ phận quản lý của công ty.

2.1.4 Lao động

2.1.4.1 Lao động phân theo đơn vị phòng ban

Số lao động đến cuối năm 2013 của Công ty là 722 người. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 : Tình hình lao động tại công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013

(Đơn vị tính: Người)


Đơn vị

Số lao động

Tỷ lệ (%)

Khối Quản lý – Văn phòng

Khối Kinh tế – Tài Chính – Kinh Doanh Khối Cơ khí – Điện tử

Khối Nông nghiệp – Trồng trọt

Khối Kĩ thuật – Công Nghệ – Chế Biến Khác (Kho, Vận tải, …)

45

120

64

122

312

59

6

17

9

17

43

8

Tổng số lao động

722

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự – Công ty cổ phần Hòa Việt – Năm 2013)

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013 18 1

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013

~ 18 ~

Nhận xét: Từ bảng 2.1, cho thấy số lượng lao động khối Kĩ thuật – công nghệ - chế biến của Công ty chiếm số lượng lớn (đạt 43%), với 312 nhân viên, phụ trách chính công tác nghiên cứu, phối trộn công thức, chế biến sản phẩm nguyên liệu thuốc lá đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, xí nghiệp chế biến còn được ví là “đầu não” của công ty vì xí nghiệp là nơi phụ trách sản xuất sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Công ty luôn chú trọng đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động khối này về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng… Khối Kinh tế – Tài Chính – Kinh doanh cũng chiếm tỷ lệ khá cao (đạt 17%), với 120 nhân viên, phụ trách giao tiếp và thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán hàng với khách hàng. Cơ cấu lao động khá phù hợp, khoa học.

2.1.4.2 Lao động phân theo trình độ chuyên môn

Bảng 2.2: Lao động phân theo trình độ chuyên môn tại Công ty năm 2013

(Đơn vị tính: Người)


Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trên Đại học Đại học

Cao đẳng Trung cấp

Sơ cấp và công nhân bậc 5/7 và 3/4

Lao động phổ thông

4

124

19

104

302

169

0,55

17,17

2,63

14,40

41,83

23,41

Tổng số lao động

722

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự - Công ty Cổ Phần Hòa Việt – Năm 2013) Nhận xét: Từ bảng 2.2, cho thấy số lao động trình độ trên Đại học, Đại học chiếm 17,73% và Cao đẳng – Trung cấp chiếm 17,04%. Những đối tượng này chiếm gần 50%

phản ánh nguồn lao động của công ty khá chất lượng. Các lao động này chủ yếu ở các

phòng ban như Kinh Doanh, Tài Chính, … Đặc biệt, lao động trên Đại học và Đại học, đó là những cán bộ quản lý và cán bộ làm việc ở những vị trí chủ chốt trong công ty. Với trình độ cao và vốn kiến thức sâu rộng, họ sẽ có tầm nhìn chiến lược tốt để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Trong giai đoạn vừa qua, Ban lãnh đạo Công ty rất quan tâm, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ kiến thức tổng hợp chuyên môn cho nhân viên công ty. Công ty đưa đi đào tạo trình độ cao học cho một số nhân viên cấp cao. Lao động sơ cấp, công nhân chiếm 41,83%, làm việc tại khối Nông nghiệp – trồng trọt, xí nghiệp chế biến, được phân bổ vào từng khâu trong quá trình sản xuất chế biến.







0.55%


Trên Đại học Đại học

Cao đẳng Trung cấp

Sơ cấp và công nhân bậc 5/7 và 3/4

Lao động phổ thông

23.41%


17.17%



2.63%




14.4%


41.83%







Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chất lượng lao động tại công ty năm 2013

~ 19 ~

Số lao động phổ thông chiếm 23,41% được phân bổ hoạt động ở nhà máy hoặc ở khối Nông nghiệp – trồng trọt. Đa phần các nhân viên lao động đều có trình độ 12/12, cho thấy công ty có công tác tuyển dụng nguồn lao động khá tốt, phù hợp với ngành nghề sản xuất và có kinh nghiệm, yêu thích lĩnh vực sản xuất – kinh doanh thuốc lá. Qua đó, công ty nâng cao được năng suất và kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Đó cũng là một điểm mạnh của đội ngũ nhân viên công ty.

2.1.4.3 Lao động phân theo độ tuổi:

Bảng 2.3: Lao động phân theo độ tuổi của công ty cổ phần Hòa Việt năm 2013

(Đơn vị tính: Người)


Độ tuổi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dưới 30

Từ 31 đến 35

Từ 36 đến 40

Từ 41 đến 45

Từ 46 đến 50

Trên 50

176

171

150

89

115

21

24,38

23,68

20,78

12,33

15,93

2,91

Tổng số lao động

722

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự – Công ty Cổ Phần Hòa Việt – Năm 2013)

Nhận xét: Từ bảng 2.3, ta thấy, cơ cấu tuổi của lao động công ty đa phần là lao động trẻ, chiếm trên 50% là từ dưới 30 đến 40 tuổi. Độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm cao nhất với 24,38%, đứng thứ 2 là từ 31 đến 40 tuổi, chiếm gần 45%. Các nhân viên này đa phần hoạt động ở khối Văn phòng, Kinh doanh, Nhân sự, Tài Chính và nhà máy. Cho thấy, công ty luôn biết tuyển dụng một đội ngũ nhân lực trẻ, tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, đội ngũ trên 40 tuổi chiếm trên 40% ở khối Nông nghiệp – trồng trọt. Ở độ tuổi 46-50 và trên 50, đây là độ những lao động có tay nghề, có kỹ thuật, có kinh nghiệm trong việc trồng trọt nguyên liệu thuốc lá. Họ chủ yếu làm việc tại các chi nhánh của công ty. Có vai trò kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty. Chiếm 2,91% là độ tuổi 50 tuổi, các vị trí lãnh đạo và quản lý đa phần nằm trong độ tuổi này. Hòa Việt có môi trường làm việc dung hòa giữa yếu tố kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ thuật và sự năng động, tìm tòi, khá lý tưởng cho quá trình làm việc.

2.91%

15.93%

24.38%

12.33%

23.68%

20.78%

Dưới 30

Từ 31 đến 35

Từ 36 đến 40

Từ 41 đến 45

Từ 46 đến 50

Trên 50

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu độ tuổi lao động của công ty năm 2013

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực nguyên liệu thuốc lá nên rất cần những lao động có trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, có thể làm việc lâu dài để cùng công ty giữ vững vị thế (độ tuổi 31- 40) đang tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, có đội ngũ lao động trẻ với tinh thần say mê và sáng tạo trong công việc đã, đang và sẽ là những nhân tố giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi.

2.1.4.4 Lao động phân theo giới tính

Bảng 2.4: Lao động phân theo giới tính của công ty Hòa Việt năm 2013

(Đơn vị tính: Người)


Giới tính

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

Nữ

457

265

63,29

36,71

Tổng số lao động

722

100

(Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự – Công ty Cổ Phần Hòa Việt – Năm 2013)


36.71%

63.29%

Nam

Nữ

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giới tính lao động của công ty năm 2013

Nhận xét: Qua bảng 2.4, ta thấy, số lượng lao động nam chiếm 63,29% nhiều nhất trong lao động công ty hơn lao động nữ là 192 người. Điều này hoàn toàn phù hợp với công tác sản xuất, kinh doanh của công ty. Lao động nữ chiếm đa số trong các phòng ban: Kế toán – Tài Chính, Nhân sự, Kinh doanh, … Và trong công tác chế biến, đa phần chiếm lao động nam. Một phần, đặc thù ngành nghề sản xuất nguyên liệu thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới nên lao động nam luôn phụ trách những vị trí quan trọng trong công tác chế biến – cơ quan chủ lực của công ty. Điều này cho thấy công ty đã sự nghiên cứu kỹ đặc điểm tâm lý, quan điểm của từng giới, đặc điểm của công việc để có hướng tuyển dụng tốt nhất. Bên cạnh đó, các lao động nữ cũng được bố trí làm việc cùng các lao động nam nhằm tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, tích cực hơn.

2.1.5 Ngành nghề kinh doanh

2.1.5.1 Ngành nghề chung

- Trồng trọt, thu mua, chế biến, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá. Mua, bán thuốc lá.

- Kinh doanh xuất, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, vật tư nông nghiệp.

- Ngoài ra, công ty cũng đầu tư một số ngành như: chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ hải sản; kinh doanh hoạt động kho bãi, dịch vụ kho vận, kho ngoại quan; bất động sản,…

Tuy nhiên, trong bài báo cáo này chỉ phân tích và đề cập đến ngành nghề: trồng trọt, thu mua, chế biến và tiêu thụ đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá.

2.1.5.2 Đặc điểm sản phẩm nghiên cứu và quy trình công nghệ chế biến

CTCPHV với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là đầu tư và thu mua, chế biến và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá đã luôn luôn là đơn vị dẫn đầu của ngành sản xuất nguyên liệu thuốc lá trong cả nước về năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Về đặc điểm sản phẩm nghiên cứu, CTCPHV thực hiện các hình thức sau:

Trồng thuốc lá: công ty đầu tư vốn cho nông dân và kiểm soát qui trình canh tác, sau đó thu mua sản phẩm để cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu của các công ty thuốc điếu trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, công ty có các chi nhánh hoạt động trải dài từ các tỉnh miền Trung, Tây nguyên, miền Đông và các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thực hiện nhiệm vụ đầu tư gieo trồng, sơ chế và thu mua nguyên liệu thuốc lá các loại với tổng diện tích đầu tư hàng năm của công ty lên tới 4.000 ha.

Công tác chế biến: từ các nguyên liệu thuốc lá thu hoạch do trồng trọt và thu mua, CTCPHV sẽ thực hiện công đoạn chế biến qua các khâu sấy lá, tách cọng, đóng thùng bởi dây chuyền sản xuất hiện đại với năng suất thiết kế 24.000 tấn năm. Với công tác chế biến, công ty thực hiện theo hai hình thức:

- Chế biến từ nguyên liệu đầu vào do công ty tự trồng trọt, thu hoạch, thu mua.

- Chế biến gia công từ nguồn nguyên liệu của khách hàng gia công có sẵn.

Hiện nay, công ty đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá sẽ kinh doanh:

- Vàng sấy VIRGINIA thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.

- Nâu BURLEY thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.

- Nâu địa phương thô hoặc đã qua chế biến tách cọng và nguyên lá.

- Cọng thuốc lá qua chế biến.

Về công nghệ chế biến nguyên liệu thuốc lá, cụ thể với quy trình như sau:

Kế hoạch sản xuất của công ty là hàng tuần (từ thứ 2 đến thứ 7) do Phòng Kế Hoạch lập. Sau đó sẽ tiếp nhận nguyên liệu và triển khai sản xuất: khi XNCB nhận kế hoạch được xét duyệt, công thức phối trộn nguyên liệu và các chỉ tiêu kỹ thuật chế biến, XNCB lập phiếu yêu cầu nhận nguyên liệu và đưa nguyên liệu vào chế biến.

- Đối với sản phẩm lá thuốc chưa qua chế biến thì: sản phẩm khi thu hoạch sẽ được đóng kiện theo quy định, độ ẩm từ 13-15%. Chuyển giao về bộ phận kinh doanh.

- Đối với sản phẩm nguyên liệu thuốc lá qua chế biến tách cọng, tùy theo yêu cầu kỹ thuật mẫu thuốc lá đã xác định trước mà tiến hành phối trộn trên 10 bàn ở bộ phận Tipping. Tại đây lá thuốc sẽ cắt ra làm phần đầu lá, phần giữa lá có cọng nhỏ và đuôi lá có cọng lớn. Phần đầu lá và giữa lá sẽ qua các băng tải, rồi chuyển vào xilanh để làm ẩm đầu lá. Khi ra khỏi được chuyển qua băng tải lựa lá không đúng cấp loại và các tạp vật sẽ loại ra. Những lá mảnh lá lớn được tách ra từ hệ thống tách cọng sẽ được thu gom qua các sàng rung để loại những mảnh lá nhỏ, bụi, vụn, rồi đổ xuống băng tải, phối trộn với phần đầu lá. Sau đó sấy lại, ép kiện lại thành thùng thành phẩm.

2.1.6 Phân tích thị trường

2.1.6.1 Tổng quan về ngành thuốc lá và thị trường tiêu thụ thuốc lá

Ngành sản xuất thuốc lá là một ngành kết hợp giữa nông - công nghiệp, là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Có 2 giai đoạn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022