Phương Pháp Tổ Chức Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Giảng Viên


được mục đích chung, thống nhất. Vì vậy, các cá nhân phải biết tự điều chỉnh hành vi, thái độ của mình và biết điều chỉnh lẫn nhau để mọi người hòa hợp, tìm kiếm tiếng nói chung, thống nhất. Mặt khác, để làm việc hợp tác trong học thực hành có hiệu quả, mỗi cá nhân trước hết phải ý thức được trách nhiệm của mình, phải nhận thức được rằng mỗi cá nhân là một mắt xích quan trọng trong nhóm/tập thể tạo mối liên kết chặt chẽ với các thành viên khác để nhóm/tập thể vận hành tốt. Hơn nữa, mỗi cá nhân phải có thái độ làm việc nghiêm túc, phải có tinh thần tự giác, tích cực để đạt mục đích chung, vì công việc của nhóm cũng chính là công việc của cá nhân mình.

1.5.2. Các yếu tố từ nhà trường

1.5.2.1. Phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên

Dạy học theo tín chỉ nói chung, dạy học thực hành theo phương thức làm việc hợp tác trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng, GV vừa đóng vai trò là người chủ đạo vừa là tác nhân.

Với vai trò là người chủ đạo, GV là người thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học, có nghĩa là GV phải là người lập kế hoạch dạy học và tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức cho người học. Với vai trò là tác nhân, GV tác động từ bên ngoài với tư cách là người hợp tác và cộng tác: người dạy khêu gợi, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo nên môi trường cộng tác; người dạy đi cùng người học trong phương pháp học của người học và chỉ cho họ con đường phải theo suốt cả quá trình đi đến mục tiêu cần đạt của quá trình dạy học. Muốn vậy, GV hỗ trợ, hướng dẫn SV phương pháp học tập phù hợp yêu cầu của học tín chỉ. Bên cạnh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cần chú trọng rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả học thực hành. Giảng viên giúp sinh viên nắm được đề cương môn học, xác định nội dung, phương pháp, phương tiện để thực hiện nội dung học, giới thiệu các tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu, bồi dưỡng cho sinh viên các kiến thức về tự học, lập kế hoạch tự học, kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên (bài tập cá nhân, bài tập nhóm và các bài thi giữa kỳ, cuối kỳ). Qua đó hình thành kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên.


1.5.2.2. Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành (môi trường học tập, trang thiết bị, dụng cụ học tập)

Luca& Tarricone (2001) cho rằng: sự thành công của nhóm làm việc phụ thuộc vào môi trường mà các thành viên trong nhóm tạo ra, ở đó mỗi một thành viên đều có trách nhiệm, sự chủ động tham gia và góp phần vào sự thành công của nhóm. Các thành viên biết điều chỉnh một cách linh hoạt để phối hợp làm việc với nhau, cùng nhau tạo ra những sản phẩm chung, thông qua sự hợp tác và sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực [58].

Xưởng thực hành là nơi sinh viên luyện tập, rèn luyện KN, kỹ xảo nghề nghiệp. Nhà trường trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ học tập đầy đủ, hiện đại thì việc học tập diễn ra thuận lợi, các hình thức học tập được tổ chức phong phú, linh hoạt hơn và đạt kết quả rèn luyện cao hơn. Để tổ chức làm việc hợp tác trong học thực hành có hiệu quả, khi bố trí khu vực xưởng thực hành cần đảm bảo các yêu cầu sau: không gian học tập rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại; cơ sở vật chất trong xưởng thực hành đáp ứng các yêu cầu của luyện tập của môn học; trang thiết bị phục vụ học tập như máy chiếu, bảng phụ, mạng wifi để truy cập tài liệu học tập khi cần thiết; bàn ghế thuận lợi cho việc di chuyển; hệ thống chiếu sáng, quạt mát đảm bảo tốt cho sức khỏe của người học; dụng cụ chính và phụ, đồ đo, đồ gá, vật tư, máy móc cho sinh viên thực hành KN nghề phải đảm bảo đầy đủ, hiện đại; hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập nói chung, học tập hợp tác trong thực hành nói riêng. Phương tiện, điều kiện học tập càng hiện đại, thuận lợi thì việc tổ chức học tập hợp tác càng dễ thực hiện, KNHT của sinh viên trong học thực hành càng được nâng cao. Ngược lại, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn sẽ gây trở ngại cho việc hợp tác, làm việc cùng nhau dẫn đến kết quả rèn luyện KN này thấp.

1.5.2.3. Nội dung bài học thực hành

Hợp tác trong học tập luôn đòi hỏi sự tự giác, tích cực tham gia hỗ trợ của các thành viên trong nhóm, đòi hỏi sự nỗ lực trí tuệ của tập thể, kết quả học tập là công


sức của nhiều người. Do đó, khi tham gia làm việc chung cùng nhau trong học thực hành thì tính chất, mức độ bài tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc hợp tác. Vì vậy, để tổ chức làm việc hợp tác trong học thực hành có hiệu quả thì nội dung bài tập phải có độ khó nhất định, nội dung phải có tính mới, khoa học, hiện đại nhưng phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, KN của SV. Đặc biệt, khi được giao nhiệm vụ, SV nắm được đầy đủ, rõ ràng các yêu cầu bài tập mà nhóm mình được giao, từ đó, trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên để phân công công việc cho phù hợp với họ thì hiệu quả làm việc nhóm sẽ cao. Ngược lại, nếu không nắm rõ ràng đầy đủ yêu cầu bài tập, phân công thiếu hợp lý, thiếu tính linh hoạt, nội dung quá sức với các cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả làm việc chung.

1.5.2.4. Công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học thực hành cho sinh viên

Trong học tập nói chung, hợp tác trong học thực hành nói riêng, nếu sinh viên được bồi dưỡng các KN học tập một cách thường xuyên, có phương pháp thì hiệu quả học tập sẽ nâng cao.

Việc bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học thực hành cho sinh viên có ảnh hưởng lớn đến KN học tập và các KN xã hội khác. Nếu được quan tâm tổ chức bồi dưỡng thường xuyên sẽ phát triển các KN làm việc hợp tác nhóm.


Tiểu kết chương 1


Tổng quan tình hình nghiên cứu về KNHT trong học thực hành của SV SPKT cho thấy đã có các tác giả trên Thế giới và Việt Nam nghiên cứu về KNHT trong học tập, KNHT trong học thực hành. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung đến KNHT nói chung, chưa có công trình nghiên cứu về KNHT trong học thực hành dưới góc độ Tâm lí học một cách đầy đủ và hệ thống.

Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa các quan điểm của các tác giả đi trước về KNHT trong học tập, chúng tôi đã đưa ra hệ thống khái niệm tiền đề: Hợp tác, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hợp tác trong học tập, kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT…Từ đó hình thành khái niệm công cụ của đề tài là: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của các cá nhân vào việc gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học thực hành nhằm hoàn thành có kết quả học tập chung là lĩnh hội tri thức, hình thành KN, kỹ xảo nghề nghiệp trong điều kiện cụ thể.

KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT biểu hiện ở 3 kỹ năng thành phần là: Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác; Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác.

KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, diễn ra theo nhiều cơ chế khác nhau và biểu hiện rất đa dạng. Các yếu tố ảnh hưởng từ SV là: (1) Thái độ của SV về hợp tác trong học thực hành; (2) Động cơ thúc đẩy SV làm việc hợp tác; (3) Tính cách của SV khi tham gia làm việc hợp tác trong học thực; và các yếu tố ảnh hưởng từ nhà trường là: (1) Phương pháp tổ chức hợp tác trong học thực hành của giảng viên (GV); (2) Điều kiện tổ chức hợp tác trong học thực hành (môi trường học tập, trang thiết bị, dụng cụ học tập); (3) Nội dung bài học thực hành; (4) Công tác bồi dưỡng, rèn luyện KNHT trong học thực hành cho sinh viên.


CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường đại học SPKT Vinh, Trường đại học SPKT Hưng Yên và Trường đại học SPKT Nam Định là 3 trong 5 trường đại học SPKT trong cả nước, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trong đó, Trường đại học SP KT Vinh và Trường đại học SPKT Nam Định là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Trường đại học SPKT Hưng Yên là đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ba trường đại học SPKT này thuộc 2 bộ khác nhau nhưng đều có chức năng, nhiệm vụ chính giống nhau, đó là:

- Đào tạo nhân lực trình độ đại học, cao đẳng các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ và các ngành SPKT; dạy nghề các cấp trình độ có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp;

- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ giáo dục – đào tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

Đây là 3 trường có vai trò hết sức quan trọng trong đào tạo đội ngũ kỹ sư các ngành công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ, tay nghề cao cho khu vực Miền Bắc và Trung Bộ, đặc biệt là đào tạo SPKT. Trong thời gian quan, cùng với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, các trường ĐHSPKT này cũng không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nhờ đó, đội ngũ giảng viên dạy nghề, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật được các trường đào tạo trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các trường ĐHSPKT là đào tạo kỹ sư công nghệ trình độ đại học gắn với đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề. Những năm gần đây các trường đào tạo giảng viên dạy nghề thực hiện theo 2


mô hình là mô hình song song (kết hợp giữa đào tạo kiến thức chuyên môn, KN nghề với nghiệp vụ sư phạm trong suốt khóa học) và mô hình nối tiếp (đào tạo kiến thức chuyên môn và KN nghề trước sau đó sẽ đào tạo nghiệp vụ sư phạm). Tuy nhiên, việc tuyển sinh hệ SPKT gặp nhiều khó khăn nên các trường thường tổ chức thành 2 giai đoạn: năm đầu sinh viên đăng ký học chuyên ngành kỹ thuật, năm thứ 2 trường tuyển sinh và đào tạo song song giữa kiến thức chuyên môn, KN nghề với nghiệp vụ sư phạm cho đến khi kết thúc khóa đào tạo đối với sinh viên có nguyện vọng học sư phạm dạy nghề.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

2.1.2.1. Đối với khách thể là sinh viên

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 452 SV năm thứ 2 và năm thứ 3 các ngành sư phạm Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ ô tô thuộc 3 trường đại học SPKT Hưng Yên, đại học SPKT Nam Định và đại học SPKT Vinh. Cụ thể được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1: Mẫu khách thể nghiên cứu là sinh viên


TT

Các tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ %


1


Địa bàn

Đại học SPKT Vinh

154

34,1

Đại học SPKT Hưng Yên

171

37,8

Đại học SPKT Nam Định

127

28,1


2


Năm thứ

Hai

292

64,4

Ba

160

35,6


3


Ngành học

SPKT Công nghệ thông tin

95

21

SPKT Điện, điện tử

94

20,8

SPKT Công nghệ ô tô

155

34,3

SPKT Công nghệ chế tạo máy

108

23,9


4


Học lực

Xuất sắc

47

10,4

Giỏi

49

10,8

Khá

352

77,9

Trung bình

3

0,7

Yếu

1

0,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 10


Như vậy có thể thấy, chúng tôi lựa chọn khảo sát khá cân đối giữa các nhóm sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 của ba trường Đại học SPKT. Các sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên, kết quả học tập không đồng đều nhau, từ mức yếu đến xuất sắc, trong đó nhóm sinh viên đạt học lực loại khá chiếm 77,8% và nhóm sinh viên giỏi chiếm 10,9%.

2.1.2.2. Đối với khách thể là giảng viên

Để đánh giá KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT, mỗi trường chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên để mời 158 GV tham gia đánh giá. Họ khác nhau về địa bàn, trình độ và thâm niên công tác. Tuy nhiên, điểm chung là các giảng viên này đều là nam giới (85,4%, do đặc thù giảng viên dạy nghề nên số lượng nam giới chiếm số đông), họ đã tổ chức dạy học hợp tác trong học thực hành ở chính các nhóm sinh viên tham gia với tư cách là khách thể của đề tài. Số lượng GV tham gia đề tài được phân bố cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Mẫu khách thể nghiên cứu là giảng viên


TT

Các tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ %


1


Địa bàn

ĐHSPKT Vinh

52

32,9

ĐHSPKT Hưng Yên

51

32,2

ĐHSPKT Nam Định

55

34,9


2


Năm công tác

Dưới 10 năm

69

43,7

Trên 10 năm

89

56,3


3


Trình độ

Tiến sỹ

35

22,1

Thạc sỹ

92

58,2

Cử nhân

31

19,7

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận

2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu

Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xác định khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận để nghiên cứu thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm về KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.


2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về KNHT trong học tập và KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.

- Xây dựng các khái niệm công cụ: kỹ năng, hợp tác, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hợp tác trong học tập, kỹ năng hợp tác trong học thực hành. Xây dựng khung lý thuyết, xác định nội dung nghiên cứu. Lấy ý kiến chuyên gia về những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

- Xác định các biểu hiện của KNHT trong học thực hành thông qua 3 nhóm KN thành phần: (1) KN lập kế hoạch hợp tác; (2) KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác; (3) KN đánh giá hiệu quả hợp tác.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá, thiết kế thang đo KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn để khảo sát thực trạng về vấn đề nghiên cứu.

- Xác định các yếu tố từ sinh viên và từ nhà trường tác động đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Sưu tầm, phân tích các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước; lấy ý kiến chuyên gia.

2.2.2. Giai đoạn thiết kế công cụ điều tra, khảo sát thử

2.2.2.1. Thiết kế công cụ điều tra

* Mục đích: Xây dựng bộ công cụ điều tra để khảo sát thử và chỉnh sửa cho phù hợp.

* Nội dung: Xây dựng nội dung sơ bộ cho bảng hỏi, bảng quan sát; phiếu phỏng vấn sâu và các bài tập tình huống

* Cách thức thực hiện:

Dựa trên cơ sở góp ý của các nhà khoa học và từ khung lý thuyết của luận án, xác định các chỉ báo từ các tiêu chí của nội dung nghiên cứu về KNHT trong học thực hành của SV ĐHSPKT, chúng tôi thiết kế bảng hỏi, phiếu phỏng vấn, phiếu quan sát và bài tập tình huống, trong thời gian từ tháng 7/ 2016 – 11/ 2016.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023